Chủ nhật, 10/11/2024
   

Nông dân thời @ dùng app

Chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng trên điện thoại thông minh có kết nối internet, người tiêu dùng dễ dàng thanh toán điện tử qua các ứng dụng công nghệ số: Ví điện tử, mobile banking, internet banking, mã QR… Và đây cũng đã trở thành công cụ đắc lực đồng hành cùng nông dân thời 4.0 giúp họ

Chỉ với vài thao tác đơn giản, nhanh chóng trên điện thoại thông minh có kết nối internet, người tiêu dùng dễ dàng thanh toán điện tử qua các ứng dụng công nghệ số: Ví điện tử, mobile banking, internet banking, mã QR… Và đây cũng đã trở thành công cụ đắc lực đồng hành cùng nông dân thời 4.0 giúp họ tiếp cận và làm chủ công nghệ số góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

Chân dung những nông dân hiện đại xài công nghệ

Nong dan thoi dung app

Bán hàng livestream tại vườn

Là người tiên phong trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất trồng cam đỏ giống Cara của Úc ở bản Bò Hóng, xã Thanh Xương huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên, chị Nguyễn Thị Lan Hương rất hài lòng với hệ thống tưới tự động tiết kiệm cho 3,5 ha chuyên trồng cam cara ruột đỏ và bưởi da xanh. Đây là hệ thống tưới tiêu vận hành thông qua điện thoại di động. Trước đây, với diện tích này, gia đình chị phải thuê cả chục lao động, nay chỉ cần một mình chị điều khiển từ xa cũng hoàn thành trong một giờ đồng hồ. Đặc biệt, hệ thống tưới này không chỉ giúp cung cấp nước cho mà toàn bộ phân bón sử dụng bằng IMO và các loại phân hữu cơ khác cũng được hòa qua hệ thống tưới tự động để bón cho cây… Chị Lan Hương cũng tranh thủ lên mạng Internet tìm kiếm thị trường. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, chị khai thác tối đa tính hữu dụng của điện thoại thông minh để livestream, tiếp thị và bán sản phẩm trên Internet. Hiện toàn bộ khu vườn của chị đều được gắn các thiết cảm biến, camera theo dõi quá trình sinh trưởng của từng loại cây trồng.

Là khách hàng vay vốn lâu năm của Agribank Chi nhánh Điện Biên để khởi nghiệp, từ một mảnh vườn cằn cỗi bạc màu, chị Lan Hương đã vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mở rộng khu vườn nhập giống cây, mời chuyên gia nông nghiệp đến tư vấn trồng chăm sóc. Đến nay trang trại Cara Fram của chị đã là điểm đến của người tiêu dùng trên toàn quốc. Áp dụng công nghệ thông minh vào sản xuất, chị Lan Hương cũng được cán bộ ngân hàng Agribank chi nhánh Điện Biên tư vấn sử dụng phần mềm thanh toán qua điện thoại để thanh toán tiền hàng cho khách hàng “Tôi rất hài lòng với các dịch vụ thanh toán của Agribank trên smartphone, thật sự tiện ích mà không mất nhiều thời gian. Giờ đây các đối tác khi đặt hàng chỉ cần một cuộc gọi hay tin nhắn vài thao tác trên SMS banking là chuyển tiền thành công và hàng được phục vụ tận nơi” chị Lan Hương chia sẻ.

Cách đây 05 năm, gia đình anh Trần Văn Thịnh vẫn nằm trong danh sách hộ nghèo của Tiểu khu Sao Đỏ II, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ (Sơn La). Sau khi được tham gia lớp học kỹ thuật chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân tỉnh tổ chức, anh Thịnh đã tự mày mò tìm hiểu và quyết định đầu tư chăn nuôi bò sữa. Khởi nghiệp từ hơn 30 triệu được vay từ nguồn vốn của Agribank Chi nhánh huyện Vân Hồ Sơn La, nhờ thực hiện đúng quy trình kỹ thuật và chủ động liên hệ tốt đầu ra cho sản phẩm nên đến nay, gia đình anh Trần Văn Thịnh đã vươn lên trở thành một trong số những hộ có thu nhập cao ở địa phương. Với việc thường xuyên duy trì đàn bò sữa từ 50- 100 con, trong đó có 45 con đang kỳ vắt sữa, năm 2022, gia đình anh Thịnh có thu nhập lên tới trên 1,5 tỷ đồng từ tiền bán sữa và bò giống. Trên bước đường trở thành một "đại gia chăn nuôi", anh Thịnh đã đầu tư rất nhiều thời gian đi tham quan, học hỏi các mô hình chăn nuôi ở trong và ngoài tỉnh.

Nhờ cách làm sáng tạo nên anh Thịnh đã thành công trong việc lai tạo, xây dựng thương hiệu bò sữa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap. Với công nghệ nuôi khép kín, cài mềm ứng dụng về quy trình cho ăn, uống nước tự động được cài đặt trên máy tính, nên việc nuôi chăm sóc của gia đình anh Thịnh khá nhàn “Tuy mới tiếp cận với dịch vụ ngân hàng điện tử của Agribank nhưng tôi thấy giao diện của dịch vụ Agribank E-Moblile Banking thân thiện, dễ thao tác, tương thích đa thiết bị, các giao dịch ngân hàng được thực hiện nhanh chóng, chính xác và tin cậy. Khách hàng có thể đăng nhập để sử dụng dịch vụ bằng password hoặc bằng vân tay và trải nghiệm các dịch vụ tiện ích đi kèm như: Trao đổi thông tin, nhận tiền kiều hối, quản lý đầu tư, ví điện tử, tra cứu thông tin, tìm kiếm... Là một nông dân thời công nghệ không thể không biết đến những tiện ích này nếu muốn mở rộng quy mô sản xuất và bán hàng”.

Chị Lan Hương, anh Thịnh chỉ là hai trong số hàng nghìn nông dân trên cả nước đã và đang ứng dụng hiệu quả công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và sự mạnh dạn, quyết đoán của những “nông dân 4.0”, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu  được áp dụng trong ngành nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mang lại những kết tích cực. Hàng loạt chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón…) để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.  Hoạt động thanh toán mua sắm hàng hóa, vật tư nông nghiệp đầu vào; hoạt động kết nối xuất khẩu nông sản thông qua các trang thương mại điện tử (ngân hàng hỗ trợ thanh toán), hoạt động thanh toán chi trả học phí, viện phí… đã bắt đầu trở nên phổ biến được nhiều doanh nghiệp, HTX và người dân áp dụng. Ngân hàng điện tử chính là người bạn đồng hành hỗ trợ nông dân phát triển hiệu quả.

App bank công cụ thanh toán đắc lực của nông dân

Nong dan thoi dung app 2

Mô hình nuôi bò theo công nghệ sinh học đã giúp bà con khu vực miền núi phía Bắc thoát nghèo

Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng là một cấu phần trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Kế hoạch được xây dựng, tiếp cận theo hướng đặt người dân, khách hàng ở vị trí trung tâm. Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch mặc dù được phân chia theo nhóm NHNN và các TCTD nhưng đều hướng tới việc phục vụ tốt hơn cho người dân, cho khách hàng.

Với những nỗ lực đó, chuyển đổi số ngành Ngân hàng đã gặt hái nhiều “trái ngọt”. Các dịch vụ ngân hàng trên nền tảng số phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán điện tử có tốc độ số hóa, tăng trưởng nhanh. Nhiều nghiệp vụ ngân hàng đã được số hóa toàn diện 100%; nhiều ngân hàng đã ghi nhận tỷ lệ hơn 90% giao dịch của khách hàng được thực hiện qua kênh số. Năm 2021, thanh toán qua các kênh thanh toán điện tử duy trì mức tăng trưởng cao so với năm 2020: Giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 48,76% về số lượng giao dịch và 32,59% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 75,97% về số lượng và 87,5% về giá trị. Trong 8 tháng đầu năm 2022, thanh toán trên thiết bị di động tăng 107% về số lượng và 92% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.Tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt gần 68% với tốc độ tăng trưởng bình quân 11,44% từ năm 2015 - 2021.

“Bà con nông dân giờ đây được tiếp xúc với tất cả mọi dịch vụ tài chính số, phạm vi mua bán, mở rộng giao thương giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, thậm chí còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi lại so với khi dùng tiền mặt. Sơn La hiện nay là “vựa trái cây” lớn nhất khu vực phía bắc. Những trang trại trồng trái cây lớn họ đều dùng kênh thanh toán qua app ngân hàng. Đó là lý do mà Agribank chi nhánh Sơn La là một trong 17 chi nhánh ngân hàng đầu tiên trong hệ thống được lắp đặt thí điểm ngân hàng số Agribank Digital”, ông Phạm Văn Bằng - Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Sơn La đã chia sẻ tại lễ Khai trương Ngân hàng số Agribank Digital. Tính đến nay, Agribank là ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng số đầu tiên và duy nhất tại địa bàn chi nhánh tỉnh Sơn La.

Ông Ngô Văn Cường - chủ một đại lý vật tư nông nghiệp tại Thanh Chăn Điện Biên - chia sẻ, trước đây tới mua hàng, dù ít hay nhiều, bà con nông dân đều thanh toán bằng tiền mặt. Khi kiểm đếm ông lo đủ thứ chuyện, từ tiền đếm đủ đếm thiếu, tiền rách tiền giả,... Giờ ở ngay quầy thanh toán có dán mã QR, bà con mua hàng chỉ dùng smartphone quét mấy giây là thanh toán xong.

Tại Mường Ẳng Điện Biên, một huyện nghèo nằm trong diện huyện 30a mà bà con nơi đây cũng biết đến “app ngân hàng”. Vợ chồng anh Giàng A Sử có một trang trại nuôi lợn theo công nghệ sinh học. Bình thường cứ đến chợ phiên cách nhà 30 km vợ chồng anh lại đèo xe máy xuống mua thức ăn chăn nuôi. Nhưng từ khi anh xài app ngân hàng. Anh chỉ việc alo cho cửa hàng bán thức ăn, họ chuyển đến tận nhà và anh dùng điện thoại “bắn tiền trả” anh Sử nói. Qua trò chuyện với anh Sử mới thấy cuộc sống thật tiện lợi thế nào khi không phải cầm tiền mặt. “Hồi đầu nghe nói xài app ngân hàng qua điện thoại, tôi ngại lắm vì sợ chuyển lộn, mất tiền, chưa kể tiền bỏ trong túi vẫn cảm giác an toàn hơn. Vậy mà xài app hơn năm nay tôi thấy quá tiện lợi, chưa nói việc tiết kiệm cũng đơn giản hơn rất nhiều”, anh Sử cho biết thêm.

Agribank hướng đến mục tiêu ngân hàng hiện đại

Nong dan thoi dung app 3

Thanh toán QR đã trở thành kênh thanh toán phổ biến, tiện ích

Theo ông Tô Đình Tơn, Phó Tổng Giám đốc Agribank cho biết, là ngân hàng nắm giữ vai trò chủ lực trong các đơn vị đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân với tỷ trọng lên tới hơn 70% tổng dư nợ, Agribank đang tích cực triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn năm 2030. Để có thể cung cấp những sản phẩm thanh toán tiện ích vượt trội cho khách hàng, Agribank tập trung xây dựng nền tảng quan trọng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Triển khai hàng loạt dự án công nghệ quan trọng như hệ thống Core Banking kết nối thanh toán trực tiếp của toàn bộ các chi nhánh trên toàn hệ thống, kết nối với tổ chức thẻ quốc tế Visa và Công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Banknet, nâng cấp mạng truyền thông, kết nối trực tuyến với các Công ty chứng khoán, cung cấp dịch vụ SMS Banking là tiền đề quan trọng để phát triển E-banking. Đặc biệt từ tháng 9-2021, Agribank triển khai áp dụng công nghệ định danh điện tử eKYC cho phép khách hàng mở tài khoản trên điện thoại mà không cần phải đến quầy giao dịch, vừa bảo đảm an toàn, vừa tiết kiệm thời gian đi lại, cũng như mang đến những trải nghiệm hiện đại, thuận tiện cho khách hàng.

Đặt ra mục tiêu chuyển đổi mô hình Ngân hàng số là yếu tố cốt lõi cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngân hàng trong xu thế hiện nay, trong những năm qua, Agribank đã tập trung nghiên cứu, xây dựng Đề án chiến lược về công nghệ thông tin (CNTT) giai đoạn 2016-2020, ưu tiên đầu tư các Dự án công nghệ nhằm tăng cường hệ thống máy chủ và cơ sở hạ tầng CNTT, nâng cấp hạ tầng các trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng, tăng cường an ninh bảo mật, đảm bảo cho các hệ thống CNTT luôn hoạt động ổn định, an toàn; phát triển các hệ thống ứng dụng phục vụ yêu cầu quản trị điều hành và phát triển dịch vụ sản phẩm mới, kênh phân phối mới... Với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin, Agribank cung ứng hơn 200 sản phẩm dịch vụ tiện ích, tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ứng dụng giải pháp công nghệ 4.0, thực hiện chuyển đổi số thông qua việc liên tục ra mắt và cải tiến nhiều sản phẩm số, nhằm đơn giản hóa quy trình, nâng cao tiện ích cho khách hàng.

Thêm nữa, hiện nay Agribank không chỉ dừng lại ở những phòng giao dịch cố định với mạng lưới 1 chi nhánh loại 1, chi nhánh loại 2 trực thuộc chi nhánh loại 1, các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 2 mà Agribank còn phát triển thêm các điểm giao dịch bằng xe lưu động định kỳ hàng tháng cũng được đều đặn lăn bánh đến các xã không có phòng giao dịch ngân hàng. Chưa nói, các hình thức cho vay vốn qua các tổ, đưa các máy ATM/CDM về các xã xa trung tâm không có phòng giao dịch. Hay câu chuyện phủ sóng điểm giao dịch xã trên toàn bộ các xã, phường, thị trấn và hàng trăm nghìn tổ tiết kiệm vay vốn làm cánh tay nối dài đưa dòng vốn tín dụng chính sách về với nông thôn, vùng sâu vùng xa trên địa bàn toàn quốc.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay