Chủ nhật, 22/12/2024
   

Khai giảng khóa đào tạo về triển khai thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP

Ngày 15/07/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Cục Đăng ký Quốc gia giao dịch Bảo đảm - Bộ Tư pháp tổ chức Khóa đào tạo, tập huấn triển khai thực hiện nghị định 99/2022/NĐ-CP quy định về Đăng ký biện pháp bảo đảm cho các tổ chức tín dụng.

Nghị định 99/2022/NĐ-CP

Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp trình bày bài giảng triển khai thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP

Giảng viên là ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp, cùng với sự tham gia của khoảng 1000 học viên đến từ các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổ chức theo hình thức trực tuyến.

Ông Nguyễn Hồng Hải - Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm - Bộ Tư pháp đã giảng dạy các vấn đề phát sinh trong thời gian vừa qua và cách giải quyết vấn đề cùng cách tiếp cận hợp lý về hệ thống đăng ký giao dịch bảo. Đồng thời có những ví dụ, tình huống cụ thể nhằm giúp các học viên hiểu rõ hơn bài giảng.

Theo ông Hải, trong hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm có rất nhiều chủ thể, như: chủ thể ngân hàng, chủ thể khách hàng, chủ thể cơ quan, tổ chức khác thẩm quyền, đặc biệt là cơ quan đăng ký hay hệ thống công chứng. Vì vậy, đối với tòa án và thi hành án thì áp dụng những giải pháp, pháp lý và tuân thủ quy định pháp luật như thế nào để có hiệu quả an toàn nhất, hạn chế rủi ro và chi phí thấp nhất khi có hợp đồng giao dịch bảo đảm.

Thời gian qua, đối với 01 giao dịch bảo đảm được xác lập thì cần phải nhìn tổng thể xuyên suốt cả hệ thống quy định từ quy định pháp luật về xác lập hợp đồng bảo đảm đến quy định về đăng ký, quy định công chứng, quy định giải quyết tài phán, tòa án, trọng tài và quy định thi hành án. Theo đó, tất cả những thỏa thuận trong hợp đồng giai dịch bảo đảm phải tính toán để phục vụ cho mục tiêu để có hiệu quả an toàn nhất, hạn chế rủi ro và chi phí thấp nhất.

Ví dụ như: có một ngân hàng hỏi về trường hợp là tại thời điểm ban đầu thì khi nhận thế chấp tài sản là chứng khoán đã đăng ký tập trung thì khi xác lập một hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm là chứng khoán đã đăng ký tập trung theo quy định luật chứng khoán và thực tế thì biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm đã được đăng ký với cơ quan đăng ký lưu ký chứng khoán. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại thì số chứng khoán này đã bị hủy đăng ký và trở thành chứng khoán không còn đăng ký tập trung. Nếu ngân hàng muốn chuyển đăng ký chứng khoán từ chứng khoán đã đăng ký tập trung sang chứng khoán không còn đăng ký tập trung thì khi bị yêu cầu thay đổi thì khách hàng của ngân hàng đã từ chối đăng ký với lý do rằng là họ chỉ thế chấp chứng khoán đăng ký tập trung và họ không thế chấp chứng khoán không đăng ký tập trung cho nên là họ đã từ chối đăng ký. Đến hiện tại giữa ngân hàng và khách hàng không thống nhất do khách hàng đã từ chối đăng ký. Như vậy, ngân hàng có thể đăng ký biện pháp bảo đảm được hay không?

Ông Hải cho rằng, đối với ví dụ trên cần xem lại trong hợp đồng về nguyên tắc trong hợp đồng phải bao quát được tính biến động của quá trình thực hiện nghĩa vụ nhận nợ và quá trình bảo đảm nghĩa vụ và các tài sản bảo đảm cho nên để an toàn, với những hợp đồng như thế này phải có điều khoản “trong trường hợp có biến động về giao dịch, biến động về chính sách hay biến động về đăng ký hay biến động về vấn đề gì khác thì bên bảo đảm vẫn can kết dùng tài sản để bảo đảm và sẽ thực hiện theo những thủ tục mới theo quy định mới”.

Như vậy, tại thời điểm khi có sự biến động dù hiện tại không có thì bên bảo đảm vẫn cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho ngân hàng. Cũng theo ông Hải, trong bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quan trọng nhất là nghĩa vụ bảo đảm còn hạn bảo đảm, thời hạn bảo đảm, tài sản bảo đảm và không thay đổi chủ sở hữu đối với tài sản bảo đảm thì với cơ bản quan hệ bảo đảm vẫn còn.

Việc đăng ký nghĩa vụ bảo đảm chỉ để phát sinh hiệu lực đối kháng chứ không làm thay đổi hoặc chấm dứt của hợp đồng kế chấp cho nên khi hợp đồng kế chấp còn hiệu lực thì ngân hàng vẫn có quyền yêu cầu đăng ký mà vẫn có quyền khẳng định rằng trong hợp đồng đó thì bên bảo đảm vẫn cam kết dùng tài sản để bảo đảm và dùng để đăng ký. Ngoài ra, ông Nguyễn Hồng Hải cũng giảng dạy thêm về một số vấn đề liên quan đến tính đồng bộ trong hợp đồng và đăng ký để có ít rủi ro hơn.

Theo ông Hải khi mà xác lập hợp đồng bảo đảm và liên quan đến pháp luật đăng ký bảo đảm thì cần nhìn nhận trên tổng thể nó không chỉ có quy định của pháp luật đăng ký mà nó còn quy định tổng thể các luật liên quan ví dụ: Luật Dân sự 2015, Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật chứng khoán Luật Hàng hải, Luật hàng không, cùng các Luật khác liên quan…

Cụ thể, khi thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm như nộp hồ sơ đăng ký bảo đảm lên cơ quan đăng ký thì phải xác định đang áp dụng quy định pháp luật nào và muốn xác định được quy định pháp luật thì phải xác định phạm vi điều chỉnh cùng hiệu lực thi hành của quy định đó đối với phần đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thực tế, có cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký đã có nhiều vi phạm liên quan đến nguyên tắc đăng ký. Bởi khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký tại cơ quan đăng ký thì phải tuân thủ nguyên tắc, đồng thời phải xác định được các trường hợp đăng ký theo quy định của pháp luật để xác định rõ. Tùy theo những trường hợp đăng ký vị pháp bảo đảm hay xác định cơ quan đăng ký và nguyên tắc của đăng ký là phải đúng thẩm quyền. Bởi việc đăng ký trái thẩm quyền thì sau này nếu có phát sinh yêu cầu về quyền đối tài sản thông qua đăng ký thì tòa án sẽ không công nhận.

Theo ông Hải, kê khai phổ biến hiện nay là trong phiếu yêu cầu đăng ký thường có câu bao quát như: “bao gồm và không giới hạn những tài sản khác hình thành trong tương lai của bên bảo đảm”. Với câu này thì không sai nhưng nó sẽ sai trong trường hợp thuộc thẩm quyền đăng ký do khẳng định là “bao gồm và không giới hạn tài sản khác thuộc quyền sử hữu của bên bảo đảm” nếu đăng ký ở Trung tâm bất động sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm.

Trong đó, câu “bao gồm và không giới hạn tài sản khác thuộc quyền sử hữu của bên bảo đảm” là câu kết của phần liệt kê tài sản bảo đảm mà trung tâm bất động sản có đăng ký thì có ngĩa rằng Cục Đăng ký quốc gia Giao dịch bảo đảm đã đăng ký cả những cái bất động sản hình thành trong tương lai. Nếu câu “bao gồm và không giới hạn tài sản khác thuộc quyền sử hữu của bên bảo đảm” kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký của Văn phòng đăng ký đất đai thì vi phạm ngay nguyên tắc về quyền sử dụng đất bởi tài sản bảo đảm phải đảm bảo đủ điều kiện để giao dịch trong khi Luật đất đai không công nhận quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.

Ngoài ra, cũng phải quan tâm đến chủ thể trong đăng ký. Bởi chủ thể đăng ký này bao gồm có người yêu cầu đăng ký và cơ quan đăng ký. Do vậy, cần phải quan tâm xem ai là người yêu cầu đăng ký và thông qua cơ chế đại diện cũng như thông qua chi nhánh văn phòng giao dịch như thế nào. Vấn đề tiếp theo cần quan tâm là hồ sơ đăng ký hợp lệ. Bởi vì, hồ sơ đăng ký hợp lệ là quyết định đầu vào và đầu ra của việc đăng ký cho nên phải đảm bảo hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong đó bao gồm cả ngôn ngữ, chữ ký, con dấu và giải quyết hồ sơ đăng ký.

Đối với, hồ sơ đăng ký hợp lệ cần phải bám sát các nguyên tắc trong Nghị định 99/2022/NĐ-CP. Do hiện nay đã có không hề ít sai sót giữa công chứng viên với ngân hàng hoặc giữa ngân hàng với cơ quan đăng ký về cách tiếp cận hồ sơ đăng ký hợp lệ. Trong đó, cần phải nắm rõ cơ chế pháp lý để chỉnh lý thông tin trong trường hợp cơ quan đăng ký từ chối, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký…

Bởi chỉ khi hiểu rõ thì khi gặp phải trường hợp sửa, chữa hoặc hủy đăng ký và cơ chế hợp lý cung cấp thông tin và kể cả quản lý nước, đăng ký giao dịch bảo đảm…

Cuối cùng là những phụ lục biểu mẫu theo Thông tư số 07, 08, 06, 01. Vì hiện nay Chính phủ đã hủy toàn bộ các Thông tư này cho nên đến thời điểm hiện nay tất cả các biểu mẫu áp dụng cho việc đăng ký bảo đảm mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn không còn hiệu lực mà chỉ còn áp dụng theo biểu mẫu của Nghị định 99. Việc này rất quan trọng bởi vì khi kê khai đúng theo biểu mẫu thì mới đảm bảo các yêu cầu, các thông tin về kê khai và quy định khác liên quan mới có hiệu lực…

Tại lớp học, ông Nguyễn Hồng Hải đã trả lời nhiều câu hỏi của các học viên về các khó khăn, vướng mắc của các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 99/NĐ-CP. Đồng thời, gúp các học viên hiểu rõ về quy trình, quy định về Đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tài sản; Quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP, từ đó đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký biện pháp bảo đảm.

Trong đó, tập trung làm rõ những nội dung mà các tổ chức tín dụng đang gặp phải khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn trong thời gian qua khi triển khai thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP. Cụ thể như: Các nội dung liên quan đến giá trị tài sản bảo đảm, giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; Các nội dung liên quan đến công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm: Hợp đồng bảo đảm, Mô tả tài sản bảo đảm,…; Các nội dung liên quan đến Hợp đồng thế chấp, chấm dứt thế chấp tài sản; Các nội dung liên quan đến việc từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm; Và một số nội dung vướng mắc khác cũng như những lưu ý đối với các tổ chức tín dụng trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 99/2022/NĐ-CP để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay