Chủ nhật, 23/02/2025
   

Bất ổn tài chính giai đoạn 2022- 2023: nguyên nhân, rủi ro và ứng phó

Thị trường tài chính đã phải đối mặt với một số gián đoạn đối với sự ổn định tài chính trong năm 2022 và 2023. Những sự kiện này đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của lĩnh vực ngân hàng và thị trường phái sinh.

Thị trường tài chính đã phải đối mặt với một số gián đoạn đối với sự ổn định tài chính trong năm 2022 và 2023. Những sự kiện này đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của lĩnh vực ngân hàng và thị trường phái sinh.

Hinh anh bat on tai chinh

Mặc dù mỗi sự kiện bất ổn là khác nhau, nhưng chúng được kết nối với nhau bởi một số yếu tố, bao gồm lạm phát gia tăng, lãi suất cao, cũng như các sai lầm riêng lẻ. Trong thời kỳ ổn định tài chính suy yếu, sự hoảng loạn có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng. Các nhà chức trách đã hành động nhanh chóng và quyết đoán, mỗi cuộc khủng hoảng đòi hỏi một giải pháp riêng, đặc biệt là những cuộc khủng hoảng quy mô lớn hơn.

Trong ngành ngân hàng, những sai lầm trong điều hành có thể gây ra những tác động bên ngoài đáng kể bên cạnh những vấn đề của từng ngân hàng. Do đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng cần được quản lý và cơ quan giám sát ngân hàng giám sát rủi ro của các ngân hàng. Nhờ các hoạt động giám sát này, các cuộc khủng hoảng ngân hàng hiếm khi xảy ra.

Tuy nhiên, những rủi ro hệ thống có liên quan đến cấu trúc của mô hình kinh doanh ngân hàng. Hơn nữa, một trong số hàng ngàn ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro quá lớn luôn có khả năng xảy ra, điều này có thể dẫn đến những hoài nghi và các vấn đề được hướng đến toàn ngành.

Bernanke và cộng sự (2019) cho rằng giải pháp tốt nhất cho một khủng hoảng là ngăn chặn nó ngay từ đầu. Bởi, mọi cuộc khủng hoảng, ngay cả khi được xử lý tốt, đều để lại những bất lợi cho nền kinh tế. Ngoài ra, những người giải quyết khủng hoảng phải có sẵn các công cụ cần thiết. Geithner (2014) gợi ý một số nguyên tắc cần ghi nhớ.

Đầu tiên, ông trích dẫn “Học thuyết Bagehot” cho rằng các ngân hàng trung ương cung cấp đủ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng dựa trên tài sản thế chấp tốt với lãi suất hợp lý (Bagehot, 1873).

Thứ hai, ông nhấn mạnh sự cần thiết của một cơ chế cấp vốn khẩn cấp cho khu vực tài chính phi ngân hàng.

Thứ ba, ông thừa nhận rằng nhà nước có thể phải trang trải các rủi ro liên quan đến thảm họa trong một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Chính phủ có thể cần cung cấp bảo lãnh vì vốn tư nhân không thể được huy động đầy đủ. Mở rộng bảo hiểm tiền gửi là một bước quan trọng trong cuộc khủng hoảng tài chính.

Geithner so sánh khủng hoảng tài chính với chiến tranh và cái gọi là “học thuyết Powell”, cho rằng chiến tranh chỉ nên được tiến hành như một phương sách cuối cùng. Trong trường hợp bất khả kháng, các công cụ tiền tệ và ổn định tài chính bắt buộc phải sử dụng và có thể cần thiết duy trì trong một thời gian dài. Cuối cùng, Geithner gợi ý rằng các chủ thể yếu kém nên cho phép chấm dứt hoạt động đồng thời tạo điều kiện cho các chủ thể và thể chế mạnh nhất phát triển mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng.

Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã đưa ra các nguyên tắc chủ chốt vào năm 2011 (được sửa đổi vào năm 2014), đóng vai trò như một hướng dẫn trong việc phát triển cấu trúc giải quyết khủng hoảng trên toàn thế giới. Theo các nguyên tắc được sử dụng tại EU, các cuộc khủng hoảng ngân hàng được xử lý bằng các công cụ giải pháp nếu đáp ứng ba điều kiện.

Điều kiện đầu tiên là rủi ro sụp đổ của ngân hàng (“suy sụp hoặc có khả năng sụp đổ”). Điều này được đánh giá bởi cả cơ quan giám sát ngân hàng của ECB và Ủy ban Giái pháp đơn lẻ của EU đối với các ngân hàng lớn nhất tại các quốc gia thành viên.

Điều kiện thứ hai là có “quyền lợi của công chúng” trong việc thực thi. Đánh giá cuối cùng về sự tồn tại của lợi ích công cộng được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền.

Điều kiện thứ ba là “không có giải pháp thay thế” nào có thể giải quyết khủng hoảng nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền. Mỗi điều kiện này phải được đáp ứng trước khi cơ quan có thẩm quyền của EU sử dụng các công cụ giải quyết. Nếu thiếu bất kỳ điều kiện nào trong số này, ngân hàng khủng hoảng có thể được chính quyền địa phương cho phép tiến hành thủ tục phá sản.

Các sự kiện bất ổn tài chính

Bất ổn tài chính là một mối đe dọa thực sự hoặc dự kiến đối với thị trường tài chính hoặc các tổ chức tài chính do một sự cố có thể dẫn đến các vấn đề nếu các cơ quan quản lý không can thiệp. Các sự kiện gần đây có sự kết hợp của tình huống, chủ đề rộng hơn và những sai lầm cá nhân.

Mỗi sự kiện và cuộc khủng hoảng là duy nhất, vì vậy trong khi có thể khái quát hóa, cần phải hành động thận trọng. Reinhart và Rogoff (2009) đã nhấn mạnh nhiều khía cạnh khác nhau trong cuốn sách nổi tiếng của họ "This Time is Different” (Thời đại khác biệt). Holmström (2015) cho rằng các cuộc khủng hoảng là những sự kiện thông tin, trong đó trạng thái của vấn đề chuyển từ trạng thái thường là tối ưu “không có câu hỏi nào được đặt ra” sang một giai đoạn khi nhu cầu thông tin sẽ tăng lên. Diamond và Dybvig (1983) cũng chỉ ra những lợi ích của bảo hiểm tiền gửi đối với hoạt động ngân hàng và ý tưởng này đã trở thành một yếu tố then chốt.

Bảng 1 mô tả các sự kiện trong giai đoạn 2022-2023, trong đó sự ổn định tài chính bị đe dọa. Nhiều trong số này là những tình huống riêng biệt và số khác được kết nối với nhau. Nó không chỉ là về những nguyên nhân và yếu tố nói chung của các cuộc khủng hoảng; từng sự kiện trong đó cũng liên quan đến các sai lầm của các doanh nghiệp riêng lẻ. Các cuộc khủng hoảng ổn định tài chính đều có khả năng tàn phá nghiêm trọng. Mỗi sự kiện này, nếu không có sự can thiệp của các cơ quan quản lý, có thể đã làm đảo lộn hệ thống tài chính hiện tại.

Bảng 1. Các sự kiện bất ổn tài chính giai đoạn 2022 - 2023

Bat on tai chinh giai doan 2022 2023 nguyen nhan 1

ong Bảng 2, một số sự kiện từ 2022 - 2023 được mô tả từ góc độ ổn định tài chính, sử dụng phân loại chung của EU được thiết lập theo khung khổ tại Chỉ thị về phục hồi ngân hàng và giải pháp (BRRD) 2014 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu. Theo cách phân loại này, điều kiện để sử dụng các giải pháp đối với các tổ chức tài chính là: (1) đỗ vỡ hoặc có khả năng đổ vỡ, (2) có ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, và (3) không có giải pháp thay thế. Nếu những điều này được đáp ứng, các cơ quan có thẩm quyền có thể giải quyết khủng hoảng bằng các công cụ giải quyết khủng hoảng theo luật pháp EU.

Bảng 2 giúp hiểu được các công cụ giải quyết khủng hoảng được sử dụng rộng rãi như thế nào trong các cuộc khủng hoảng và mức độ cần thiết của sự can thiệp của nhà nước và ngân hàng trung ương.

Tóm lại, có thể nói rằng các công cụ giải pháp đã được sử dụng trong các trường hợp rõ ràng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một số công cụ có thể không được sử dụng. Hơn nữa, chính phủ, nhà nước và ngân hàng trung ương có thể tạo ra một giải pháp bằng cách sử dụng các công cụ bổ sung sẵn có.

Bảng 2. Đánh giá các cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Mỹ và Châu Âu năm 2022 và 2023

Bat on tai chinh giai doan 2022 2023 nguyen nhan 2

Lưu ý: Khuôn khổ giải quyết các tổ chức tài chính của EU khác với các khu vực pháp lý khác và do đó, việc phân loại được sử dụng trong bảng chỉ nhằm mục đích minh họa khi so sánh các đặc điểm nhất định của các sự kiện. Các sự kiện và công cụ được sử dụng cũng bị ảnh hưởng bởi các chi tiết cụ thể của các thỏa thuận và hoàn cảnh tài chính.

Dễ thấy nhất trong các cuộc khủng hoảng ở các ngân hàng là sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) (có tổng tài sản 212 tỷ USD). Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Hoa Kỳ (FDIC) thông báo họ sẽ tiếp quản ngân hàng SVB vào Thứ Sáu, ngày 10/3/2023.

FDIC có nhiệm vụ đảm bảo tiền gửi được an toàn và do đó, bước đầu tiên là thành lập một ngân hàng bắc cầu (bridge bank) - để tiếp nhận tài sản và nợ của ngân hàng bị mất khả năng thanh toán. FDIC, Fed và Bộ Tài chính Hoa Kỳ (tổng thống Hoa Kỳ) đã quyết định áp dụng quy định Ngoại lệ Rủi ro Hệ thống (Systematic Risk Exception) để bảo vệ tất cả các khoản tiền gửi tại SVB và Signature Bank (với tổng tài sản 111 tỷ USD) vào ngày 12/3/2023. Điều này cho phép họ đặc biệt tăng mức bảo hiểm tiền gửi lên tới 250.000 đô la. Fed cũng cho phép một số tài sản phi rủi ro được định giá ngang giá khi được sử dụng làm tài sản thế chấp.

Tại Mỹ, vụ đổ vỡ ngân hàng lớn trước đó là vào năm 2008 khi Washington Mutual Bank bị cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Những vụ việc các ngân hàng gặp khó khăn xảy ra hàng năm trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ. Trong 5 năm qua, mỗi năm có từ 40 đến 60 trường hợp được đưa đến FDIC xử lý. Số lượng các ngân hàng có vấn đề đã giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Không có bất cứ một ngân hàng có vấn đề nào có quy mô như SVB kể từ năm 2008. Do đó, sự thất bại của SVB là một sự kiện hiếm gặp.

Tại Thụy Sĩ, Credit Suisse (với tổng tài sản 531 tỷ CHF) phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng vào giữa tháng 3/2023. Giải pháp đã được tìm thấy với gói ưu đãi của UBS, các quyết định của chính phủ và nguồn vốn của ngân hàng trung ương. Chứng khoán AT1 đã được viết ra như một phần của giải pháp.

Bài học kinh nghiệm

Các sự kiện được đề cập ở trên đặt ra một mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính và do đó phải được bảo vệ để phòng tránh. Bản thân mỗi chuỗi sự kiện đều có khả năng gây ra những vấn đề nghiêm trọng, cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng, chính phủ và ngân hàng trung ương để đảm bảo ổn định tài chính một cách nhanh chóng và phù hợp. Tính hiệu quả của các biện pháp này chỉ có thể được đánh giá theo thời gian và từ góc độ dài hạn. Các cuộc khủng hoảng đã xảy ra thường tập trung xung quanh các lỗ hổng hiện có trong hệ thống ngân hàng và thị trường phái sinh.

Các cơ chế giải quyết của hệ thống ngân hàng có hiệu quả, nhưng trong từng trường hợp cụ thể có thể đòi hỏi các giải pháp phù hợp bao gồm các hành động của chính phủ và ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ba trường hợp khủng hoảng lớn nhất mà các cơ quan chức năng phải can thiệp đều cần có các quyết định khẩn cấp cụ thể của chính phủ và ngân hàng trung ương tại Mỹ và Thụy Sĩ. Bài học quan trọng rút ra từ những trường hợp này là cần phải có các thỏa thuận hỗ trợ quan trọng của chính phủ và nguồn tài chính cho các giải pháp xử lý để bảo vệ sự ổn định tài chính.

Các nguyên tắc và thực hành giám sát cần được xem xét và sửa đổi nếu cần thiết, để đảm bảo tính hiệu quả của chúng. Dewatripont và cộng sự (2023) đã nêu ra yêu cầu phải phát triển các khung khổ giải pháp. Kiến trúc hiện tại của hệ thống ngân hàng cần được đánh giá lại và sửa đổi để giải quyết các lỗ hổng. Các cải cách đối với thị trường phái sinh cũng phải được xem xét và cập nhật dựa trên các bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng. Mỗi cuộc khủng hoảng xảy ra sẽ là duy nhất, mặc dù nó có thể giống với những cuộc khủng hoảng trước đó và các giải pháp cho mỗi cuộc khủng hoảng sẽ khác nhau, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn. Các thị trường tài chính điều chỉnh hành vi của mình dựa trên những sự kiện trong quá khứ, bất kể các nguyên tắc hay quy định có được thay đổi hay không, điều đó cũng có nghĩa là cuộc khủng hoảng tiếp theo nếu xảy ra sẽ khác.

Theo SBV

  • PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    Ngày 21/02/2025, tại Thái Lan, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được vinh danh tại lễ trao giải của Tạp chí International Finance Magazine (IFM) với hai hạng mục quan trọng: Ứng dụng Ngân hàng điện tử mới tốt nhất – PVConnect – Việt Nam 2024; Chiến dịch Marketing hợp kênh hiệu quả nhất Việt Nam 2024.

  • SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    Trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả, SHB kiên tâm với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và kỳ vọng cầu vốn trở lại, các ngân hàng đã hé lộ chỉ tiêu kinh doanh chuẩn bị trình cổ đông trong kỳ họp thường niên 2025 sắp tới.

  • HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    Từ 14/02 đến hết ngày 07/03/2025, Công ty Tài chính TNHH HD SAISON (HD SAISON) chính thức triển khai chương trình tri ân dành riêng cho khách hàng thân thiết được vay ưu đãi đặc biệt, với lãi suất chỉ 2,5%/tháng, nhằm tri ân các khách hàng đã luôn tin tưởng lựa chọn, đồng hành và thanh toán tốt.

  • Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank muốn lập công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ít nhất 1.300 tỷ đồng và chi 285 tỷ để tăng sở hữu tại một đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ.

  • Hội viên VNBA lọt Top 10 ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững

    Hội viên VNBA lọt Top 10 ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững

    Trong khuôn khổ Diễn đàn bất động sản mùa Xuân lần thứ V và Lễ Vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025, diễn ra ngày 19/02/2025, 10 ngân hàng hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) được vinh danh “Top 10 Ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững nhất năm 2024”.

  • Quyết liệt triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh doanh

    Quyết liệt triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh doanh

    Trong năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế chung, Agribank vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trên nhiều mặt tạo nền tảng tài chính vững chắc để ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động và thực hiện các mục tiêu chiến lược trong năm 2025.

  • Tin buồn

    Tin buồn

    Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: chồng, cha, ông chúng tôi là ông Nguyễn Văn Dễ - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Nguyên chủ tịch hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Chủ tịch HĐHH nhiệm kỳ I)

  • BIDV chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    BIDV chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Agribank cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất từ 2,4%/năm

    Agribank cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất từ 2,4%/năm

    Từ nay đến ngày 31/12/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục triển khai chương trình cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 2,4%/năm, nhằm hỗ trợ khách hàng giảm gánh nặng tài chính và tận hưởng chính sách vay ưu đãi.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay