Ngày 30/12/2022, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 24/2022/TT-NHNN, sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. Thông tư số 24/2022/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Theo Thông tư số 24/2022/TT-NHNN, Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điểm, khoản, điều của Thông tư số 34/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 về hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. Cụ thể, Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư này và nhận kết quà thủ tục hành chính theo một trong ba cách thức sau: Trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (trừ Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam); Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính; Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thù tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phàn hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức đặt trụ sở chính.
Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF) hoặc được khai trên cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước. Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức về việc sao từ bản chính. Bản dịch tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài là bản dịch do tổ chức tự dịch hoặc thông qua một tổ chức cung cấp dịch vụ dịch thuật. Tổ chức xác nhận về tính chính xác của bản dịch tiếng Việt và nội dung bằng tiếng nước ngoài. Tổ chức chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin nêu tại hồ sơ đề nghị.
Ngoài ra, Tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ) gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính. Đối với Tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế có nhu cầu thực hiện hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ (hoặc thay đổi, bổ sung, gia hạn đãng ký đại lý) gửi 01 bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính…
Đồng thời, Thông tư số 24/2022/TT-NHNN cũng sửa đổi, bổ sung một sổ điều về thủ tục hành chính trong Thông tư số 12/2016/TT - NHNN ngày 29/6/2016 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hổi liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Thông tư này theo một trong ba cách thức sau: Nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước (trừ trường hợp nhà đầu tư là tổ chức tín dụng); Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước (đối với nhà đầu tư là tổ chức tín dụng) hoặc tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với nhà đầu tư không phải là tổ chức tín dụng); Gửi qua dịch vụ bưu chính…
Đặc biệt, Thông tư số 24/2022/TT-NHNN cũng quy định thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm. Theo đó, Doanh nghiệp có nhu cầu sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp có thay đổi liên quan đến nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cừa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc qua dịch vụ bưu chính 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 8, Điều 8a Thông tư này.
Đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, căn cứ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế cơ sờ vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sàn xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 16 Thông tư này).
Đối với thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, căn cứ quy định về điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tại Thông tư này và kết quả kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp (trường hợp thay đổi địa điểm sản xuất), trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét và cấp Quyết định điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ (theo mẫu tại Phụ lục 21 Thông tư này). Quyết định điều chỉnh này là bộ phận không tách rời của Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm và thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho Doanh nghiệp có nhu cầu tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sàn phẩm hoặc điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại Điều 11, Điều 1 la Thông tư này theo một trong ba cách thức sau: Nộp trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước; Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Gửi qua dịch vụ bưu chính.
Trường hợp gửi hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia hoặc trên Cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước, hồ sơ điện tử được sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Trường hợp hệ thống cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước gặp sự cố hoặc có lỗi không thể tiếp nhận, trao đổi thông tin điện tử, việc khai, gửi, tiếp nhận, trả kết quả, trao đổi, phản hồi thông tin được thực hiện qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại Bộ phận Một cửa Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sờ chính; Các tài liệu trong hồ sơ điện tử là bản điện tử quét từ bản gốc, bản chính (tập tin định dạng PDF) hoặc được khai trên cổng dịch vụ công Ngân hàng Nhà nước; Các tài liệu trong hồ sơ giấy là bản gốc, bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp về việc sao từ bản chính.
Đối với thủ tục cấp Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phổ cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử (theo mẫu tại Phụ lục 17 Thông tư này). Thời hạn có giá trị của Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm được xác định căn cứ theo họp đồng gia công vàng trang sức, mỹ nghệ và tối đa là 12 tháng kể từ ngày cấp phép. Việc tái xuất sản phẩm thực hiện trong thời hạn có giá trị của Giấy phép. Khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu được xác định căn cứ hợp đồng gia công và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp.
Đối với thủ tục điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái sản xuất sản phẩm, căn cứ hợp đồng điều chỉnh và các quy định tại Thông tư này, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Ngân hấng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cấp hoặc từ chối cấp (ghi rõ lý do) Quyết định điều chỉnh Giấy phép tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm dưới hình thức văn bản giấy hoặc vãn bản điện tử (theo mẫu tại Phụ lục 21 Thông tư này). Trong trường hợp điều chỉnh thời hạn Giấy phép, thời hạn điều chỉnh được xác định căn cử theo họp đồng gia công điều chỉnh và tối đa là 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy phép lần đầu. Trường hợp điều chỉnh khối lượng vàng nguyên liệu nhập khẩu, khối lượng điều chỉnh được xác định căn cứ hợp đồng gia công, phụ lục hợp đồng và kế hoạch sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp…
Chi tiết Thông tư số 24/2022/TT-NHNN xem tại đây.