Thứ tư, 22/01/2025
   

Nhiều ngân hàng lên kế hoạch chia cổ tức, tăng vốn điều lệ

Vừa qua, nhiều ngân hàng hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam như Vietcombank, Techcombank, TPBank, LBBank... đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ, chia cổ tức, trong đó có nhiều ngân hàng đã hoàn thành chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức.

Vừa qua, nhiều ngân hàng hội viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã có kế hoạch tăng vốn điều lệ, chia cổ tức, trong đó có nhiều ngân hàng đã hoàn thành chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức.

6 ngan hang chot danh sach co dong chia co tuc va tang von dieu le

*Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán TPB) vừa có thông báo 12/6/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để nhận quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 39,19% và dự kiến phát hành gần 620 triệu cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông, để tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6.199 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 9/6.

Nguồn tiền dùng để tăng vốn là 6.199 tỷ đồng. Trong đó, ngoài 2.102 tỷ đồng lấy từ lợi nhuận năm 2022, ngân hàng cũng trích 1.536 tỷ đồng từ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2021 và 2.561 tỷ đồng từ thặng dư vốn cổ phần.

Sau khi hoàn thành việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của TPBank sẽ tăng từ 15.817 tỷ đồng lên 22.016 tỷ đồng.

Trước đó, phương án tăng vốn điều lệ này đã được Ngân hàng Nhà nước và Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 của TPBank đã thông qua.

*Ngày 1/6/2023, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) cũng thông qua Nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ thông qua phát hành 5.272.297 cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 thông qua.

Với tổng số lượng cổ phần Techcombank đang lưu hành là 3.517.238.514 cổ phiếu, số cổ phiếu ESOP lần này tương đương với tỷ lệ 0,1499%. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, chỉ bằng 1/3 so với giá cổ phiếu TCB trên thị trường (hiện giá cổ phiếu TCB tại ngày 5/6 khoảng 32.500 đồng/cổ phiếu). Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định hiện hành.

Dự kiến sau đợt phát hành ESOP này, Techcombank sẽ thu được 52.722.970.000 tỷ đồng và nâng vốn điều lệ lên 35.225.108.110.000 đồng.

*Ngày 1/6/2023, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã công bố thông tin về việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385.300.200.000 đồng theo văn bản số 4222/NHNN-TTGSNH ngày 31/5/2023.

Cụ thể, ngân hàng nhà nước chấp thuận LPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 11.385.300.200.000 đồng, tương ứng phát hành thêm 1.138.530.020 cổ phiếu. Trong đó, 328.530.020 cổ phiếu phát hành trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 19% (tương đương 3.285.300.200.000 đồng); 500 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 300 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài; 10 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu LPBank thực hiện việc tăng vốn đúng quy định. Đồng thời trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định, LPBank thực hiện sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động theo quy định.

Hiện LPBank có vốn điều lệ 17.291.053.690.000 đồng. Sau khi hoàn thành các đợt phát hành, vốn điều lệ ngân hàng tăng lên mức 28.676.353.890.000 đồng (tương đương 286.735.389 cổ phiếu).

* Ngày 30/5/2023, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) đã công bố thông tin bất thường về việc được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 47.325.165.710.000 đồng lên 55.891.020.680.000 đồng theo văn bản số 3924/NHNN-TTGSNH ngày 24/5/2023.

Theo đó, hình thức tăng vốn là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại của các năm 2019 và 2020, đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Vietcombank thông qua trước đó.

Theo đó, Vietcombank dự kiến phát hành 856,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng với tỉ lệ phát hành 18,1%. Sau khi phát hành thành công, quy mô vốn điều lệ của Vietcombank sẽ đạt mức 55.891.020.680.000 đồng.

* Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán HDB) cũng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt 10% vào ngày 30/5/2023. Cổ đông có tên trong danh sách tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ được nhận 1.000 đồng/cổ phiếu. Ngày thanh toán cổ tức cho cổ đông dự kiến là 12/06/2023.

Với hơn 2,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, HDBank sẽ trích ra hơn 2.500 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Ngoài ra, ngân hàng cũng có kế hoạch chia cổ tức 15% bằng cổ phiếu trong thời gian tới.

*Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank, mã chứng khoán ABB) cũng đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 31/5 để tiến hành trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10%.

*Trước đó, Ngân hàng Á Châu (ACB, mã chứng khoán ACB) cũng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức năm 2022 vào ngày 2/6/2023.

Theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 và Hội đồng quản trị thông qua, ACB sẽ chia cổ tức năm 2022 với tổng tỷ lệ 25%. Trong đó, ngân hàng sẽ trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu, tức 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng. Ngày thanh toán là 12/6/2023. Với hơn 3,37 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, quy mô trả cổ tức tiền mặt đợt này của ACB là hơn 3.377 tỷ đồng.

Như vậy, sau 8 năm, cổ đông ACB được nhận được cổ tức bằng tiền mặt. Lần gần nhất ACB chi trả cổ tức bằng tiền mặt là vào năm 2015 với tỷ lệ 7% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 700 đồng). Với gần 896 triệu cổ phần lưu hành khi đó, ACB khi đó đã chi hơn 627 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2014.

Bên cạnh đó, ACB cũng trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, tức người sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 15 cổ phiếu mới. Số lượng phát hành dự kiến là hơn 506 triệu cổ phiếu. Sau khi hoàn thành, vốn điều lệ của ACB sẽ tăng từ 33.774 tỷ đồng lên 38.840 tỷ đồng.

VNBA News

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay