Thứ năm, 14/11/2024
   

Nâng cao khả năng kết nối tài chính trong khu vực ASEAN

Chiều ngày 07/4, trong khuôn khổ Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, đã diễn ra phiên Đối thoại giữa Thống đốc các NHTW cùng CEO các định chế tài chính các nước ASEAN.

Chiều ngày 07/4, trong khuôn khổ Hội nghị đối thoại trực tuyến giữa các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước ASEAN, đã diễn ra phiên Đối thoại giữa Thống đốc các NHTW cùng CEO các định chế tài chính các nước ASEAN.

Buổi đối thoại được tổ chức nhằm cập nhật tiến độ thực hiện Sáng kiến Khung dữ liệu liên thông, mã QR tương thích xuyên biên giới và nâng cao khả năng kết nối tài chính trong khu vực ASEAN.

Nang cao kha nang ket noi tai chinh trong khu vuc ASEAN 2

Ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham gia phiên đối thoại

Đoàn Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tham dự do ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội dẫn đầu; cùng tham dự có ông Phạm Quang Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội; ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội; cùng đại diện Ủy viên Hội đồng Hiệp hội, lãnh đạo các Ban, đơn vị trong Cơ quan thường trực Hiệp hội.

Tham gia điều phối Đối thoại có: ông CHEA Chanto, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Campuchia; bà Daw Khin Saw Oo, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Myanmar (MBA); ông Raymond Sia, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Campuchia (ABC).

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Daw Khin Saw Oo, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng ASEAN (ABA) cho rằng, cuộc họp này là dấu mốc quan trọng của ABA, với chủ đề chính của cuộc họp này là: Dữ liệu liên thông, thanh toán bằng mã QR không biên giới và nâng cao khả năng kết nối tài chính trong khu vực ASEAN.

Theo bà Jacquelyn Tan đến từ Ngân hàng UOB, Singapore cho biết, quý IV/2019 nhóm làm việc ABA bao gồm các quốc gia thành viên ASEAN về Mã QR có tính tương thích trong khu vực ASEAN được thành lập với hai luồng công việc - Nhóm làm việc về mặt nghiệp vụ (do ABS chủ trì) và Nhóm làm việc về mặt kỹ thuật (do TBA chủ trì). Năm 2021, nhóm làm việc về mặt nghiệp vụ đã đề xuất tuyên bố giá trị Thương mại điện tử để thu thập mã QR.

Tuy nhiên, trước những thách thức thực tế trong việc tạo ra một mã QR có tính tương thích theo tiêu chuẩn ASEAN cho thanh toán xuyên biên giới và với những tiến bộ mà một số quốc gia đạt được về liên kết song phương/đa phương, tháng 9/2021, nhóm làm việc đã thống nhất xây dựng bản hướng dẫn thực hành tốt nhất nhằm hỗ trợ liên kết song phương/đa phương trong tương lai.Đến tháng 1/2022, khung cơ sở dựa trên kinh nghiệm của Thái Lan đã được lưu hành và lấy ý kiến phản hồi. Dự kiến quý II/2022 sẽ hoàn thành dự thảo và đến quý III/2022 sẽ có bản cuối.

Trong báo cáo của mình, bà Jacquelyn Tan nhấn mạnh, sự phát triển của việc áp dụng thanh toán điện tử bằng mã QR trong khu vực ASEAN đóng vai trò là bệ phóng về kỹ thuật số đầy hứa hẹn cho các quốc gia ASEAN hướng tới số hóa quốc gia và tài chính toàn diện.

Nang cao kha nang ket noi tai chinh trong khu vuc ASEAN 3

Các đại biểu tham gia trực tuyến tại các điểm cầu

Các thành viên Hội đồng APAC, đại diện Hội đồng quản lý dữ liệu ASEAN đã trình bày về Khung dữ liệu liên thông ASEAN với mục tiêu là tạo ra luồng dữ liệu lãnh thổ mà không đặt ra các yêu câu quy định thay thế cho các chính sách hiện có về khả năng tương thích và các quy định về dữ liệu có thể có ở các nước thành viên ASEAN. Mục đích của Khung là thiết lập các phương pháp tối thiểu để chia sẻ dữ liệu an toàn và bảo mật. Với các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn và rõ ràng về tuân thủ quy định, người tiêu dùng trên tất cả các quốc gia ASEAN sẽ sẵn sàng hơn trong việc liên thông dữ liệu của họ và do đó được hưởng lợi từ nhiều hàng hóa và dịch vụ được cá nhân hóa hơn.

Theo Irene Liu & Catherine Lee, giai đoạn 1 đã hoàn tất với việc xây dựng nền tảng khung bao gồm: Tầm nhìn, Mục tiêu và Nguyên tắc thiết kế cho Khung để duy trì sự liên kết hướng tới các mục tiêu chung. Từ quý II/2022, giai đoạn 2 của nghiên cứu sẽ được bắt đầu với nhiệm vụ phát triển Khung Dữ liệu liên thông và các tài liệu hướng dẫn liên quan trên cơ sở phù hợp với các nội dung được cung cấp từ giai đoạn 1. Trong giai đoạn 2, danh sách rút gọn gồm 2 trường hợp tiềm năng (thanh toán xuyên biên giới, đánh giá khoản nợ xấu) sẽ được tiếp tục xem xét dựa trên tính sẵn có của dữ liệu, khả năng mở rộng cũng như thời gian hợp lý.

Đối với trường hợp thanh toán xuyên biên giới, vấn đề hiện nay trong thực hiện các thỏa thuận song phương thanh toán xuyên biên giới giữa các quốc gia ASEAN có những chậm trễ bắt nguồn từ sự thiếu vắng thỏa thuận về dữ liệu quan trọng cần được chia sẻ, định dạng dữ liệu, tiêu chuẩn và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Do vậy, lợi ích của việc chia sẻ thông tin thanh toán sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, giúp hội nhập tài chính và thương mại sâu hơn trong nội khối ASEAN, tăng cường tính cạnh tranh và bao trùm của khu vực ASEAN, tăng năng lực sẵn sàng tiếp cận cho các ngân hàng chưa có hiện diện tại các quốc gia ASEAN.

Đối với đánh giá khoản nợ xấu, trong cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc thiếu các thông tin được chuẩn hóa có thể khiến các ngân hàng gặp nhiều rủi ro tín dụng hơn và ảnh hưởng tiềm tàng đến sự ổn định tài chính. Vì thế, khi có được Khung dữ liệu liên thông sẽ giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế, thúc đẩy tài chính bao trùm, thúc đẩy thương mại và đầu tư cũng như tăng cường tính tin cậy của các ngân hàng đối với các khách hàng SME.

Trong phần thảo luận của mình, ông CHIA Tek Yew, Phó Chủ tịch OliverWyman, Singapore đã trao đổi về “Nâng cao khả năng kết nối tài chính trong khu vực”. Diễn giả đã đưa ra góc nhìn tổng quan về khả năng kết nối trong ASEAN với các trường hợp sử dụng chính là: chuyển tiền của người lao động ước tính khoảng 10 triệu người; thương mại điện tử ước tính đạt 120 tỷ USD năm 2021 và tăng thêm 18% hằng năm, đến năm 2025 sẽ đạt khoảng 234 tỷ USD và du lịch dự kiến đến năm 2024 tăng trưởng khách du lịch sẽ vượt qua các mức trước khi có đại dịch Covid-19. Theo diễn giả, khu vực ASEAN có rất nhiều cơ hội để tăng khả năng kết nối tài chính, tuy nhiên trong số hơn 650 triệu người đang sinh sống trong khu vực vẫn còn khoảng 400 triệu người không có tài khoản ngân hàng sẽ là thách thức rất lớn cần phải thúc đẩy tài chính toàn diện rộng rãi hơn nữa. Ông CHIA Tek Yew nhận định, khả năng tương tác của thanh toán xuyên biên giới như một động lực thúc đẩy tăng trưởng. Mô hình các khoản thanh toán ngang hàng (P2P) có thể tương tác, xuyên biên giới có thể giải quyết nhiều điểm khó khăn liên quan đến ba trương hợp sử dụng chính đã nêu, song hầu hết các thị trường trong khu vực đã bắt đầu tìm hiểu và thí điểm các thỏa thuận song phương; điển hình về hiệp định song phương giữa Singapore và Thái Lan. Những người lao động nước ngoài hiện có ở 2 quốc gia trên chuyển tiền qua lại với chi chi phí thấp hơn và tốc độ nhanh hơn; ngoài ra các ngân hàng khu vực có thể tận dụng mối liên kết này để tạo ra mạng lưới và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tiền xuyên biên giới. Từ kinh nghiệm của thỏa thuận song phương giữa Singapore và Thái Lan, diễn giả đã rút ra các bài học chính là: (i) Cần có một cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn đa phương chung; (ii) Khuôn khổ pháp lý và quản trị mạnh mẽ liên quan đến kiểm soát, bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư; (iii) Khuyến khích sự tham gia thương mại; (iv) Vai trò của khu vực công trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện; (v) Sự minh bạch về cách mà các chủ quyền có thể quản lý các chính sách qua liên kết/mạng lưới, ví dụ: quản lý ngoại hối, kiểm soát vốn, các yêu cầu tuần thủ/trừng phạt.

Phó Chủ tịch OliverWyman cũng đã trao đổi một số phương pháp luận nhằm nâng cao khả năng kết nối tài chính trong khu vực, với các bước cơ bản: thành lập Nhóm công tác về mặt kỹ thuật/Nhóm làm việc để đánh giá tiềm năng tận dụng và xây dựng dựa trên các liên kết hiện có; Thiết kế mô hình quản trị và điều hành; Cùng tạo ra các đề xuất giá trị với những người tham gia chính; Thiết kế phạm vi thí điểm; Đánh giá số tiền tài trợ cần thiết và Khởi chạy thử nghiệm.

Tại hội nghị, đại diện Hiệp hội Ngân hàng ASEAN mong muốn thúc đẩy việc kết nối xuyên biên giới giữa các quốc gia trong khu vực; Đồng thời kỳ vọng, thời gian tới sẽ hoàn thành Khung dữ liệu liên thông và thanh toán bằng mã QR không biên giới trong khu vực ASEAN.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay