Thứ hai, 18/11/2024
   

Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện

Sự tham gia của các Fintech mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho bản thân họ mà cho cả ngân hàng, người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mức độ tiếp cận tốt hơn, mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Sự tham gia của các Fintech mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho bản thân họ mà cho cả ngân hàng, người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mức độ tiếp cận tốt hơn, mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng.

Fintech can duoc coi la canh tay noi dai 1

Những năm gần đây, thị trường Fintech tại Việt Nam đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ. Số lượng công ty Fintech đã tăng lên từ 39 công ty năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021. Sự phát triển vượt bậc này có "bóng dáng" của các ngân hàng với sự kết hợp thế mạnh của hai bên: công nghệ, sự nhạy bén, linh hoạt của fintech với uy tín, nền tảng khách hàng, mạng lưới rộng khắp của ngân hàng. Mối "lương duyên" này mang đến lợi ích không chỉ cho ngân hàng, các công ty fintech mà bên hưởng lợi nhiều nhất chính là khách hàng, rộng hơn là cả nền kinh tế.

Từ đối thủ thành đối tác

Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, trong những năm gần đây, ngân hàng số rất cởi mở trong việc liên kết với các fintech và doanh nghiệp kết nối nhằm mở rộng kênh phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh toán như: thanh toán vé máy bay, hóa đơn thương mại điện tử, đặt vé tàu hỏa, vé xe, thanh toán viện phí, học phí, dịch vụ công…

Sự tham gia của các Fintech mở ra nhiều cơ hội không chỉ cho bản thân họ mà cho cả ngân hàng, người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy mục tiêu tài chính toàn diện thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, mức độ tiếp cận tốt hơn, mang đến nhiều tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng. Một trong những sản phẩm thể hiện rõ nhất mục tiêu tài chính toàn diện các ví điện tử phát triển sản phẩm Ví trả sau liên kết với ngân hàng làm cầu nối cho vay.

Ông Nguyễn Bá Diệp, đồng sáng lập ví MoMo cho biết, sản phẩm tiêu dùng trước trả nợ sau, fintech này hợp tác với TPBank đã đáp ứng vốn vay phục vụ đời sống cho hàng triệu người tiêu dùng. Trong đó, 60% số tiền giải ngân dùng để thanh toán các chi phí thiết yếu như điện, nước; 30% thanh toán cho nhu cầu ăn uống hàng ngày. Đặc biệt, gần 70% người dùng ví trả sau không có lịch sử tín dụng trên CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia), đáp ứng vốn cho hàng trăm ngàn người là sinh viên, lao động phổ thông, người kinh doanh tự do, hộ gia đình có thu nhập không ổn định, họ không thể tiếp cận những kênh hỗ trợ vốn vay truyền thống trước đó. The Asian Banker - nhà cung cấp các thông tin tư vấn, đầu năm 2023 đánh giá ví điện tử MoMo là nền tảng kết nối rộng khắp với các tổ chức tài chính, ngân hàng, đối tác bán lẻ, mang đến cho người dùng các sản phẩm dịch vụ tài chính ưu việt.

Ngoài sản phẩm Ví trả sau, các fintech hợp tác với ngân hàng và doanh nghiệp còn mở ra nhiều sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng như: thanh toán khoản vay, gửi tiết kiệm online, tiệm vàng online, chứng chỉ quỹ, nhận tiền quốc tế… Sự hợp tác giúp các ngân hàng và tổ chức tài chính tiết kiệm chi phí tiếp cận khách hàng, rút ngắn quy trình và thời gian trong định danh khách hàng nhờ ứng dụng công nghệ, gia tăng trải nghiệm của người dùng cuối.

Một nghiên cứu của Western Union cho thấy, có đến 81% người dùng Việt Nam mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ chuyển nhận tiền quốc tế tích hợp với nhau, đưa các dịch vụ lên một ứng dụng thanh toán nhằm tạo tiện ích cho khách hàng và thực tế cho thấy sự tham gia của các fintech làm đa dạng kênh chuyển, nhận tiền xuyên biên giới trên môi trường số, bên cạnh các kênh truyền thống là các công ty kiều hối… Việc này góp phần tăng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua kênh chính thức, giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. Theo Báo cáo di trú và phát triển Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) cho hay, trong năm 2022, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia nhận tiền từ nước ngoài nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thuộc top 10 quốc gia trên thế giới về nhận tiền từ nước ngoài, đạt gần 19 tỷ USD.

Fintech không chỉ có chuyển tiền

Từ tháng 3/2022, nhiệm vụ phát triển kinh tế số được đặt ở mức ưu tiên cao trong chiến lược phát triển quốc gia. Việt Nam là quốc gia với gần 100 triệu dân đang ở trong thời kỳ dân số vàng, có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế số. Đây là cơ hội cho các fintech tham gia nhiều lĩnh vực, như: dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu chi hộ, cho vay ngang hàng, chuỗi khối (blockchain)… Các công ty fintech hiện nay không chỉ đơn thuần là một trung gian thanh toán, họ đã vươn lên trở thành nhà cung cấp các giải pháp công nghệ quản lý kinh doanh cho các DNNVV và doanh nghiệp siêu nhỏ tiết kiệm chi phí và tổ chức bán hàng liền mạch với thanh toán không dùng tiền mặt.

Một báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam do iPOS.vn cho biết, năm 2022 trong ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) có đến 99% đơn vị kinh doanh gặp khó khăn về vận hành. Trong đó, gần 50% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý thu, chi và thất thoát nguyên vật liệu, 37,3% doanh nghiệp gặp khó khăn khi làm marketing - truyền thông. Từ thực tế này đã “đặt hàng” các fintech tạo ra những sản phẩm kết nối giữa người bán và người mua hàng, tích hợp các giải pháp marketing đến người tiêu dùng và thanh toán điện tử.

Ông Trương Văn Phước - thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, ví điện tử đang là xu hướng, hơn nữa sản phẩm mới bao giờ cũng được xã hội hoan nghênh. Về phía cơ quan quản lý cũng “cân đo đong đếm” lợi ích cho nền kinh tế khi thị trường có thêm những sản phẩm, dịch vụ hiệu quả và chi phí thấp trong quản lý. Chính phủ đã và đang khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Tuy nhiên, theo ông Phước ví điện tử thu hút một lượng lớn người bán hàng và thanh toán trên ứng dụng, đến một ngưỡng nào đó sẽ trở thành một trung tâm kinh doanh hàng hóa dịch vụ quy mô trên nền tảng số. Đây là điều mà các nhà làm chính sách cũng cần tính đến.

Theo quy định hiện hành, ví điện tử hoạt động trên nguyên tắc tài khoản 1:1 - đảm bảo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa trung gian thanh toán với ngân hàng. Theo Vụ Thanh toán (NHNN), quan điểm chính sách trong phát triển fintech là khuyến khích mở rộng hệ sinh thái, kết nối người dùng tạo không gian chung, tiết giảm chi phí hướng đến phổ cập tài chính toàn diện.

Hiện nay thị trường có khoảng 38 sản phẩm ví điện tử, mỗi sản phẩm có nhóm phân khúc khách hàng riêng. Tuy nhiên, giới tài chính đánh giá ví điện tử có số lượng và giá trị giao dịch lớn chỉ khoảng 4-5 sản phẩm. Riêng MoMo, ZaloPay đang chiếm 70% thị phần thanh toán của các công ty fintech. Các ví điện tử có nhiều người dùng đến nay chủ yếu phát triển ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội… trong đó người dùng trẻ sử dụng nhiều nhất. Bên cạnh ví điện tử của các nhà mạng viễn thông như ViettelPay, VNPTPay… hiện đang chuyển hướng phát triển Mobile Money với phân khúc khách hàng nhắm vào khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Môi trường đầu tư và kinh doanh ví điện tử của Việt Nam được giới công nghệ đánh giá là khá cởi mở so với các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên đến nay các đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán vẫn không thống nhất mã QR, hoạt động kinh doanh và quản lý phải đối chiếu rất phức tạp. Nếu không liên thông mã QR sẽ không thể phát triển mở rộng thanh toán điện tử, và ảnh hưởng tới chi phí và sự bất tiện cho người dùng. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm ví điện tử muốn liên kết với ngân hàng và doanh nghiệp, đơn vị sở hữu ví phải chứng minh được khả năng tạo dòng tiền và tăng doanh số cho đơn vị bán hàng. Điều kiện này cũng là một khó khăn đối với các fintech.

Ông Varun Mittal, Giám đốc phụ trách tư vấn dịch vụ Fintech của Công ty E&Y khu vực Đông Nam Á, chia sẻ, Indonesia đã chuẩn hóa mã QR và có cổng thanh toán chung, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào hệ thống thanh toán và phối hợp với các doanh nghiệp nội địa tạo ra một hệ sinh thái mở rộng. Singapore lại áp dụng cơ chế xác thực dựa trên rủi ro để đảm bảo mọi người có một chuẩn chung, tuân thủ các quy định của Chính phủ. Từ đó tạo điều kiện cho các fintech cấp vốn tín dụng với giá trị lớn để các doanh nghiệp dễ dàng vay vốn với giá trị lớn.

Theo thoibaonganhang.vn

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay