Thứ bảy, 29/06/2024
   

Cần giải pháp tổng thể để tăng cầu của nền kinh tế

Chiều 3/6, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 14% đến 15% và cũng đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng trưởng trong năm, trong 5 tháng đầu năm, tín dụng đạt 12,3 triệu tỷ đồng, tức

Chiều 3/6, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay từ 14% đến 15% và cũng đã phân bổ phù hợp cho từng tổ chức tín dụng có kế hoạch tăng trưởng trong năm, trong 5 tháng đầu năm, tín dụng đạt 12,3 triệu tỷ đồng, tức tăng 3,17% so với cuối năm 2022, rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu.

Can giai phap tong the de tang cau cua nen kinh te

Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà tại Họp báo (ảnh SBV)

Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng thì tăng trưởng mới được khoảng 35% so với mức ngân hàng nhà nước đã giao. Nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần tăng khoảng 50% mức được giao. Như vậy cả 2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm.

“Nhìn lại năm 2022, thời điểm này năm ngoái tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của ngân hàng nhà nước không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14% đến 15% mà tín dụng tăng thấp như thế, rõ ràng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu, yếu hơn đáng kể so với năm ngoái” - Phó Thống đốc nhận định.

Theo Phó Thống đốc, có 3 nguyên nhân chính như: (1) Các doanh nghiệp sản xuất, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do thiếu đơn hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút; (2) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng (3) Liên quan đến tín dụng bất động sản, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, trong đó có khó khăn về pháp lý, ít có dự án mới triển khai, do vậy nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút.

Trước thực trạng trên, Phó Thống đốc cũng đã nêu ra 02 nhóm giải pháp như: (1) Đối với ngành ngân hàng, ngân hàng nhà nước tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng, các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Sau rất nhiều động thái điều hành của ngân hàng nhà nước từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất cũng đã giảm, số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022). “Với số liệu như thế này, chúng tôi tin tưởng rằng mặt bằng lãi suất đang giảm và cũng sẽ giảm trong thời gian tới” - Phó Thống đốc nói.

Trong đó, đối với khoản dư nợ hiện hữu, do khách hàng gặp khó khăn trong trả nợ cho nên ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức triển khai quyết liệt chính sách này để hỗ trợ cho các dư nợ đã có đối với doanh nghiệp” - Phó Thống đốc chia sẻ.

Đồng thời, ngân hàng nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay đối với các khách hàng đủ điều kiện. “Rõ ràng, hệ thống ngân hàng huy động vốn để cho vay, cho nên những khách hàng đủ điều kiện chắc chắn sẽ tiếp cận được vốn tín dụng” - ông nói thêm.

(2) Nhóm giải pháp ngoài ngành ngân hàng, Phó Thống đốc nhấn mạnh đến giải pháp tổng thể tăng cầu của nền kinh tế là rất quan trọng. Do vậy, các bộ ngành cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, xúc tiến, tìm kiếm, phát triển, tháo gỡ khó khăn về thị trường tiêu thụ, thị trường bất động sản, qua đó tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng như nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.

Theo SBV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay