Thứ năm, 14/11/2024
   

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng tiếp và làm việc với Đoàn IFC

Ngày 20/4/2022, tại Trụ sở Cơ quan Thường trực, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) do ông Qamar Saleem - Giám đốc Khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Bộ phận Tư vấn các định chế tài chính IFC có trụ sở tại

Ngày 20/4/2022, tại Trụ sở Cơ quan Thường trực, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tiếp và làm việc với Đoàn Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) do ông Qamar Saleem - Giám đốc Khu vực châu Á và Thái Bình Dương, Bộ phận Tư vấn các định chế tài chính IFC có trụ sở tại Singapore làm Trưởng đoàn, đang có chuyến công tác tại Việt Nam.

Tong Thu ky Nguyen Quoc Hung tiep va lam viec voi IFC 1

Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Đoàn công tác IFC có bà Paula Maria Leynes Felipe - Chuyên gia trưởng, Nhóm Giải pháp hội nhập và Rủi ro kinh doanh; ông Jinchang Lai - Chuyên gia trưởng, Nhóm Phát triển Cơ sở hạ tầng tài chính; ông Rajesh Mehra - Chuyên gia trưởng, Nhóm Tài trợ chuỗi cung ứng; ông Hans Dellien - Cán bộ chương trình cao cấp, phụ trách Chương trình tài trợ chuỗi cung ứng tại Việt Nam và bà Phan Thị Thanh Huyền - Cán bộ chương trình IFC tại Việt Nam. Ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Napas, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Fintech Hiệp hội Ngân hàng và các ông, bà lãnh đạo các ban chuyên môn của Cơ quan Thường trực tham dự buổi làm việc với Tổng Thư ký.

Mở đầu buổi làm việc, ông Qamar Saleem đã giới thiệu tóm tắt các dự án mà IFC đã và đang hỗ trợ nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng cho thị trường tài chính như, thúc đẩy phát triển chuỗi tài trợ cung ứng; tài trợ vốn có đảm bảo là động sản; hệ thống báo cáo tín dụng; hệ thống thanh toán... Ông Qamar cho biết, mục tiêu của Đoàn trong chuyến công tác tại Việt Nam lần này là trao đổi với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về những lĩnh vực mà thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam cần được hỗ trợ để phát triển mạnh mẽ hơn nữa; tiếp tục tập trung vào một số nội dung cần phát triển hơn nữa để thúc đẩy việc tài trợ chuỗi cung ứng; phát triển nền tảng công nghệ cho dịch vụ ngân hàng và tài chính số, số hóa ngân hàng; phát triển các công ty tài chính thương mại là tổ chức cho vay không nhận tiền gửi; phát triển tài chính bền vững, tài chính xanh, tài chính hỗ trợ bảo vệ môi trường và khí hậu.

Thay mặt hội đồng Hiệp hội, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng đã vui mừng chào đón ông Qamar Saleem cũng như các thành viên trong Đoàn đã tới thăm, làm việc; đồng thời cảm ơn về sự hỗ trợ của IFC với văn phòng đại diện tại Việt Nam. Chuyến thăm và làm việc của Đoàn sẽ làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác lâu dài của IFC với chính phủ Việt Nam, với Ngân hàng Nhà nước, trong đó có Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. IFC đã và đang là nhà đầu tư lớn, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của toàn hệ thống ngân hàng thông qua các hoạt động thiết thực, hiệu quả như hỗ trợ rà soát khuôn khổ pháp lý, cung cấp chuyên gia, tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm về thanh tra, giám sát, tín dụng xanh, cung cấp các khoản hỗ trợ kỹ thuật thông qua các buổi tọa đàm, hội thảo, tham vấn, đào tạo về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu; hỗ trợ xây dựng báo cáo quốc gia về ngân hàng bền vững, cung cấp các dự án ngành…

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cũng khẳng định, hoạt động của IFC tại Việt Nam trong thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với chủ trương phát triển của Việt Nam và tập trung vào các lĩnh vực Chính phủ ưu tiên kêu gọi đầu tư như tài chính, ngân hàng, năng lượng, nông nghiệp, khu vực sản xuất và khu vực tư nhân. IFC và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có mối quan hệ hợp tác gắn bó. IFC đã hỗ trợ Hiệp hội Ngân hàng thông qua cung cấp và phối hợp, đồng tổ chức nhiều khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo, tọa đàm với các nội dung thiết thực về các ván đề liên quan đến giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm; tài trợ chuỗi cung ứng; xử lý tài sản bảo đảm; soạn thảo hợp đồng bảo đảm; đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật hiện hành về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hòa giải trong giải quyết tranh chấp tín dụng; hệ sinh thái cho sự phát triển ngành tài chính; nhân lực ngành tài chính ngân hàng trong cách mạng công nghiệp 4.0…

Lắng nghe, đồng tình với các ý kiến trình bầy của các chuyên gia IFC và gợi mở của Đoàn, Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, tất cả các nội dung đã trao đổi là những vấn đề Hiệp hội Ngân hàng đang quan tâm và rất quan tâm. Theo đó, để tăng cường hợp tác hơn nữa, mong muốn IFC tiếp tục hỗ trợ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, trước mắt ở một số nội dung cốt lõi, đó là: (i) Xây dựng nền tảng tài chính số, ngân hàng số, thành lập công ty quản lýđịnh danh điện tử; khai thác sử dụng dữ liệu cá nhân hiệu quả, phục vụ trực tiếp các nhu cầu của tổ chức tín dụng; (ii) Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng nội dung liên quan đến tín dụng xanh và phát triển bền vững, chuỗi cung ứng liên quan đến biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tái tạo; (iii) Quản lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm, giúp đánh giá đúng thực chất giá trị khoản nợ, hạn chế nợ xấu phát sinh khi cho vay mới, nhằm đảm bảo tiêu chí quản trị nợ xấu, hạn chế rủi ro; (iv) Rà soát các dự án đang triển khai để rút kinh nghiệm, tiếp tục hỗ trợ tổ chức các hội thảo, tọa đàm để các tổ chức tín dụng hiểu, chia sẻ, áp dụng vào thực tiễn các nội dung liên quan. Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cũng bày tỏ, hai bên sẽ nghiên cứu, xây dựng và ký kết một bản ghi nhớ về các nội dung đã trao đổi thống nhất, xây dựng chương trình hành động cụ thể, sát đúng, phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt để mang lại kết quả thiết thực.

Tong Thu ky Nguyen Quoc Hung tiep va lam viec voi IFC 2

Cảm ơn lãnh đạo Hiệp hội Ngân hàng đã dành thời gian tiếp và làm việc, Trưởng Đoàn IFC Qamar Saleem cho rằng, những nội dung được trao đổi rất bổ ích, thiết thực; ý tưởng hướng về tương lai phát triển của Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, sự tương thích và đồng thuận sẽtiếp thêm nguồn cảm hứng để IFC tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa hai bên.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay