Thứ năm, 15/05/2025
   

ACB tiên phong thực hiện Nghị quyết 68 với hành động cụ thể

Ngày 9/5/2025, ngay sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trở thành ngân hàng đầu tiên triển khai giải pháp tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững, góp phần phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
Nghị quyết 68
Ngân hàng ACB tiên phong triển khai giải pháp tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn, thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển bền vững

Đây là một trong những hành động cụ thể của ACB trong việc thực thi Nghị quyết 68, thể hiện cam kết mạnh mẽ của ngân hàng trong việc trở thành hậu phương tài chính vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân.

Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB, khẳng định: “Nếu thể chế là ‘trận địa’, thì doanh nghiệp chính là lực lượng tác chiến - và ACB cam kết là nơi cung cấp nguồn lực và giải pháp tài chính hiệu quả để họ bứt phá.”

Khách hàng của ACB chính là trọng tâm của chính sách

Nghị quyết 68-NQ/TW được ban hành với mục tiêu đưa khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Chính vì thế, toàn bộ hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống tài chính ngân hàng, cần có những thay đổi mạnh mẽ để đồng hành cùng doanh nghiệp.

Với hơn 95% khách hàng doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ACB xác định rõ rằng nhóm này sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các chính sách cải cách. Những ưu đãi về miễn giảm thuế, cải thiện tiếp cận đất đai và đặc biệt là các chính sách tín dụng ưu tiên sẽ tác động tích cực đến dòng tiền và cơ hội phát triển của khách hàng ACB.

Tọa đàm “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo nghị quyết 68 - những việc cần làm ngay”, ông Từ Tiến Phát đã đánh giá cao những chính sách về tín dụng trong Nghị quyết 68, đặc biệt là nhóm giải pháp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ông cho rằng, việc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong ba năm đầu thành lập và chính sách hỗ trợ thuê đất công chưa sử dụng sẽ là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp trẻ có thêm cơ hội phát triển.

ACB cũng đặc biệt quan tâm đến cơ chế tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho rằng việc hoàn thiện mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mạnh dạn cấp vốn cho doanh nghiệp.

ACB công bố loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững

Ngay sau khi Nghị quyết 68 được ban hành, ACB đã công bố loạt giải pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bốn lĩnh vực trọng yếu: nguồn vốn, chuyển đổi số, mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Một là giải pháp nguồn vốn, ACB triển khai gói tín dụng quy mô lên đến 40.000 tỷ đồng, trong đó 20.000 tỷ đồng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, và 20.000 tỷ đồng còn lại cho các doanh nghiệp lớn đầu tư vào hạ tầng và công nghệ số. Các doanh nghiệp sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi từ 2% so với lãi suất thông thường. ACB cũng cung cấp các gói cho vay không yêu cầu tài sản thế chấp, ưu tiên cho doanh nghiệp xuất khẩu và tín dụng theo chuỗi cung ứng.

Hai là chuyển đổi số, ACB cung cấp các giải pháp thanh toán vượt trội giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa và hộ kinh doanh dễ dàng quản lý tài chính, tối ưu hóa dòng tiền và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Ba là mở rộng thị trường, ACB đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa và các khách hàng tiềm năng, thông qua các sự kiện kết nối và cung cấp giải pháp quảng bá miễn phí trên nền tảng ngân hàng số của ACB, giúp các doanh nghiệp tiếp cận hơn 8 triệu khách hàng tiềm năng.

Bốn là phát triển bền vững, ACB tư vấn và cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các hoạt động liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và triển khai chiến lược phát triển bền vững.

Theo ACB
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay