Thứ tư, 22/01/2025
   

Lienvietpostbank cập nhật các hình thức lừa đảo nhằm thông tin và khuyến cáo khách hàng để phòng ngừa rủi ro

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) vừa cập nhật các hình thức lừa đảo nhằm thông tin và khuyến cáo tới khách hàng để phòng ngừa rủi ro, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank) vừa cập nhật các hình thức lừa đảo nhằm thông tin và khuyến cáo tới khách hàng để phòng ngừa rủi ro, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Lienvietpostbank cap nhat cac hinh thuc lua dao

Do thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo, mạo danh, giả mạo tin nhắn của Ngân hàng có xu hướng gia tăng, các đối tượng tội phạm ngày càng có nhiều chiêu thức tinh vi nhắm đến các đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các hình thức lừa đảo phổ biến

Mạo danh cơ quan chức năng, cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, cơ quan cung cấp dịch vụ viễn thông…:

Với hình thức này, đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện thông báo Quý khách đang bị điều tra do liên quan tới hành vi phạm pháp luật. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin, kết hợp với tâm lý e ngại khi làm việc với cơ quan chức năng, đối tượng lừa đảo có thể dùng lời lẽ đe dọa yêu cầu Quý khách cung cấp thông tin thẻ/tài khoản, mã OTP… và yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản đã được chỉ định với vỏ bọc xác minh, điều tra nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, đối tượng lừa đảo mạo danh cán bộ của các cơ quan thuế, cơ quan nhà nước/dịch vụ viễn thông, thông báo khách hàng có khoản tiền dịch vụ (điện, nước, internet…) hoặc các khoản nộp thuế chưa hoàn thành và yêu cầu thanh toán qua tài khoản đã được chỉ định. Trường hợp khách hàng không thực hiện sẽ bị chặn dịch vụ hoặc gặp rắc rối với pháp luật.

Mạo danh Ngân hàng, cán bộ nhân viên Ngân hàng:

Đối tượng lừa đảo thực hiện gửi tin nhắn/thư điện tử mạo danh ngân hàng (được gửi từ đầu số lạ hoặc mạo danh thương hiệu ngân hàng, được nhận, lưu trong cùng mục với các tin nhắn của ngân hàng trên điện thoại di động của khách hàng) thông báo trúng thưởng hoặc thông báo tài khoản của khách hàng có dấu hiệu hoạt động bất thường (bị trừ tiền, tài khoản bị phong tỏa…) và hướng dẫn khách hàng truy cập vào đường link để cung cấp thông tin. Thực chất đây là đường link giả mạo, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ, thông tin tài khoản nhằm chiếm đoạt tài sản.

Tinh vi hơn, đối tượng lừa đảo còn lập website giả mạo Ngân hàng để hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nhằm thu thập thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch của khách hàng, phục vụ cho việc lừa đảo, gian lận.

Táo tợn hơn, đối tượng lừa đảo gọi điện tự xưng là cán bộ/nhân viên Ngân hàng, thông báo Quý khách có khoản vay/thẻ tín dụng chưa thanh toán; mời chào khách hàng thực hiện các dịch vụ ứng/rút tiền mặt từ thẻ tín dụng với chi phí ưu đãi và yêu cầu khách hàng thanh toán chuyển khoản nhằm trục lợi trực tiếp.

Đặc biệt, đối tượng lừa đảo thực hiện chuyển tiền vào tài khoản khách hàng, sau đó mạo danh là cán bộ/nhân viên Ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển khoản nhầm và đề nghị Quý khách truy cập đường link để thực hiện tra soát giao dịch, cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập, mật khẩu, OTP), thông tin thẻ nhằm chiếm đoạt quyền sử dụng tài khoản, sử dụng thẻ.

Giả mạo người thân, bạn bè:

Để thực hiện hành vi này, đối tượng lừa đảo cần thu thập thông tin của cá nhân mà đối tượng muốn thực hiện giả mạo, sau đó lập tài khoản mạng xã hội (facebook, zalo…) có ảnh đại diện, tên tài khoản, hình nền giống với người bị mạo danh và nhờ một người có tên tương tự để mở tài khoản Ngân hàng trùng với người bị giả mạo.

Sau khi kết bạn với người trong danh bạ (được cho là dữ liệu mua từ bên thứ 3), đối tượng giả mạo sẽ nhắn tin/sử dụng công nghệ AI để làm giả cuộc gọi video-call hỏi vay tiền với lý do cần việc gấp, cần tiền chữa bệnh…, rồi gửi số tài khoản có tên chủ tài khoản chính xác là người bị mạo danh, khiến nhiều người tin tưởng và chuyển tiền đến tài khoản đó.

Lienvietpostbank khuyến cáo:

Khách hàng không truy cập vào đường link giả mạo và lưu ý chỉ thực hiện giao dịch trên website chính thức của Lienvietpostbank, có địa chỉ là https://ebanking.lienvietpostbank.com.vn/ https://lienviet24h.vn hoặc https://viviet.vn/ hoặc sử dụng ứng dụng LienViet24H.

Đặc biệt, không cung cấp thông tin bảo mật như: Mật khẩu truy cập, mã OTP, số thẻ, mã số PIN, mã số CVV cho bất cứ ai và dưới bất cứ hình thức nào, kể cả nhân viên ngân hàng.

Đồng thời, không cho người khác mượn thẻ để sử dụng, không chụp ảnh/lưu ảnh thẻ trên điện thoại và gửi qua mạng xã hội để tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Cũng như không thực hiện chuyển tiền tới các tài khoản được chỉ định mà khách hàng chưa từng gặp gỡ hay quen biết chủ tài khoản.

Khách hàng hãy cẩn trọng và kiểm tra kỹ đối với các cuộc gọi, tin nhắn hoặc email lạ chào mời tham gia sự kiện, thông báo trúng thưởng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thông tin bảo mật tài khoản và các thông tin cá nhân đăng tải khi thực hiện tham gia trên các trang mạng xã hội.

Ngoài ra, phải thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để nêu cao tinh thần cảnh giác và tuyên truyền đến người thân/bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo.

Trong trường hợp nhận được cuộc gọi/đề nghị gặp mặt của người tự xưng là cán bộ công an, viện kiểm sát, Tòa án… khách hàng cần giữ bình tĩnh và yêu cầu gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến Công an địa phương nơi mình cư trú. Khi phát hiện nghi vấn, cần thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ

(Nguồn: Lienvietpostbank)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay