Chủ nhật, 05/01/2025
   

MB phát hành báo cáo “Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025”

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa phát hành báo cáo “Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025”, đã hé lộ những cơ hội cùng thách thức mà các ngân hàng cần vượt qua để bứt phá trong nền kinh tế số.
ngân hàng

Theo MB, sự chuyển mình của ngành ngân hàng Việt Nam đang mở ra một kỷ nguyên mới, nơi số hóa và phát triển bền vững là chìa khóa thành công. Với tầm nhìn chiến lược đến năm 2025, ngành ngân hàng hướng đến xây dựng hệ sinh thái số toàn diện, phát triển tín dụng xanh và giải pháp bảo mật chuẩn quốc tế.

Xu hướng phát triển hệ sinh thái số và tiêu chuẩn hóa quản trị rủi ro quốc tế

Năm 2025 hứa hẹn là giai đoạn bùng nổ cho ngành ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam khi chính sách linh hoạt kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế số và ngân hàng số.

Theo báo cáo của Standard Chartered, việc Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào Quý 2/2025 sẽ là một bước đi chiến lược nhằm ổn định hệ thống tài chính và nâng cao tính minh bạch, đảm bảo quản trị rủi ro tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với sự bùng nổ nhu cầu dịch vụ tài chính số từ thế hệ Gen Y và Gen Z, các ngân hàng cần triển khai chiến lược tiếp thị đa kênh và hợp tác với các nền tảng truyền thông xã hội để xây dựng trải nghiệm số liền mạch, tăng cường sự gắn kết của người dùng trẻ với các ngân hàng hệ thống tài chính quốc gia.

Báo cáo của MB chỉ ra rằng thanh toán số sẽ trở thành thói quen của người tiêu dùng vào năm 2025, tạo cơ hội lớn cho ngân hàng mở rộng hợp tác với các đối tác và khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển Super App, góp phần xây dựng một hệ sinh thái tài chính số toàn diện.

Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025
Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025

Vấn đề bảo mật của ngân hàng số, cũng đối mặt với yêu cầu ngày càng cao về bảo mật dữ liệu và phòng chống tội phạm tài chính của người dùng. Trong đó, MB được nêu nổi bật khi tiên phong phát triển tính năng bảo mật - App Protection - ngay trên App MBBank, giúp bảo vệ khách hàng mà còn củng cố niềm tin vào hệ thống ngân hàng số, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển dài hạn của ngành.

Ngoài việc nâng cấp công nghệ, phát triển các “siêu ứng dụng” - Super App, ngân hàng cần thúc đẩy giáo dục tài chính cho người dùng trẻ. Đồng thời, phát triển ví kỹ thuật số ở các vùng nông thôn, hướng tới hệ thống tài chính số hóa đồng đều và đảm bảo tài chính toàn diện cho mọi tầng lớp.

Bên cạnh đó, xu hướng "Mua trước, trả sau" cũng hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ vào năm 2025. Từ năm 2021, xu hướng "Mua trước, trả sau" đã có giá trị thị trường tại Việt Nam vào khoảng 491,3 triệu USD và dự kiến tăng trưởng mạnh đến năm 2028, tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng phát triển dịch vụ này.

"Mua trước, trả sau" là xu hướng hứa hẹn phát triển mạnh mẽ vào năm 2025
"Mua trước, trả sau" là xu hướng hứa hẹn phát triển mạnh mẽ vào năm 2025

Chiến lược chuyển đổi số toàn diện và phát triển bền vững cho ngân hàng Việt

Theo đó, định hướng chuyển đổi số và phát triển bền vững là kim chỉ nam cho ngành ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn tới.

Báo cáo của MB, đã chỉ ra các trọng tâm chiến lược đến năm 2025 bao gồm phát triển ngân hàng số, xây dựng hệ sinh thái tài chính tích hợp, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và khai thác hiệu quả dữ liệu số. Cùng với đó là việc đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật dữ liệu và là yêu cầu bắt buộc để đối phó với rủi ro ngày càng phức tạp từ các cuộc tấn công mạng.

Đặc biệt, một trong những cột mốc quan trọng là áp dụng Basel III, giúp ngân hàng nâng cao quản trị rủi ro và duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu để ứng phó với biến động kinh tế. Đây không chỉ là bước tiến trong ổn định tài chính mà còn khẳng định sự sẵn sàng của hệ thống ngân hàng Việt Nam trước các tiêu chuẩn quốc tế.

Basel III là cột mốc quan trọng, đưa ngân hàng Việt Nam tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế

Song song với chuyển đổi số, phát triển tín dụng xanh và tài chính toàn diện đang nổi lên như xu thế tất yếu. Ngành ngân hàng Việt Nam, với dư nợ tín dụng xanh đạt gần 528.300 tỷ đồng vào năm 2023, chiếm 4,2% tổng dư nợ tín dụng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Các chính sách khuyến khích từ chính phủ về đầu tư năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng xanh và các dự án bền vững tiếp tục mở ra cơ hội cho ngân hàng và doanh nghiệp trong việc mở rộng danh mục sản phẩm tài chính xanh. Với tầm nhìn dài hạn và chiến lược đột phá, ngành ngân hàng Việt Nam sẵn sàng bứt phá mọi giới hạn, tạo nên làn sóng đổi mới mạnh mẽ thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển.

Chi tiết báo cáo “Tổng quan ngành ngân hàng 2024 và xu hướng phát triển 2025” của MB xem tại đây.

Theo MB
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay