Thứ sáu, 11/07/2025
   

Bao thanh toán là sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế

Theo TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, bao thanh toán là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là nguồn tài chính thuận tiện và hiệu quả cho khu vực tư nhân. Sự phát triển của bao thanh toán sẽ cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tài chính của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Ngày 11/4/2024, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Hội thảo “Góp ý hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam”, tiếp nối Hội thảo tập huấn chuyên sâu về hoạt động Bao thanh toán diễn ra trong hai ngày 08-09/04 trước đó tại thành phố Hồ Chí Minh, hội thảo sẽ diễn ra trong hai ngày 11-12/4/2024.

Tham dự hội thảo có TS Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; đại diện lãnh đạo Vụ Tín dụng Các ngành Kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - đơn vị trực tiếp soạn thảo Dự thảo Thông tư quy định về hoạt động Bao thanh toán tại Việt Nam; cùng sự hiện diện của hơn 100 đại biểu đến từ các tổ chức tín dụng, công ty tài chính là hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Phát biểu tại hội thảo, TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, sau 2 ngày tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức Quốc tế (IFC), thành viên Nhóm Ngân hàng Thế Giới (WBG) tiếp tục tổ chức Hội thảo về hoạt động Bao thanh toán tại Hà Nội trong ngày 11 và 12/4 nhằm giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) thiết kế và vận hành sản phẩm một cách an toàn và thành công. Đây là một hội thảo quan trọng.

Đề cập vai trò của bao thanh toán, ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng bao thanh toán là một sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế, là nguồn tài chính thuận tiện và hiệu quả cho khu vực tư nhân. Sự phát triển của bao thanh toán sẽ cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tài chính của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.

Trong bối cảnh khó khăn do Covid-19, hoạt động Bao thanh toán vẫn tiếp tục, tuy nhiên tỷ lệ không trả nợ (nợ xấu) của các khoản tài trợ cho các khoản phải trả (bao thanh toán ngược) chỉ là 0,18% theo mức độ rủi ro trung bình trên toàn thế giới, đây là một tỷ lệ an toàn. 

Trên thực tế, cơ chế chính sách về Bao thanh toán tại Việt Nam đã có, tuy nhiên các hoạt động này chưa thực sự phát triển, một số ngân hàng ở Việt Nam cũng mới chỉ bắt đầu triển khai áp dụng nghiệp vụ này trong vài năm nay và kinh nghiệm thu được từ hoạt động này còn ở mức độ hạn chế.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho rằng, một trong các nguyên nhân dẫn đến nghiệp vụ bao thanh toán chưa thực sự phát triển ở Việt Nam có thể kể tới là: Hành lang pháp lý cho hoạt động này còn tồn tại một số vướng mắc; Chi phí sử dụng dịch vụ bao thanh toán cao gây e ngại cho các doanh nghiệp. Bao thanh toán là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro từ phía người mua; Sản phẩm bao thanh toán chưa có sức hấp dẫn đối với khách hàng…

Bao thanh toán
Toàn cảnh hội thảo

Trước tình trạng này, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp cùng Tổ chức Quốc tế (IFC), thành viên Nhóm Ngân hàng Thế Giới (WBG) tổ chức hội thảo về hoạt động Bao thanh toán với mong muốn trang bị kiến thức đầy đủ về hoạt động này cho các TCTD để khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư về hoạt động này thì các TCTD sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai

TS Nguyễn Quốc Hùng hy vọng trong 2 ngày diễn ra hội thảo, các chuyên gia IFC sẽ chia sẻ toàn diện về bản chất, rủi ro,… của bao thanh toán, kinh nghiệm về triển khai hoạt động bao thanh toán tại các nước trên thế giới; đồng thời, đại diện các TCTD sẽ cùng trao đổi những khó khăn, vướng mắc, đưa ra những bất cập, vấn đề chưa phù hợp thực tiễn; từ đó các chuyên gia và các TCTD cùng đưa ra những góp ý để hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về hoạt động bao thanh toán tại Việt Nam.

TS Nguyễn Quốc Hùng mong muốn các TCTD trong quá trình làm việc, triển khai vào thực tiễn nếu gặp khó khăn, vướng mắc, bất cập, những điểm chưa phù hợp sẽ đặt câu hỏi cho các chuyên gia. Trên cơ sở đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam sẽ tổng hợp các kiến nghị gửi tới Ngân hàng Nhà nước để khi Thông tư ban hành sẽ đạt được hiệu quả, yêu cầu của chính các Tổ chức tín dụng cũng như hoạt động Bao thanh toán nói chung.

Ông Kojimo Masao – Tổng Giám đốc MUFG (Chủ tịch Nhóm công tác Ngân hàng nước ngoài)
Ông Kojimo Masao – Tổng Giám đốc MUFG (Chủ tịch Nhóm công tác Ngân hàng nước ngoài)

Ông Kojimo Masao – Tổng Giám đốc MUFG (Chủ tịch Nhóm công tác Ngân hàng nước ngoài) nhận định, Bao thanh toán là một nội dung quan trọng. Nhóm công tác Ngân hàng nước ngoài cũng đã theo dõi sát sao hoạt động thanh toán tại Việt Nam và đánh giá cao nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, lắng nghe nguyện vọng của ngân hàng và doanh nghiệp tư nhân, cho phép dịch vụ bao thanh toán đi theo thông lệ quốc tế. Ông khẳng định, với kinh nghiệm quốc tế và triển khai vào thực tiễn, trong thời gian tới nhóm công tác nước ngoài cam kết sẽ hợp tác một cách chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tạo dựng một hệ thống pháp luật trong nước trong hoạt động Bao thanh toán.

Tại hội thảo bà Phạm Thị Thanh Huyền (Cán bộ Quản lý Chương trình Phát triển Cơ sở Hạ tầng Tài chính Việt Nam và Cam-pu-chia, Nhóm Tư vấn các Định chế Tài chính, Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, IFC) cũng có những chia sẻ về Bao thanh toán trong Tài trợ vốn có bảo đảm là động sản. Bà cho biết, bao thanh toán ngày càng được hiện hiện qua nền tảng điện tử. Các nền tảng liên kết các thành phần trong chuỗi giá trị khiến cho hóa đơn trở nên minh bạch với tất cả các bên liên quan; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác nhận, xác minh hoặc phê duyệt hóa đơn và quyết định tài trợ; Cho phép tích lũy dữ liệu và thực hiện phân tích; Làm phát sinh việc xuất hiện của hệ sinh thái mới và có đạo đức.

Môi trường thuận lợi cho Bao thanh toán ở Việt Nam có thể được cải thiện. Về chính sách, các cơ quan chức năng ủng hộ bao thanh toán nhưng hầu như không có biện pháp cụ thể. Ví dụ: Kết nối các doanh nghiệp lõi tiềm năng để các tổ chức cho vay, thúc đẩy bên mua chính phủ và DNNN tích cực tham gia vào tài trợ Ả và bao thanh toán. Ba luật điều chỉnh bao thanh toán gồm: Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi; Bộ luật Dân sự và Luật phá sản.

Ông Peter Brinsley, Giám đốc và Người sáng lập Point Forward, Chuyên gia tư vấn IFC
Ông Peter Brinsley, Giám đốc và Người sáng lập Point Forward, Chuyên gia tư vấn IFC

Ông Peter Brinsley, Giám đốc và Người sáng lập Point Forward, Chuyên gia tư vấn IFC đã chia sẻ về Bao thanh toán: Những thành tố cơ bản của Bao Thanh toán và cơ chế vận hành của Bao Thanh toán; Giá trị khác biệt của Bao Thanh toán; Các sản phẩm trong Bao Thanh toán bao gồm Bao Thanh toán ngược; Giới thiệu về Quản trị Rủi ro trong Bao Thanh toán và Đánh giá các yếu tổ rủi ro có thể xảy ra; Phân tích Dữ liệu, Cơ cấu của bộ phận chịu trách nhiệm vận hành Bao Thanh toán, và Các dịch vụ giá trị gia tăng của Bao Thanh toán (ví dụ thu hồi nợ).

Tại hội thảo, một số đại diện các TCTD đã có những trao đổi, thảo luận với chuyên gia tư vấn IFC về ứng dụng Bao thanh toán, dịch vụ liên quan đến Bao thanh toán, phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, bao thanh toán điện tử… Các ý kiến đóng góp, tiếp thu, nghiên cứu để gấp rút bổ sung, hoàn thiện nội dung Dự thảo Thông tư quy định về BTT sao cho kịp tiến độ mà vẫn đảm bảo chất lượng, tính hiệu quả khi ban hành.

  • Vietcombank thành lập Khối Dữ liệu, công bố nhân sự lãnh đạo

    Vietcombank thành lập Khối Dữ liệu, công bố nhân sự lãnh đạo

    Ngày 09/7/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Lễ công bố thành lập Khối Dữ liệu và các quyết định nhân sự lãnh đạo đơn vị của Trụ sở chính (TSC).

  • Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao của SWIFT

    Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao của SWIFT

    Ngày 10/7/2025, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà tiếp Đoàn lãnh đạo cấp cao của SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication) nhân dịp đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Cùng dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN.

  • Vietbank ra mắt nền tảng số Vietbank DigiBiz cho doanh nghiệp

    Vietbank ra mắt nền tảng số Vietbank DigiBiz cho doanh nghiệp

    Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa chính thức giới thiệu nền tảng tài chính số toàn diện dành cho doanh nghiệp - Vietbank DigiBiz, được thiết kế theo định hướng chuyển đổi số thông minh, linh hoạt và bền vững.

  • PGBank miễn phí phát hành thẻ F-card từ 4/7/2025

    PGBank miễn phí phát hành thẻ F-card từ 4/7/2025

    Nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả, từ ngày 4/7/2025, Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát Triển (PGBank) triển khai chương trình miễn phí phát hành thẻ F-card trên toàn quốc.

  • Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

    Điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

    Tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, trong thời gian qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng hiệu quả góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025 theo chủ trương của Chính phủ.

  • BVBank bổ nhiệm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân và Thị trường tài chính

    BVBank bổ nhiệm Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân và Thị trường tài chính

    Nhằm tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự cấp cao, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) chính thức bổ nhiệm ông Đậu Quang Thế giữ chức vụ Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân và ông Hoàng Vy Long giữ chức vụ Giám đốc Khối Thị trường tài chính.

  • Vietcombank Hà Nội tổ chức hiến máu tình nguyện

    Vietcombank Hà Nội tổ chức hiến máu tình nguyện

    Sáng ngày 01/07/2025, tại trụ sở chi nhánh, Công đoàn và Đoàn cơ sở Vietcombank Hà Nội đã tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện lần thứ 3 với chủ đề “Vietcombank: Trao giọt hồng - Trao yêu thương”. Đây là hoạt động thường niên mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần tương thân tương ái và trách nhiệm cộng đồng của tập thể cán bộ Vietcombank.

  • Bổ nhiệm 3 Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng

    Bổ nhiệm 3 Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng

    Ngày 8/7/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thống đốc NHNN về công tác cán bộ, bổ nhiệm 3 đồng chí giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát tổ chức tín dụng (TCTD).

  • Ngành Ngân hàng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

    Ngành Ngân hàng nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

    Sáng 9/7, NHNN tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025. Tham dự Hội nghị có Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng và các đồng chí trong Ban lãnh đạo NHNN, lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc NHNN, các NHTM và điểm cầu trực tuyến tới NHNN các khu vực trên cả nước.

  • BIDV hỗ trợ khách hàng giao dịch ngoại tệ cho mọi hành trình quốc tế

    BIDV hỗ trợ khách hàng giao dịch ngoại tệ cho mọi hành trình quốc tế

    Trong bối cảnh hoạt động du lịch, học tập và công tác nước ngoài đang phục hồi mạnh mẽ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tiếp tục khẳng định vai trò là đối tác tài chính tin cậy với các giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, tiện lợi và an toàn dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay