Thứ ba, 05/11/2024
   

Chuyên gia dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam nằm trong khoảng 3% đến 4%

Ngày 4/1/2023, tại Hà Nội, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính tổ chức hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023", TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Bộ Tài chính) nhận định, lạm phát trung bình năm 2023 được dự báo sẽ nằm trong khoảng

Ngày 4/1/2023, tại Hà Nội, Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính tổ chức hội thảo "Diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2022 và dự báo 2023", TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế tài chính (Bộ Tài chính) nhận định, lạm phát trung bình năm 2023 được dự báo sẽ nằm trong khoảng 3% đến 4%.

Chuyen gia du bao lam phat nam 2023

Quang cảnh hội thảo

Theo TS Độ cơ sở của nhận đinh này là Ngân hàng Nhà nước đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng trong nửa sau năm 2022. Đồng thời, áp lực về tỷ giá đã giảm đáng kể từ cuối năm 2022 không chỉ ở thế giới mà còn ở cả Việt Nam.

Lý giải về chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra. TS. Nguyễn Đức Độ cho biết, nền kinh tế Việt Nam chưa phục hồi hoàn toàn. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2022 đạt mức 8,02% nhưng tính trung bình giai đoạn 2020-2022 chỉ ở mức 4,52%, tức thấp hơn nhiều so với mức tiềm năng khoảng 6-6,5%.

"Điều này có nghĩa là nền kinh tế Việt Nam hiện nay còn nhiều công suất dư thừa. Do vậy, các doanh nghiệp không thể tăng giá mạnh, khi cung hàng hoá vẫn khá dồi dào. Đây là yếu tố kiềm chế giá cả của một số mặt hàng như lương thực, thực phẩm cũng như hàng tiêu dùng thiết yếu", ông Độ nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, mặt bằng giá cả năm 2022 chịu tác động tiêu cực từ xu hướng giá xăng dầu, giá nguyên vật liệu trên thế giới tăng cao nhưng Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát lạm phát nhập khẩu, bao gồm: ổn định tỷ giá USD/VND (chính sách tiền tệ) và giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu (chính sách tài khóa).

Cụ thể, từ ngày 11/7/2022, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng và nhiên liệu bay chỉ còn 1.000 đồng/lít, đối với dầu diesel chỉ còn 500 đồng/lít và chỉ còn 300 đồng/lít đối với dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ giá USD/VND cũng được kiểm soát với mức mất giá khoảng 2,2%, thấp hơn nhiều so với các đồng tiền khác trên thế giới và trong khu vực.

Ngoài ra, lạm phát tại Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước là do Chính phủ đã thực hiện kiểm soát giá một số mặt hàng như dịch vụ y tế giáo dục và điển hình là giá điện.

"Việc tập trung vào các yếu tố chi phí đẩy chính là điểm khác biệt dẫn đến thành công của chính sách kiểm soát lạm phát tại Việt Nam so với nhiều nước khác trên thế giới trong năm 2022", ông Độ cho biết thêm.

Một điểm khác biệt nữa là lạm phát tại các nước phát triển như Mỹ trên thực tế đã bắt đầu tăng tốc từ đầu năm 2021 khi các biện pháp giãn cách xã hội được gỡ bỏ và nền kinh tế phục hồi mạnh trở lại. Trong khi đó, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 cùng các biện pháp giãn cách xã hội khiến kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm và lạm phát cũng ở mức thấp. Cụ thể, lạm phát so với cùng kỳ vào tháng 12/2021 tại Việt Nam chỉ ở mức 1,81% còn tại Mỹ đã là 7,1%.

TS. Nguyễn Bá Minh cho rằng, CPI trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022 có biến động không nhiều và có xu hướng đi ngang. Theo ông Minh, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đạt được trong năm 2022 là một điều kiện để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Các yếu tố khác như giá nguyên liệu thế giới không biến động, việc Trung Quốc mở cửa sau zero-Covid là nhân tố ổn định chuỗi cung ứng, cung cầu nông sản không căng thẳng như là những nhân tố hàng đầu giúp giảm áp lực lạm phát.

Dự báo về thị trường - giá cả năm 2023, chuyên gia Lê Quốc Phương nhận định, triển vọng ảm đạm của kinh tế thế giới 2023 sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam. Tuy độ mở kinh tế lớn và đã hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu nhưng Việt Nam vẫn đặt ra các mục tiêu phát triển khá cao, với 2 chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng GDP 6,5% và và CPI bình quân dưới 4,5%.

Ông Lê Quốc Phương dự báo, các chỉ tiêu sẽ có khả năng đạt mức cơ sở nhờ các chính sách phục hồi kinh tế phù hợp, các biện pháp quyết liệt của chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện tương đối ổn định, lạm phát thấp dưới 4% trong 7 năm qua (2015-2022), tạo tiền đề duy trì CPI dưới 4,5% năm 2023. Năm 2022 cũng đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng GDP trên 8%, tạo tiền đề duy trì mức phục hồi 6,5% vào năm 2023.

TS. Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính đã đưa ra một số giải pháp cần thực hiện như tiếp tục ổn định giá trị VND, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. Ông Thịnh cho rằng, kinh tế Việt Nam đã bắt đầu thích ứng với trạng thái chung sống với đại dịch Covid-19. Vì vậy, cần phải rà soát, hoàn thiện pháp luật về giá, đẩy nhanh việc hoàn chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở xác định giá hàng hoá, dịch vụ.

Các chuyên gia cũng cho rằng, việc Bộ Công Thương thường xuyên tổ chức gặp gỡ với các thương vụ và thực hiện kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, mở rộng thị trường, qua đó, giúp giảm bớt áp lực lạm phát. Đây là điều cần tiếp tục được thúc đẩy trong năm 2023.

Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến nghị điều quan trọng là không chủ quan lơ là với bóng ma lạm phát. Ở đây có vai trò rất quan trọng của các cơ quan nhà nước. Năm 2023 lương cơ bản tăng, thời điểm phải chấp nhận tăng giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (giá điện, y tế, giáo dục…); thu ngân sách sẽ gặp khó khăn do doanh nghiệp còn gặp khó… là những yếu tố cần tính toán trong điều hành chính sách.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay