Thứ bảy, 18/01/2025
   

Thu hồi nợ và chuyện vay, trả

Việc trấn áp các hành vi đòi nợ vi phạm pháp luật đang nhận được sự đồng tình của chính các đơn vị cho vay, tuy nhiên, qua câu chuyện này cũng thấy mặt trái của nghĩa vụ trả nợ.

Việc trấn áp các hành vi đòi nợ vi phạm pháp luật đang nhận được sự đồng tình của chính các đơn vị cho vay, tuy nhiên, qua câu chuyện này cũng thấy mặt trái của nghĩa vụ trả nợ.

thu hoi no va chuyen vay tra

Rủ nhau bùng nợ

Trên mạng xã hội hiện tràn lan các hội nhóm hướng dẫn trốn nợ qua ứng dụng. Nhóm ít nhất có vài trăm người và nhiều nhất là gần 90.000 người, với các bài viết được đăng liên tục.

Chẳng hạn, trong nhóm “Tư vấn bùng nợ - xoá nợ xấu” với gần 50.000 thành viên, hay “Cộng đồng bị nợ xấu tại Việt Nam” với gần 25.000 thành viên trên Facebook có rất nhiều câu hỏi đăng lên nhờ tư vấn như: “Giờ không đóng tiền trả nợ cho F… thì có vấn đề gì không”, “Có ai bùng H… chưa, xin chút ý kiến”. Không chỉ khách hàng vay công ty tài chính, mà người vay ngân hàng cũng muốn bùng nợ như: “Mọi người cho em hỏi, ai bùng S… rồi cho em xin ít kinh nghiệm, em vừa mới chậm trả 4 ngày”, “Mình vay xong, có mất tích được không?”.

Có người nêu hoàn cảnh gặp khó khăn nên không trả được nợ, nhưng nhiều người khác không nêu lý do khi muốn được tư vấn trốn nợ. Đáng lưu ý, không ít ý kiến chia sẻ cách trốn nợ như thay sim điện thoại, xoá tài khoản Facebook, chuyển địa điểm khác sinh sống…, hoặc bày cách trốn nợ công ty tài chính này nhưng vẫn có thể sang công ty tài chính khác vay tiền.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán về tình trạng trên, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI nhận xét, thật đáng buồn khi có những người không biết xấu hổ, không biết áy náy, mà lại công khai, hào hứng rủ rê, lôi kéo nhau bùng nợ, tức bội ước, vi phạm cam kết, coi thường pháp luật.

“Đó chính là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cần bị lên án và xử lý nghiêm theo pháp luật, kể cả theo Điều 175, Bộ luật Hình sự năm 2015. Cũng cần lưu ý thêm cho những người chỉ dẫn, xúi bẩy, cổ vũ xù nợ trong các hội nhóm đó rằng, họ có thể là người đồng phạm, tiếp tay cho tội phạm”, ông Đức nói.

Cụ thể hơn, Giám đốc Công ty Luật ANVI viện dẫn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175, Bộ luật Hình sự 2015 có 4 khung hình phạt.

Khung 1, người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 4 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Một là, vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Hai là, vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Khung 2, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

Khung 3, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5 - 12 năm.

Khung 4, phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm.

Với hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Sòng phẳng trong vay trả nợ

Trưởng phòng xử lý nợ của một ngân hàng thương mại cho biết, ngoài những hình phạt trên còn có mức phạt hành chính đối với hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, nếu chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì người có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau.

Thứ nhất, bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Thứ hai, không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tuy nhiên, vị trưởng phòng xử lý nợ thừa nhận, không dễ dàng đưa được con nợ ra toà. Và ra toà thì chi phí còn tốn kém hơn, mà không biết khi nào mới thu hồi được nợ.

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho hay, các công ty tài chính tiêu dùng đã chia sẻ với Hiệp hội quan ngại về việc người vay khất lần trả nợ, dẫn đến nợ xấu có nguy cơ gia tăng.

“Các công ty tài chính tiêu dùng đều thống nhất quan điểm, cơ quan bảo vệ pháp luật trấn áp việc thu hồi nợ manh động hay đòi nợ kiểu xã hội đen là rất đúng. Nhưng thực tế như tôi đã đề cập, các công ty tài chính tiêu dùng quan ngại nhất là câu chuyện thu hồi nợ, bởi tỷ lệ chây ì trả nợ rất cao”, ông Hùng nói.

Theo luật sư Trương Thanh Đức, không phải ngẫu nhiên mà xã hội nào, thời kỳ nào cũng tồn tại dịch vụ đòi nợ hộ, đòi nợ thuê. Mọi việc đều có lý do. Khi con người sẵn sàng bội ước thì phải có một bên hỗ trợ thu hồi nợ. Đòi nợ thay là câu chuyện cần được khuyến khích để giải quyết một vấn đề của xã hội. Đương nhiên, phải ngăn chặn tất cả những hành vi vi phạm pháp luật.

Đối với những trường hợp thật sự khó khăn, không trả được nợ, luật sư Đức cho rằng, khách hàng cần phải trình bày với đơn vị cho vay để có các phương án xử lý, chứ không phải im lặng rồi lẳng lặng bỏ khoản nợ. Nếu không giải quyết được tận gốc vấn đề trốn nợ, những người cho vay bất lực thì làm sao nền kinh tế vận hành được hoạt động cho vay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng nêu quan điểm, cần trấn áp tội phạm thu hồi nợ bằng hình thức manh động, nhưng người dân vay vốn cần phải có ý thức, trách nhiệm về việc vay thì phải trả nợ.

“Cần phải có biện pháp mạnh mẽ, nghiêm minh đối với những người không trả nợ”, ông Hùng nhấn mạnh.

Nguồn:tinhnhanhchungkhoan.vn

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay