Thứ ba, 20/08/2024
   

ACB: Xác định giao dịch chính chủ là bước đi kịp thời

Ông Từ Tiến Phát, Tổng giám đốc ACB nhìn nhận xác thực khuôn mặt giúp giải quyết các rủi ro về bảo mật ngay cả khi chủ tài khoản bị đánh cắp thông tin.

Theo ông Phát, xác thực sinh trắc học là bước đi kịp thời trước sự gia tăng của các tội phạm công nghệ. Từ ngày 1/7, một số giao dịch trực tuyến bắt buộc phải xác thực sinh trắc học để định danh chủ tài khoản, loại bỏ tài khoản giả mạo và hạn chế rủi ro từ kẻ trộm danh tính cũng như giao dịch trái phép. Một vài thủ đoạn phổ biến tại Việt Nam như ăn cắp danh tính (sao chép căn cước công dân, giả mạo Facebook, deep fake...), sao chép dữ liệu thẻ (skimming, cloning), liên kết giả mạo...

Năm 2023, cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 trường hợp phản ánh lừa đảo trực tuyến, trong đó có 91% thông tin liên quan lĩnh vực tài chính. 73% người dùng thiết bị di động, mạng xã hội nhận tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo.

Xác thực giao dịch chính chủ
Tính năng tự động phát hiện và cảnh báo những ứng dụng khả nghi được cấp quyền trợ năng (Accessibility) trên ứng dụng ngân hàng số ACB One. Ảnh: ACB

Từ đó, các ngân hàng tăng cường nhiều tính năng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng khi giao dịch trên không gian số. Trong đó, ACB chủ động loại bỏ các tài khoản không chính chủ qua các phương thức định danh eKYC, video call face identity hay ID check đối chiếu với dữ liệu căn cước công dân. Hoạt động giúp ngăn chặn giả mạo giấy tờ tùy thân khi giao dịch với ngân hàng, tự động phát hiện và cảnh báo những ứng dụng khả nghi.

Từ đầu tháng 7, nhà băng triển khai gói xác thực khuôn mặt kết hợp ACB safekey, hoàn thiện hệ thống xác thực đa tầng, đảm bảo an toàn cho tài khoản giao dịch chính chủ. Số người cập nhật sinh trắc học tại ACB gần 800.000.

Xac-thuc-sinh-trac-hoc-3-1895-1720591317.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=kV-bSwUIEUZK_-sbHhoesA
Người dùng xác thực gương mặt tại ACB One. Ảnh: ACB

Giải thích việc không ít khách hàng phản ánh khó cập nhật dữ liệu sinh trắc học, đại diện ngân hàng cho biết hệ thống đang trong giai đoạn hoàn thiện. Khách hàng có thể tham khảo hướng dẫn từ ngân hàng để nắm rõ các bước thực hiện.

Một số lỗi thường gặp khi cập nhật xác thực như: thiết bị không khả dụng, màn hình không hiển thị nút chụp ảnh, đọc thẻ căn cước không thành công, lỗi định danh... Nguyên nhân đến từ thiết bị của khách hàng không có chức năng đọc NFC. Để giải quyết, khách có thể đăng ký xác thực khuôn mặt trên một thiết bị khác hỗ trợ đọc NFC. Điều kiện chụp ảnh không đạt yêu cầu cũng có thể dẫn đến lỗi này, có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh góc mặt, ánh sáng theo hướng dẫn trên màn hình.

Việc mất kết nối trong quá trình quét chip cũng khiến quá trình cập nhật bị gián đoạn. Nếu gặp tình trạng trên, người thực hiện nên bắt đầu lại quy trình xác thực. Lưu ý, trong khi quét nên giữ kết nối ổn định khi xuất hiện thanh đọc thẻ và không xê dịch căn cước công dân hoặc điện thoại.

Trường hợp thông tin định danh (khuôn mặt) không trùng khớp với định danh tại ngân hàng, người dùng nên liên hệ các đơn vị để tìm phương án hỗ trợ. Khi xác thực khuôn mặt và màn hình hiển thị thông báo "Có lỗi xảy ra, vui lòng thử lại sau", có thể ngắt kết nối Wi-Fi, dùng 4G và đăng ký lại.

Xac-thuc-sinh-trac-hoc-1-2389-1720591317.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=GJCY3HSB3fjcF62HMN6HDA
Minh họa người dùng xác thực gương mặt khi giao dịch tại ngân hàng số ACB. Ảnh: ACB

ACB cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng nên chủ động cảnh giác, bảo vệ an toàn thông tin. Khách hàng cập nhật sinh trắc học qua ứng dụng ACB One hoặc tại quầy giao dịch, không thực hiện qua website hay ứng dụng nào khác.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay