Chủ nhật, 23/02/2025
   

4 khuyến nghị để thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam phát triển bền vững

Đây chính là khuyến nghị trong tham luận của Ths. kinh tế Nông Hương Lành, Phó Trưởng Phòng - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị "Thị trường Cho vay Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 17/1/2023 do Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Thị trường Cho vay Châu Á

Đây chính là khuyến nghị trong tham luận của Ths. kinh tế Nông Hương Lành, Phó Trưởng Phòng - Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước tại Hội nghị "Thị trường Cho vay Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 17/1/2023 do Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Thị trường Cho vay Châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) tổ chức.

Bài phát biểu của Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng tại Hội nghị Thị trường Cho vay Việt Nam 2023

Khai mạc Hội nghị “Thị trường Cho vay Việt Nam 2023”

Khai mac Hoi nghi Thi truong Cho vay Viet Nam 1

Hội nghị "Thị trường Cho vay Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh” diễn ra ngày 17/1/2023 do Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với Hiệp hội Thị trường Cho vay Châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) tổ chức

Tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở thành xu thế tất yếu, là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu về nguồn lực để thực hiện các mục tiêu này là rất lớn. Do đó, phát triển thị trường trái phiếu xanh, tín dụng xanh, thị trường các-bon để huy động nguồn lực thực hiện tăng trưởng xanh đang dần trở thành một kênh huy động chính tại các quốc gia phát triển.

Việt Nam đã tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, như: cam kết thực hiện và thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc (2005); ký Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (2006); và gần đây nhất, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ đưa mức phát thải ròng của Việt Nam về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050.

Ngân hàng Nhà nước đang được hiện thực hóa các giải pháp thúc đẩy tín dụng xanh

Ngành ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, vì vậy, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp định hướng dòng vốn tín dụng đầu tư vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường, từ đó góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, cụ thể:

Thứ nhất, trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, NHNN đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh,... tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Thứ hai, để cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu phát triển tín dụng xanh, ngân hàng xanh, NHNN đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn hoạt động cho vay, cấp tín dụng phải đảm bảo phù hợp với Luật bảo vệ môi trường, như: Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2006 về hoạt động cho vay của TCTD đối với khách hàng, Chỉ thị số 03/CT-NHNN ngày 24/03/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng, Thông tư số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022 hướng dẫn thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh NHNNg.

Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt ra yêu cầu nâng cao nhận thức, vai trò và tăng cường năng lực của ngành ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng cho các ngành kinh tế xanh; phát triển, mở rộng và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; Đồng thời, ngành ngân hàng phải thực hiện rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế xây dựng hướng dẫn các TCTD xác định và thống kê hoạt động cấp tín dụng cho 12 ngành, lĩnh vực xanh; Ngoài ra, Thống đốc cũng yêu cầu các TCTD ban hành quy định nội bộ quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, phù hợp quy định về kiểm soát nội bộ, quy định về hoạt động cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo triển khai các chương trình tín dụng xanh thuộc một số ngành, lĩnh vực, như: nông nghiệp xanh, lâm nghiệp, nhà ở và môi trường.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp xanh, đã trình cấp có thẩm quyền ban hành/ban hành theo thẩm quyền các chính sách tín dụng ưu đãi về lãi suất, hỗ trợ lãi suất, ưu đãi tài sản bảo đảm đối với khách hàng thực hiện các dự án sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch (Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Quyết định 813/QĐ-NHNN ngày 24/4/2017 về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch; cho vay tái canh cây cà phê tại Khu vực Tây nguyên,…).

Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, đã triển khai các chương trình cho vay trồng rừng sản xuất theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 9/9/2015 của Chính phủ; Cho vay Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đối với lĩnh vực nhà ở và môi trường, đã triển khai các chương trình hỗ trợ người nghèo về nhà ở phòng tránh biến đổi khí hậu như: Chương trình cho vay xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt ở miền Trung, làm nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long; các chương trình tín dụng góp phần giảm thiểu hiệu ứng khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường như chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...

Thứ tư, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện tín dụng xanh, như: Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các TCTD và cá nhân tham gia xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách, chương trình, sản phẩm tín dụng xanh; Tích cực đàm phán nhằm huy động nguồn lực từ các tổ chức tài chính quốc tế, tài trợ song phương và đa phương để các TCTD có nguồn lực tài trợ tín dụng cho khách hàng thực hiện các dự án xanh.

Hệ thống ngân hàng tích cực chuyển hướng tới tăng trưởng xanh, tín dụng xanh

Thời gian qua, nhận thức của hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Các TCTD đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh như: Dự án chuyển hóa cacbon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (Dự án GIF), Sản phẩm cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn vốn World Bank (Dự án REDP), sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn Dự án SMEFP (nguồn vốn của JICA), Sản phẩm cho vay dự án hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam, nguồn vốn ngân hàng thế giới, Sản phẩm cho vay lại các Dự án năng lượng tái tạo từ nguồn vốn vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản...

Trong đó, giai đoạn từ năm 2017-2021, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 25%/năm. Tính đến ngày 30/9/2022, dư nợ cấp tín dụng xanh đạt hơn 477.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 4,11% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Trong số 12 lĩnh vực xanh Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn các TCTD cho vay, dư nợ tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo (chiếm 47%) và nông nghiệp xanh (32%),... Các TCTD đã tăng cường đánh giá rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng với dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt gần hơn 2.269 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 20% dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 22,83% so với cuối năm 2021, với hơn 1,1 triệu món vay.

Những kết quả trên đã thể hiện được sự hưởng ứng vào cuộc và triển khai có hiệu quả các định hướng, chính sách về tín dụng thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của ngành ngân hàng. Giai đoạn 2020 -2021, tại Báo cáo Đánh giá tiến bộ quốc gia - Việt Nam thực hiện năm 2021 của Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN), Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 2 các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững, đồng thời, được đánh giá cao so với các nước châu Á và toàn cầu trong các chính sách liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs - một nội dung quan trọng của Thỏa thuận Paris.

Giải pháp tăng cường hoạt động tín dụng xanh tại Việt Nam

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới tại “Báo cáo quốc gia về khí hậu và phát triển cho Việt Nam”, tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon, hướng tới phát thải ròng bằng 0 có thể lên tới 368 tỷ USD (khoảng 8,7 triệu tỷ VND) trong giai đoạn 2022-2040, hay xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm, trong đó nguồn lực từ khu vực tư nhân ước tỉnh khoảng 184 tỷ USD. Trước nhu cầu này, trong khi các thị trường trái phiếu xanh và thị trường cac-bon tại Việt Nam đều mới đang triển khai hoặc mới có lộ trình thực hiện, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện ngân hàng xanh, tín dụng xanh; xây dựng kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để nguồn vốn tín dụng xanh là nguồn lực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch nền kinh tế theo các mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để thị trường tín dụng xanh tại Việt Nam phát triển thuận lợi, trở thành thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng trong thời gian tới, bên cạnh những nỗ lực của ngành ngân hàng, cần có sự phối, kết hợp từ nhiều phía. Trong đó, định hướng từ phía các cơ quan chức năng có vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần phải đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ngành liên quan 4 điểm sau:

Thứ nhất, xây dựng hướng dẫn về Danh mục xanh và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.

Thứ hai, xây dựng lộ trình hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ các ngành/lĩnh vực xanh (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường…) của từng ngành/lĩnh vực một cách đồng bộ nhằm thu hút và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng xanh.

Thứ ba, tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu xanh tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

Thứ 4, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ các TCTD được tiếp cận các nguồn vốn dài hạn, ưu đãi để có điều kiện cung cấp các khoản tín dụng với thời hạn dài và lãi suất ưu đãi cho các ngành/lĩnh vực xanh.

  • PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    Ngày 21/02/2025, tại Thái Lan, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được vinh danh tại lễ trao giải của Tạp chí International Finance Magazine (IFM) với hai hạng mục quan trọng: Ứng dụng Ngân hàng điện tử mới tốt nhất – PVConnect – Việt Nam 2024; Chiến dịch Marketing hợp kênh hiệu quả nhất Việt Nam 2024.

  • SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    Trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả, SHB kiên tâm với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và kỳ vọng cầu vốn trở lại, các ngân hàng đã hé lộ chỉ tiêu kinh doanh chuẩn bị trình cổ đông trong kỳ họp thường niên 2025 sắp tới.

  • HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    Từ 14/02 đến hết ngày 07/03/2025, Công ty Tài chính TNHH HD SAISON (HD SAISON) chính thức triển khai chương trình tri ân dành riêng cho khách hàng thân thiết được vay ưu đãi đặc biệt, với lãi suất chỉ 2,5%/tháng, nhằm tri ân các khách hàng đã luôn tin tưởng lựa chọn, đồng hành và thanh toán tốt.

  • Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank muốn lập công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ít nhất 1.300 tỷ đồng và chi 285 tỷ để tăng sở hữu tại một đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ.

  • Hội viên VNBA lọt Top 10 ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững

    Hội viên VNBA lọt Top 10 ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững

    Trong khuôn khổ Diễn đàn bất động sản mùa Xuân lần thứ V và Lễ Vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025, diễn ra ngày 19/02/2025, 10 ngân hàng hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) được vinh danh “Top 10 Ngân hàng cho vay bất động sản minh bạch và bền vững nhất năm 2024”.

  • Quyết liệt triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh doanh

    Quyết liệt triển khai đồng bộ giải pháp thúc đẩy kinh doanh

    Trong năm 2024, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ bối cảnh kinh tế chung, Agribank vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trên nhiều mặt tạo nền tảng tài chính vững chắc để ngân hàng tiếp tục mở rộng hoạt động và thực hiện các mục tiêu chiến lược trong năm 2025.

  • Tin buồn

    Tin buồn

    Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin: chồng, cha, ông chúng tôi là ông Nguyễn Văn Dễ - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Nguyên chủ tịch hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (Chủ tịch HĐHH nhiệm kỳ I)

  • BIDV chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    BIDV chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã chứng khoán: BID) vừa có thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Agribank cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất từ 2,4%/năm

    Agribank cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất từ 2,4%/năm

    Từ nay đến ngày 31/12/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tiếp tục triển khai chương trình cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 2,4%/năm, nhằm hỗ trợ khách hàng giảm gánh nặng tài chính và tận hưởng chính sách vay ưu đãi.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay