Thứ bảy, 05/10/2024
   

Các tổ chức tín dụng chật vật thu hồi nợ vay tiêu dùng

Nợ xấu cho vay tiêu dùng tăng cao nhưng việc xử lý, thu hồi nợ lại gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, vấn đề khó thu hồi nợ vay tiêu dùng là tình trạng chung mà các Tổ chức tín dụng (TCTD) gặp phải.

Bùng nợ ngày càng nhiều

Ở góc độ các công ty tài chính, họ cũng rất đau đầu vì tình trạng nợ xấu tăng cao nhưng đòi không dễ, chưa kể tình trạng bùng nợ, xù nợ... ngày càng nhiều. Thống kê sơ bộ, nợ xấu cho vay tiêu dùng tại các công ty tài chính tính đến ngày 30-9 đã tăng hơn 10%, là tỉ lệ rất cao, cá biệt có công ty lên tới 20%.

Theo số liệu được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) công bố mới đây, cho vay tiêu dùng của 16 công ty tài chính tính đến ngày 30-9 giảm gần 68.000 tỉ đồng so với cuối năm ngoái, trong khi nợ xấu lại nhảy vọt.

Tài chính tiêu dùng được cho là giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, góp phần hữu hiệu ngăn chặn tình trạng tín dụng đen. Nhưng từ đầu năm đến nay, tăng trưởng tín dụng tiêu dùng, nhất là phân khúc của các công ty tài chính, sụt giảm rất mạnh. Nguyên nhân được các công ty tài chính nêu ra là "cho vay nhưng không thu hồi nợ được, thậm chí là bị xù nợ".

vay tiêu dùng
Cả công ty tài chính và các ngân hàng đều đang rất khó khăn trong thu hồi nợ vay tiêu dùng. Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng tăng cao ngoài những yếu tố khách quan còn do khách hàng cố tình không trả nợ.

Người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau "bùng nợ" tràn lan trên mạng xã hội nhưng chưa có chế tài xử lý.

"Hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng, của tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Có công ty phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng để tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh" - ông Hùng lo ngại.

Ông Marcin Figlus, Giám đốc Khối Quản trị rủi ro Công ty Tài chính FE Credit, nêu một thực trạng là các công ty tài chính tiêu dùng được cấp phép đang đối mặt với "hoạt động bùng nợ có tổ chức" hoặc một bộ phận khách hàng cố tình đánh đồng hoạt động thu hồi nợ chính đáng của các công ty được cấp phép là phạm pháp để tẩy chay và chây ì trả nợ.

Thậm chí, có tình trạng khách hàng cản trở hoạt động thu hồi nợ bằng các hành vi đe dọa, khủng bố ngược tinh thần nhân viên thu hồi nợ. Tình trạng này đặc biệt trở nên nghiêm trọng trong 2 năm qua.

Lãnh đạo của FE Credit dẫn chứng nếu năm 2019 và 2020, công ty chỉ ghi nhận có 2 trường hợp nhân viên thu hồi nợ bị hành hung thì năm 2022 và 2023 có tới 24 vụ việc được ghi nhận.

"Với tỉ lệ khách hàng "vay mà không trả" gia tăng nhanh chóng, chế tài xử phạt chưa có và hoạt động khởi kiện gặp khó với các khoản vay giá trị thấp, các công ty tài chính tiêu dùng, bao gồm cả FE Credit, bắt buộc phải trích lập dự phòng theo tình hình nợ xấu tăng cao" - ông Marcin Figlus nói.

Sòng phẳng cả cho vay, trả nợ

Không chỉ công ty tài chính mà ngân hàng (NH) thương mại cho vay tiêu dùng cũng "đau đầu" trong xử lý, thu hồi nợ. Tại một sự kiện mới đây, đại diện NH TMCP Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) nêu thực trạng một số khách hàng vay tiêu dùng dù mức dư nợ không lớn nhưng khi một khoản vay phát sinh nợ xấu cũng ảnh hưởng đến phân loại nợ theo chính sách của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Một số khách hàng vay vốn cố tình chây ì không trả nợ đúng hạn, không hợp tác bàn giao tài sản để NH xử lý theo thỏa thuận, buộc Agribank phải thông qua cơ quan tòa án để xét xử theo quy định của pháp luật nhưng thời gian xử lý thu hồi nợ lại kéo dài.

Tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), dư nợ cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm khoảng 30.000 tỉ đồng, chiếm gần 8% tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân. Tỉ lệ nợ xấu phân khúc này khoảng 1%, tăng nhẹ so với cuối năm ngoái là 0,91%.

Tỉ lệ không lớn nhưng số lượng khoản vay lên đến hàng ngàn khiến công tác thu hồi gặp nhiều khó khăn và mất nhiều nguồn nhân lực để thực hiện.

Theo các chuyên gia, để thị trường cho vay tiêu dùng phát triển lành mạnh, quan trọng nhất là phải phổ cập tài chính cho người dân, hạn chế tín dụng đen, sự sòng phẳng của người cho vay và người trả nợ. Ngoài ra, cần tháo gỡ những bất cập trong khâu thu hồi nợ.

Phó Thống đốc Thường trực NH Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh làm sao để giảm bớt loại hình kinh doanh bất hợp pháp đang nở rộ, lấn át công ty tài chính chính thức. Đây là vấn đề mà NH Nhà nước rất quan tâm, mục tiêu là để duy trì được sự tăng trưởng của tổ chức tín dụng, ngăn chặn tín dụng đen, củng cố và nâng cao niềm tin của thị trường.

Đã nộp đơn khởi kiện

FE Credit cho biết đã nộp đơn khởi kiện hàng ngàn khách hàng ra Trung tâm Trọng tài và tòa án trong năm 2022 và 2023. Tuy nhiên, số khách hàng bị khởi kiện chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong số những người không thực hiện cam kết trả nợ. Và khoảng một nửa trong số đó là đã khởi kiện thành công. Nguyên nhân do thời gian xử và ra phán quyết với một vụ kiện như vậy rất lâu, có thể kéo dài tới 12 tháng.

  • DongA Bank tuyển dụng nhân sự dịp cuối năm

    DongA Bank tuyển dụng nhân sự dịp cuối năm

    Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) tuyển dụng các vị trí nhân sự mới dịp cuối năm với mức lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến rõ ràng.

  • Tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng cao kỷ lục đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng

    Tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng cao kỷ lục đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng

    Ngân hàng nhà nước(NHNN) vừa công bố tính đến cuối tháng 7/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng, tăng 4,68% so với cuối năm 2023. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

  • HDBank được vinh danh 'Ngân hàng xanh của năm'

    HDBank được vinh danh 'Ngân hàng xanh của năm'

    HDBank nhận giải "Ngân hàng xanh của năm" tại Better Choice Awards 2024 nhờ tiên phong đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, ngày 2/10.

  • Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27

    Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27

    Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27 là một trong những sự kiện tài chính lớn và có uy tín tại Châu Âu, diễn ra hàng năm vào tháng 11 tại Frankfurt, CHLB Đức.

  • Bac A Bank tuyển dụng các vị trí mới

    Bac A Bank tuyển dụng các vị trí mới

    Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự mới dịp cuối năm với mức lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động.

  • Eximbank tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền Tổng Giám đốc

    Eximbank tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền Tổng Giám đốc

    Ngày 30/9/2024, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã có văn bản số 8634/2024/EIB-TGĐ thông báo quyết định tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ vị trí quyền Tổng Giám đốc, với thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ 3/10/2024.

  • DIV tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi"

    DIV tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi"

    Từ 07/10/2024 đến hết ngày 02/11/2024, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) sẽ chính thức tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi", nhân dịp hướng tới Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (09/11/1999 - 09/11/2024).

  • 5 cách nhận biết tiền thật, tiền giả

    5 cách nhận biết tiền thật, tiền giả

    Theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP ngày 8/12/2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, tiền giả là được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.

  • BIDV tuyển dụng nhiều vị trí mới

    BIDV tuyển dụng nhiều vị trí mới

    BIDV tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự mới với chế độ lương thưởng hấp dẫn, cơ chế làm việc cạnh tranh, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

  • [Infographic] Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Những điểm mới nổi bật

    [Infographic] Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Những điểm mới nổi bật

    Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Với 15 chương, 210 điều Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập, tạo nên một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch và an toàn hơn.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay