Thứ hai, 08/07/2024
   

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ

Ngày 31/03, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Quý I/2023. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú chủ trì họp báo.

Ngày 31/03, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức họp báo để thông tin kết quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Quý I/2023. Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú chủ trì họp báo.

ngan hang nha nuoc tiep tuc dieu hanh linh hoat dong bo cac cong cu va giai phap chinh sach tien te

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì buổi họp báo

Phát biểu tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023, trong tháng 3 và Quý I/2023, Ngân hàng Nhà nước đã khẩn trương triển khai kịp thời các nhiệm vụ được giao.

Theo đó, trong Quý I/2023, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Trong hơn 2 tháng đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên các mức lãi suất điều hành nhằm ổn định lãi suất thị trường trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, áp lực lạm phát trong nước gia tăng. Ngày 15/3/2023, trên cơ sở bám sát diễn biến thực tế và tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh một số mức lãi suất điều hành.

Bên cạnh đó, để tiếp tục triển khai chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong việc giảm lãi suất cho vay góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế, trong tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các NHTM, khuyến khích các NHTM tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi để có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh. Theo đó, các NHTM đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi từ 0,2-0,5%/năm đối với các kỳ hạn 6 đến 12 tháng kể từ ngày 6/3/2023.

Ông Phạm Chí Quang - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến nay đã có 24 NHTM điều chỉnh giảm lãi suất. Đây là cơ sở để các NHTM có điều kiện để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng giảm chi phí tài chính.

ngan hang nha nuoc tiep tuc dieu hanh linh hoat dong bo cac cong cu va giai phap chinh sach tien te1

Toàn cảnh họp báo

Về điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Về điều hành tín dụng, Phó Thống đốc cho biết, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD và tiếp tục chỉ đạo TCTD hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Tiếp tục đẩy mạnh chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, Phó Thống đốc nhấn mạnh, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo toàn Ngành tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối Ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn theo hình thức phù hợp để đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng; nắm bắt các khó khăn vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay ngân hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ; làm rõ thông tin, nguyên nhân các trường hợp không tiếp cận được vốn vay…

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng theo đúng quy định của pháp luật; thành lập đường dây nóng (điện thoại, email) để tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp; xử lý, trả lời rõ ràng đối với việc cấp tín dụng cho từng trường hợp cụ thể...

Trong chuỗi Hội nghị về tín dụng cho các ngành, lĩnh vực để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho doanh nghiệp, người dân, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị về tín dụng bất động sản. Bên cạnh đó, Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để chỉ đạo các NHTM, trong đó chủ lực là 04 NHTM nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank) và các NHTM ngoài nhà nước có đủ điều kiện với các gói tín dụng cụ thể trong từng thời kỳ cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay. Lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của 04 ngân hàng NHTM nhà nước trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xác định danh mục dự án, đối tượng, điều kiện, tiêu chí được thụ hưởng Chương trình.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải ngân vốn tín dụng chính sách xã hội giai đoạn 2022 - 2023 thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ nhằm đánh giá kết quả sau 01 năm triển khai thực hiện, nhìn nhận các khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn vốn, tiến độ giải ngân Chương trình, cơ chế chính sách..., đặc biệt là chương trình cho vay nhà ở xã hội và Nghị định số 28/2022/NĐ-CP và đề xuất những giải pháp, định hướng phát triển chính sách tín dụng theo Nghị quyết 11/NQ-CP trong năm 2023. Đồng thời tổ chức Hội nghị “Các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh” nhằm trao đổi, thảo luận, đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); tình hình triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV; các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển DNNVV nói chung, tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng từ các góc nhìn của doanh nghiệp, ngân hàng, Hiệp hội và các cơ quan quản lý Nhà nước.

Đến ngày 28/3/2023, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 2,06% so với cuối năm 2022, tăng 11,17% so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ.

Chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng đạt được kết quả tích cực

Khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), chuyển đổi số ngành Ngân hàng tiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện, tạo sự đồng bộ và điều kiện thuận lợi cho phát triển TTKDTM, ứng dụng công nghệ mới và đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức triển khai các Đề án, Chương trình, Kế hoạch nhằm thúc đẩy TTKDTM và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng đã đạt được kết quả tích cực. Ngân hàng Nhà nước được xếp hạng nhất về an toàn thông tin mạng, thứ 2 về kiến tạo thể chế và thứ 4 về hoạt động chuyển đổi số theo Chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông. 95% TCTD đã và đang xây dựng, triển khai Chiến lược chuyển đổi số tại đơn vị mình. Nhiều TCTD chuyển đổi số ở tốp đầu hiện đã đạt 90% giao dịch khách hàng thực hiện trên kênh số.

TTKDTM tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Trong 2 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022: Giao dịch TTKDTM tăng 50,14% về số lượng; qua kênh Internet tăng 90,21% về số lượng và 10,01% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng 60,29% về số lượng và 13,89% về giá trị; qua phương thức QR code tăng 142,06% về số lượng và 49,42% về giá trị; qua POS tăng 36,65% về lượng và 29,72% về giá trị.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao tại Đề án 689 (Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022). Đến nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các TCTD; tích cực tham gia hỗ trợ, xử lý các TCTD yếu kém và dành nguồn lực để hỗ trợ giảm lãi suất cho khách hàng vay gặp khó khăn do dịch Covid-19. Về cơ bản sự ổn định, an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững.

Bám sát diễn biến thị trường để điều hành linh hoạt, đồng bộ

Chia sẻ về điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo định hướng đề ra, cụ thể: Điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất;

Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát;

Điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng…; Triển khai với nỗ lực cao nhất nhiệm vụ được giao tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, chú trọng triển khai Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc Hội và Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất 2% cho các đối tượng theo quy định, các chương trình tín dụng chính sách thông qua NHCSXH;

NHNN tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng;

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, giám sát việc triển khai Phương án cơ cấu lại TCTD...;

Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cùng đại diện một số Vụ, Cục của NHNN đã trả lời một số câu hỏi của báo chí liên quan đến điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay