Thứ năm, 26/12/2024
   

VPBank tự tin với kế hoạch lợi nhuận trên 24.000 tỷ đồng của năm 2023

Chiều 18/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Chiều 18/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank, mã chứng khoán: VPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

VPBank tu tin voi ke hoach 2

Quang cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 của VPBank

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2022 tại đại hội, lãnh đạo ngân hàng cho biết, quy mô vốn chủ sở hữu hợp nhất của VPBank đã chính thức cán mốc hơn 103 nghìn tỷ tại thời điểm cuối năm. Ngân hàng cũng đã thực hiện phát hành cổ phiếu với tỷ lệ 50% để chia cổ tức cho cổ đông, từ đó tăng vốn điều lệ lên 67 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Với nguồn vốn dồi dào sau thương vụ bán 49% vốn điều lệ tại FE Credit cho SMBC năm 2021, VPBank đã tiến hành tăng vốn điều lệ cho Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) lên hơn 15 nghìn tỷ đồng, đưa VPS trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất. Ngân hàng cũng đã hoàn tất việc mua công ty cổ phần bảo hiểm OPES với tỷ lệ sở hữu 98%.

Năm 2022, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ngân hàng đạt hơn 21 nghìn tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2021 và đạt 72% kế hoạch.

Nói thêm về hoạt động kinh doanh năm qua, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, mảng tài chính tiêu dùng vốn đã bị ảnh hưởng trong giai đoạn 2 năm Covid và ngân hàng đã phải hỗ trợ khách hàng, đến 2022 vẫn ảnh hưởng tiếp. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cũng ảnh hưởng. Nhưng ngay trong những lúc khó khăn nhất, ban lãnh đạo vẫn luôn kiên định chuẩn bị cho các bước đường tương lai. VPBank không chỉ mạnh mẽ phát triển trong quá khứ và hiện tại mà có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Mặc dù nhiều khó khăn, ngân hàng hợp nhất không đạt mục tiêu kinh doanh song ngân hàng mẹ VPBank vẫn có lãi hơn 24 nghìn tỷ năm 2022, trong đó có phần thu nhập đáng kể từ ký kết hợp tác với AIA.

Trước đây, chiến lược của VPBank đi từ ngân hàng nhỏ, tập trung vào retail để tạo sức mạnh khác biệt, nhắm vào phân khúc tiêu dùng, DN SME. Nhưng hiện nay, với nguồn lực rất lớn, VPBank là một trong 2 ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất, giúp VPBank thực hiện các tham vọng trong tương lai. Tham vọng đó không hề viển vông, mà ban lãnh đạo tự tin có thể thực hiện. Tầm nhìn của VPBank 2022-2026 là trở thành Top 3 ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Top 100 ngân hàng lớn nhất châu Á. Chiến lược xây dựng một ngân hàng đa năng, dẫn đầu về năng lực triển khai, sáng tạo và kiến tạo giá trị thông qua giải pháp tài chính toàn diện với sức mạnh tổng hợp của hệ sinh thái và công nghệ.

Về kế hoạch kinh doanh của năm 2023, ông Vinh cho biết, là năm thứ hai trong giai đoạn chuyển đổi 2022-2026, trong bối cảnh diễn biến thị trường vẫn còn nhiều biến động khó lường, HĐQT VPBank đã đặt ra các định hướng hoạt động cho Ban điều hành với các chỉ tiêu cơ bản như tổng tài sản đạt 877.460 tỷ đồng tăng trưởng 39%; tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá 518.192 tỷ đồng tăng trưởng 41%; dư nợ cấp tín dụng đạt 635.972 tăng trưởng 33%; tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; lợi nhuận trước thuế đạt trên 24.000 tỷ đồng tăng trưởng 13%.

Năm 2023, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 13% lên 24.003 tỷ đồng. Nếu tính trên các hoạt động kinh doanh cốt lõi, mức tăng trưởng lợi nhuận này tương đương 53%.

Tổng tài sản dự kiến tăng 39% lên 877 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá tăng 41% lên 518 nghìn tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 33% lên 636 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng tín dụng thực tế sẽ được thực hiện dựa trên các hạn mức tối đa/quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nợ xấu kiểm soát dưới 3%.

Đáng chú ý, VPBank cũng dự kiến sẽ chia cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% trong năm 2023, tương đương 1.000 đồng/cổ phiếu, thực hiện vào khoảng quý 2- quý 3. Thời gian cụ thể do Hội đồng quản trị quyết định, đảm bảo phù hợp quy định pháp luật và các điều kiện thực tế của ngân hàng. Số tiền dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt là 7.934 tỷ đồng.

Nguồn thực hiện từ lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng sau khi trích lập các quỹ tính đến thời điểm 31/12/2022.

Ngoài ra, VPBank cũng trình cổ đông thông qua việc bán 1,19 tỷ cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược Nhật Bản - Sumitomo Mitsui Banking Corporation với giá 30.159 đồng/cổ phiếu, theo thỏa thuận vừa ký kết hôm 27/3. Số cổ phiếu này tương đương 15% vốn cổ phần VPBank (sau phát hành).

Số tiền thu về là 35.904 tỷ đồng. Sau thương vụ, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng từ 67.434 tỷ đồng lên 79.339 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ. Qua đó, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn thứ 2 tại Việt Nam.

VPBank có kế hoạch phát hành 30,22 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP), với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến thu về 302,2 tỷ đồng.

Số cổ phiếu này sẽ bị phong tỏa tối đa 3 năm, được nới lỏng thời gian hạn chế chuyển nhượng tùy thuộc vào chính sách nhân sự trong mỗi thời kỳ.

Đáng chú ý, VPBank trình cổ đông thống nhất đầu tư góp vốn, hợp tác, liên doanh, liên kết. Trong đó, ĐHĐCĐ thống nhất về mặt chủ trương và thông qua các phương án/giao dịch VPBank thực hiện góp vốn/mua cổ phần, thành lập hoặc mua lại công ty con, liên kết, hợp tác, tham gia vào các phương án cơ cấu lại/hỗ trợ tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng yếu kém hoặc các hình thức khác với các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác.

(Nguồn: VPBank)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay