Chủ nhật, 06/10/2024
   

Nguyên tắc cơ bản của Quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (E&S) cho các ngân hàng Việt Nam

Ngày 6/12/2022, tại Hà Nội, Đại sứ quán Anh đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Cho vay có trách nhiệm: Nguyên tắc cơ bản của Quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (E&S) cho các ngân hàng Việt Nam”, nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ hơn về các rủi ro môi trường và

Ngày 6/12/2022, tại Hà Nội, Đại sứ quán Anh đã phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Cho vay có trách nhiệm: Nguyên tắc cơ bản của Quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (E&S) cho các ngân hàng Việt Nam”, nhằm giúp các ngân hàng Việt Nam hiểu rõ hơn về các rủi ro môi trường và xã hội, đồng thời giới thiệu những hướng dẫn về kỹ thuật và nguồn lực tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero).

Toan canh hoi thao

Toàn cảnh buổi hội thảo

Thông tin tại hội thảo cho biết, việc phát triển bền vững là ưu tiên và mục tiêu lâu dài của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt, tại COP26, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu toàn cầu được diễn ra tại Scotland vào tháng 11/2021, Việt Nam đã cam kết đạt được Net Zero vào năm 2050. Trong đó, ngành tài chính - ngân hàng, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của mục tiêu này. Bởi việc chuyển các nguồn vốn, đầu tư từ các dự án hoạt động phát, thải nhiều carbon sang các dự án xanh và bền vững hơn. Do vậy, ngành ngân hàng góp phần trách nhiệm chính trong việc xanh hóa dòng vốn đầu tư cho phát triển bền vững.

Được biết, theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, các ngân hàng trong nước của Việt Nam là nguồn tài chính chủ chốt cho các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió, chiếm 3,6 tỷ USD đầu tư từ năm 2018 đến năm 2020. Trong đó, đã có một số tổ chức tín dụng Việt Nam triển khai các gói sản phẩm tín dụng xanh và sử dụng nguồn vốn từ Công ty Tài chính Quốc tế  (IFC) hoặc Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (GCPF) như: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank); Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank); Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank); Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Công ty Tài chính Điện lực (EVNFinance)…

Ronald Bohlander

Ông Ronald Bohlander, Tham tán Khí hậu, Đại sứ quán Anh phát biểu chào mừng hội thảo.

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo của Ronald Bohlander, Tham tán Khí hậu, Đại sứ quán Anh nhấn mạnh: “Tất cả các tổ chức tài chính, bao gồm cả ngân hàng, hiện đang phải đối mặt với rủi ro về môi trường và xã hội do khách hàng và bên nhận đầu tư. Nếu không được quản lý thấu đáo, những rủi ro này có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của tổ chức tài chính dẫn đến bị kiện tụng tốn kém ảnh hưởng đến uy tín, vị thế và mất lợi nhuận, doanh thu…”.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều bước khác nhau để thúc đẩy tài chính bền vững, đồng thời, đưa ra các hướng dẫn nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các hoạt động cấp tín dụng. Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, Ngân hàng đóng góp quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển bền vững; tác động đến môi trường thông qua các hoạt động nội bộ và tác động bên ngoài thông qua cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của minh, đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng. Vì vậy, quản lý rủi ro môi trường là yêu cầu đã được đặt ra nhằm hướng dòng vốn tín dụng vào các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh... Tuy nhiên, hiệu quả vẫn còn khiêm tốn do chưa đạt được sự đồng nhất trong việc tuân thủ của tất cả các ngân hàng tại Việt Nam. Bởi hiện chỉ có một số ngân hàng tuân thủ các yêu cầu tối thiểu và một số ngân hàng cũng đang nỗ lực để phù hợp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, thông qua việc sử dụng các nghiên cứu điển hình và ví dụ tốt nhất từ quốc tế, hội thảo đã bổ sung thêm các cách thức tiếp cận sinh động trực quan cho các ngân hàng Việt Nam, biết cách tập trung nguồn lực phù hợp vào hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản trị tốt, tác động của rủi ro, cấu trúc và quy trình liên quan để giúp các ngân hàng xác định, đánh giá và quản lý những rủi ro này.

Xin Yi Lau

Bà Xin Yi Lau, Trưởng nhóm Tài chính Xanh Khu vực Đông Nam Á của Carbon Trust

Bà Xin Yi Lau, Trưởng nhóm Tài chính Xanh Khu vực Đông Nam Á của Carbon Trust cho biết: “…Cần phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo ngành ngân hàng của Việt Nam giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và xã hội, đồng thời, các ngân hàng cũng phải được trang bị kiến thức để hỗ trợ khách hàng cắt giảm khí thải. Bởi kiến thức là bước khởi đầu quan trọng giúp các ngân hàng của Việt Nam giảm thiểu rủi ro đối với môi trường và xã hội. Việc có kiến thức phù hợp cùng với hành lang pháp lý chặt chẽ sẽ tạo được sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Bởi nếu không có thì thật khó để đưa ra lựa chọn đúng đắn cho chính các ngân hàng…”

Pietro Rocco

Ông Pietro Rocco, Quyền Giám đốc tài chính xanh tham dự hội thảo dưới hình thức trực tuyến

Tại hội thảo, ông Pietro Rocco, Quyền Giám đốc tài chính xanh đã đưa ra quy trình phân tích và quản lý rủi ro môi trường và xã hội thường bao gồm (1) Xác định và đánh giá rủi ro môi trường và xã hội và (2) Giám sát và quản lý rủi ro môi trường và xã hội. Các quy trình này nên được thực hiện ở cả cấp độ khách hàng và danh mục. Qua đó, tiến hành xác định và đánh giá rủi ro môi trường và xã hội ( MT&XH), ngân hàng cần áp dụng các tiêu chí rủi ro để xác định các lĩnh vực có rủi ro MT&XH cao hơn. Đối với các lĩnh vực có rủi ro MT&XH cao hơn, ngân hàng nên xây dựng các chính sách riêng cho ngành, nêu rõ các kỳ vọng của ngân hàng và hoạt động rà soát tăng cường đối với các lĩnh vực đó.

Việc đánh giá rủi ro MT&XH là cần thiết để xác định ưu tiên và quản lý các rủi ro MT&XH trọng yếu. Các tiêu chí ưu tiên có thể được sử dụng là (i) tính dễ bị tổn thương và (ii) tốc độ khởi phát. Mặc dù chưa có phương pháp chung để đánh giá rủi ro MT&XH ở cấp độ danh mục, do các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào loại rủi ro tài chính, tính nhất quán trong các phương pháp tiếp cận là yếu tố then chốt và nên đã sử dụng một bộ giả định về rủi ro MT&XH cho tất cả các loại rủi ro.

Ông Pietro Rocco đồng thời khuyến nghị các Ngân hàng nên phát triển các công cụ và số liệu định lượng và định tính để theo dõi và đánh giá mức độ rủi ro về môi trường, nếu rủi ro là trọng yếu. Đảm bảo rằng các hệ thống báo cáo nội bộ có khả năng giám sát các rủi ro môi trường và xã hội quan trọng và cung cấp thông tin kịp thời để hỗ trợ hội đồng quản trị và ban điều hành ra quyết định hiệu quả

Hoc vien

Đại diện các ngân hàng chăm chú làm bài tập áp dụng

Hoc vien phat bieu

Đại diện các ngân hàng tham gia thảo luận sôi nổi cùng các chuyên gia

Tại hội thảo, đại diện các ngân hàng đã tham gia thảo luận sôi nổi cùng các chuyên gia về phương pháp đánh giá, chia sẻ thêm thông tin để làm rõ hơn về quy trình quản lý rủi ro Môi trường và Xã hội (E&S) cho các ngân hàng Việt Nam. Đồng thời giúp các ngân hàng bổ sung, hoàn thiện quy trình, quy chế nội bộ liên quan đến công tác tín dụng xanh, ngân hàng xanh trên cơ sở các văn bản, chính sách, chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

 Thành Đức - Đức Tuấn

 

  • DongA Bank tuyển dụng nhân sự dịp cuối năm

    DongA Bank tuyển dụng nhân sự dịp cuối năm

    Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) tuyển dụng các vị trí nhân sự mới dịp cuối năm với mức lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến rõ ràng.

  • Tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng cao kỷ lục đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng

    Tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng cao kỷ lục đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng

    Ngân hàng nhà nước(NHNN) vừa công bố tính đến cuối tháng 7/2024, tổng tiền gửi của dân cư tại các ngân hàng đạt hơn 6,83 triệu tỷ đồng, tăng 4,68% so với cuối năm 2023. Đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay.

  • HDBank được vinh danh 'Ngân hàng xanh của năm'

    HDBank được vinh danh 'Ngân hàng xanh của năm'

    HDBank nhận giải "Ngân hàng xanh của năm" tại Better Choice Awards 2024 nhờ tiên phong đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, ngày 2/10.

  • Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27

    Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27

    Tuần lễ Tài chính Châu Âu (Euro Finance Week) lần thứ 27 là một trong những sự kiện tài chính lớn và có uy tín tại Châu Âu, diễn ra hàng năm vào tháng 11 tại Frankfurt, CHLB Đức.

  • Bac A Bank tuyển dụng các vị trí mới

    Bac A Bank tuyển dụng các vị trí mới

    Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự mới dịp cuối năm với mức lương thưởng cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, năng động.

  • Eximbank tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền Tổng Giám đốc

    Eximbank tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải làm quyền Tổng Giám đốc

    Ngày 30/9/2024, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã có văn bản số 8634/2024/EIB-TGĐ thông báo quyết định tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Hải giữ vị trí quyền Tổng Giám đốc, với thời hạn 3 năm và có hiệu lực từ 3/10/2024.

  • DIV tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi"

    DIV tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi"

    Từ 07/10/2024 đến hết ngày 02/11/2024, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) sẽ chính thức tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi", nhân dịp hướng tới Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (09/11/1999 - 09/11/2024).

  • 5 cách nhận biết tiền thật, tiền giả

    5 cách nhận biết tiền thật, tiền giả

    Theo Nghị định 87/2023/NĐ-CP ngày 8/12/2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, tiền giả là được hiểu là vật phẩm có một mặt hoặc hai mặt mô phỏng hình ảnh, hoa văn, màu sắc, kích thước của tiền Việt Nam để được chấp nhận giống như tiền Việt Nam, không có hoặc giả mạo các đặc điểm bảo an, không do Ngân hàng Nhà nước phát hành hoặc là tiền Việt Nam bị thay đổi, cắt ghép, chỉnh sửa để tạo ra tờ tiền có mệnh giá khác so với nguyên gốc.

  • BIDV tuyển dụng nhiều vị trí mới

    BIDV tuyển dụng nhiều vị trí mới

    BIDV tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự mới với chế độ lương thưởng hấp dẫn, cơ chế làm việc cạnh tranh, môi trường làm việc chuyên nghiệp.

  • [Infographic] Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Những điểm mới nổi bật

    [Infographic] Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Những điểm mới nổi bật

    Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Với 15 chương, 210 điều Luật Các tổ chức tín dụng 2024 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập, tạo nên một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch và an toàn hơn.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay