Thứ tư, 13/11/2024
   

Bức thiết nhu cầu tăng vốn của 4 “ông lớn” ngân hàng quốc doanh

Các ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) mong muốn sớm được phê duyệt, triển khai phương án tăng vốn ngay đầu năm 2023.Vốn mỏng, hệ số an toàn vốn bị đe

Các ngân hàng quốc doanh (Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) mong muốn sớm được phê duyệt, triển khai phương án tăng vốn ngay đầu năm 2023.Vốn mỏng, hệ số an toàn vốn bị đe dọa

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến cuối tháng 7/2022, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại nhà nước gồm Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV đạt 180,3 nghìn tỷ đồng; tổng tài sản đạt 7.060,3 nghìn tỷ đồng; huy động vốn thị trường 1 đạt 5.618,2 nghìn đồng; dư nợ cho vay thị trường 1 đạt 5.151,4 nghìn tỷ đồng.

Trong thời gian qua, NHNN này đã chỉ đạo 4 ngân hàng thương mại nhà nước triển khai các phương án bổ sung vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính. Trong đó, Agribank đã được Bộ Tài chính cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ.

VietinBank đã chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thêm 10.824 tỷ đồng sau khi được Thủ tướng phê duyệt phương án. Vietcombank cũng được Thủ tướng phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ phần lợi nhuận còn lại năm 2019 với tổng vốn điều lệ tăng thêm là 10.237 tỷ đồng.

BIDV được Thủ tướng phê duyệt phương án đầu tư bổ sung vốn nhà nước thông qua chi trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020, tổng số vốn điều lệ tăng thêm là 10.365 tỷ đồng.

Dù vốn điều lệ của 4 ngân hàng đã được bổ sung, nhưng việc tăng vốn của các ngân hàng thương mại nhà nước chậm hơn rất nhiều so với khối ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này ảnh hưởng đến vai trò dẫn dắt thị trường, vai trò chủ lực, chủ đạo của toàn hệ thống.

buc thiet nhu cau tang von cua 4 ong lon ngan hang quoc doanh2

Các ngân hàng quốc doanh có tốc độ tăng vốn chậm hơn nhiều so với nhóm ngân hàng cổ phần

Theo thống kê, tính đến tháng 10/2022, Hệ số CAR của các ngân hàng quốc doanh nước ta chỉ đạt 9,04%. Mức này đang rất thấp so với các nước trong khu vực, như Philippines (16,29%), Singapore (17,2%), Malaysia (18,3%), Thái Lan (19,3%), Indonesia (23,3%).

Hơn nữa, nhiều nước trong khu vực đã thực hiện Basel III, hoặc một phần Basel III, trong khi Việt Nam mới thực hiện Basel II. Nếu tình trạng mỏng vốn này kéo dài, khối ngân hàng Big 4 khó có bệ đỡ thanh khoản để có thể hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều rủi ro như hiện nay.

Ngân hàng muốn được tăng vốn ngay từ đầu năm

Theo lãnh đạo Agribank, năm 2022, huy động vốn nhà băng này đạt gần 1,68 triệu tỷ đồng, tín dụng đạt 1,45 triệu tỷ đồng, với 65% dư nợ phục vụ cho “tam nông”.

Dù đóng vai trò là một công cụ thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, góp phần ổn định thị trường tiền tệ, song lãnh đạo Agribank cho biết ngân hàng này đang đứng trước nhiều khó khăn về hệ số an toàn vốn nếu không được tăng vốn điều lệ.

Theo ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank, do vốn điều lệ thấp, nên theo quy định, với quy mô tín dụng hiện tại, Agribank không còn đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) để tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Agribank chỉ ở mức thấp so với bình quân chung toàn hệ thống.

Do đó, Chủ tịch Agribank cho rằng, cấp vốn điều lệ cho Agribank là việc rất cấp thiết, bởi chỉ khi đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu cho tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm 2023, Agribank mới có nguồn lực để phục vụ nhu cầu vốn của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tam nông.

“Chính phủ cần triển khai việc tạm ứng cấp vốn điều lệ cho Agribank 6.753 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua”, ông Phạm Đức Ấn kiến nghị.

Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh đã cổ phần hóa, việc tăng vốn dù dễ dàng hơn Agribank song vẫn rất chậm.

Ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đề nghị, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục ưu tiên tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước trong bối cảnh quy mô vốn điều lệ, CAR của các ngân hàng này còn rất khiêm tốn so với nhu cầu phát triển cũng như chuẩn mực quốc tế.

“Vietcombank rất mong sớm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho phép tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận còn lại của các năm 2019 và 2020 sau khi trích lập các quỹ. Nội dung này đã được Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ” – ông Phạm Quang Dũng kiến nghị.

Trong năm 2023, Vietcombank dự kiến xin ý kiến NHNN để trình Đại hội đồng cổ đông tiếp tục tăng vốn điều lệ sử dụng toàn bộ lợi nhuận tích lũy còn lại của năm 2021 và các năm trước (nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ, NHNN và Bộ Tài chính đồng ý về chủ trương).

Nguồn: anninhthudo

https://www.anninhthudo.vn/buc-thiet-nhu-cau-tang-von-cua-4-ong-lon-ngan-hang-quoc-doanh-post527609.antd

  • Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

  • CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    TPBank có quy mô chi nhánh của một ngân hàng tầm trung nhưng số lượng khách hàng cá nhân tương đương với một nhà băng top đầu. Đó là kết quả của một chiến lược bán lẻ đặc thù, bắt nguồn từ tư duy khác biệt của những lãnh đạo cấp cao tại đây.

  • Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Ngày 11/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp với ông Lee Bokhyun - Thống đốc Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).

  • Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Từ ngày 10-11/11/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện lãnh đạo Vụ Thanh Toán, Cục Công nghệ thông tin và Vụ Hợp tác Quốc tế đã tham dự Hội nghị thường kỳ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Basel, Thụy Sĩ. Hội nghị này là dịp quan trọng để NHNN tiếp tục củng cố quan hệ với các đối tác quốc tế và tiếp cận các xu hướng kinh tế tài chính toàn cầu.

  • Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Trong tháng 10 vừa qua, các ngân hàng OCB và VPBank đã lần lượt ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp đối với nguồn vốn vay ủy thác từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ SMEDF thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

  • Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online
    13:39

    Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online

    Tội phạm công nghệ giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chào mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, hoàn tiền và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân. Họ còn sử dụng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học, khiến nhiều người, vì tham lam và sử dụng ứng dụng giả mạo, trở thành nạn nhân. Các bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua giao dịch ngân hàng ngày càng phổ biến.

  • Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Trong 02 tuần qua (từ 28/10 đến 08/11/2024), bảng lãi suất của 36 ngân hàng ghi nhận ít sự điều chỉnh nhất trong vòng gần 02 năm qua, với chỉ 04/36 ngân hàng có điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất; không có ngân hàng giảm lãi suất.

  • Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sáng ngày 11/11/2024, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là làm sao vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vừa phải đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

  • Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 11/11, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.

  • Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ngày 7/11, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có văn bản số 325601/2024/CV-OCB về việc nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động của ông Trương Thành Nam - Phó Tổng Giám đốc, theo nguyện vọng cá nhân. Đơn xin từ nhiệm của ông Nam sẽ có hiệu lực khi Hội đồng quản trị có quyết định miễn nhiệm.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay