Chủ nhật, 30/03/2025
   

Hơn 2.000 học viên tham gia tập huấn về Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Ngày 28/02/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), với sự hỗ trợ của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, tổ chức chương trình tập huấn về “Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)”. Buổi tập huấn thu hút hơn 2.000 học viên đến từ các tổ chức

Ngày 28/02/2023, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), với sự hỗ trợ của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, tổ chức chương trình tập huấn về “Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)”. Buổi tập huấn thu hút hơn 2.000 học viên đến từ các tổ chức hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

>Video Tập huấn về Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) - Phần 1

Khóa học tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng Microsoft Teams, với các chủ đề: Luật phòng, chống rửa tiền 2022; Phòng, chống rửa tiền trong thương mại quốc tế…

Dự buổi tập huấn có TS. Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước; Bà Ngô Thị Huyền - Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Bà Nguyễn Thanh Thảo - Nhóm công tác Ngân hàng Nước ngoài; Ông Nguyễn Thanh Sơn Giám đốc Trung tâm đào tạo của Hiệp hội Ngân hàng; cùng 2132 học viên tham dự (trực tiếp và trực tuyến).

TTK Nguyen Quoc Hung 28022023

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, tháng 11/2022, có sự đổi mới và khác biệt nhiều so với trước đây. Vì vậy, việc triển khai trong các tổ chức tài chính là rất cần thiết gắn liền với hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là công tác phòng chống rửa tiền.

Do Luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) 2022, mới được thông qua và hiện nay Thông tư và Nghị định hướng dẫn ban hành kèm theo chưa có. Tuy nhiên, Hiệp hội Ngân hàng nhận thấy Luật này rất quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức Hội viên nên đã sớm triển khai tập huấn trước cho Hội viên để khi Thông tư và Nghị định hướng dẫn ban hành thì Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục triển khai tập huấn cho Hội viên. Qua đó, Hội viên sẽ nắm bắt được đầy đủ nhất về Luật phòng, chống rửa tiền 2022.

Bên cạnh đó, Hiệp hội ngân hàng đã kịp thời gửi những mẫu biểu, báo cáo cho Hội viên để kịp thời nắm bắt trong quá trình thực hiện Hội viên gặp khó khăn vướng mắc để Hiệp hội Ngân hàng kiến nghị sửa đổi cho phù hợp. Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng đã cử đại diện tham dự cuộc họp của IFC về phòng chống rửa tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ để học tập kinh nghiệm quốc tế về triển khai cho Hội viên.

Trình bày tại buổi tập huấn, bà Nguyễn Thị Minh Thơ - Phó Cục trưởng Cục phòng, chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước) với kinh nghiệm đào tạo thực tế nhiều năm trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đã cung cấp cách nhìn tổng quan về tính hiệu quả của hệ thống quản lý tội phạm tài chính của ngân hàng trong việc nhận diện và xử lý với các dấu hiệu cảnh báo. Đồng thời, đưa ra các đánh giá, nhận diện và giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, bà Thơ cũng đưa ra phương pháp sàng lọc các giao dịch thương mại.

Bà Thơ cho biết, có 6 nội dung cần lưu ý trong thẩm định giao dịch thương mại như sau:

Thứ nhất, trong khả năng cho phép, các ngân hàng nên thực hiện sàng lọc riêng biệt liên quan đến thương mại, xem xét rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố ML/TF, áp đặt lệnh trừng phạt và các rủi ro phổ biến khác. Điều này bao gồm sàng lọc hàng hóa sử dụng có công dụng kép (cho dân sự lẫn quân đội), cập nhật danh sách áp đặt trừng phạt và danh sách đen nội bộ.

Thứ hai, chính sách sàng lọc của ngân hàng nên trình bày rõ ràng dữ liệu nào phải được sàng lọc và khi nào chúng phải được sàng lọc.

Thứ ba, tuyến phòng thủ thứ nhất sẽ kích hoạt quy trình sàng lọc khi nhận được hướng dẫn xử lý giao dịch thương mại;

Thứ tư, chuẩn hóa một quy trình (bao gồm các biểu mẫu liên quan) đối với các tên bắt buộc cần được truy xuất từ các tài liệu giao dịch thương mại để sàng lọc.

Thứ năm, tất cả các lượt truy cập sàng lọc phải trải qua kiểm tra bởi hai người trước khi bị xóa. Ghi lại cơ sở quyết định cho mục đích kiểm toán.

Thứ sáu, trong phạm vi có thể, xác định và sàng lọc tất cả các bên liên quan và hãng vận chuyển trong suốt giao dịch - không chỉ ở giai đoạn đầu (ví dụ: đối với thư tín dụng, sàng lọc trong quá trình phát hành, sửa đổi, nhận chứng từ và thanh toán hoặc quyết toán)…

Trình bày về Luật phòng, chống rửa tiền 2022, bà Thơ cho biết, có 16 nội dung cơ bản trong Luật các học viên cần phải hiểu rõ như: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng báo cáo về PCRT; Về hợp tác quốc tế về PCRT; Quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền; Về hợp tác quốc tế về PCRT; Quy định về đánh giá rủi ro quốc gia, đối tượng báo cáo về rửa tiền; Quy định về nhận biết khách hàng và cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; Về trách nhiệm của đối tượng báo cáo khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới hoặc sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới; Về giám sát một số giao dịch đặc biệt; Về minh bạch thông tin của pháp nhân, thỏa thuận pháp lý, minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận; Về trách nhiệm xây dựng quy định nội bộ và báo cáo, cung cấp, lưu trữ hồ sơ, thông tin về phòng, chống rửa tiền; Về báo cáo giao dịch đáng ngờ; Về giao dịch chuyển tiền điện tử; Về việc lưu trữ, trách nhiệm báo cáo, bảo đảm bí mật thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; Về thực hiện thu thập, xử lý, phân tích, trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin về PCRT và áp dụng các biện pháp tạm thời; Về áp dụng các biện pháp tạm thời; Về quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong PCRT; Về điều khoản thi hành…

Chup anh luu niem 2M

Các đại biểu tham dự buổi tập huấn chụp ảnh lưu niệm.

Tại buổi tập huấn, giảng viên đã trả lời nhiều câu hỏi của các học viên. Khóa học đã được các học viên đón nhận nhiệt tình và đánh giá cao từ nội dung chương trình đến phương pháp giảng dạy. Kiến thức mà các giảng viên truyền đạt không chỉ hấp dẫn mà còn gắn liền với thực tiễn trong nước và quốc tế.

VNBA NEWS

  • Ngân hàng ICBC, chi nhánh Hà Nội giới thiệu Hệ thống thanh toán CIPS

    Ngân hàng ICBC, chi nhánh Hà Nội giới thiệu Hệ thống thanh toán CIPS

    Nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), chi nhánh thành phố Hà Nội (ICBC Hà Nội) đã tổ chức thành công buổi giới thiệu Hệ thống thanh toán CIPS vào sáng ngày 27/3/2025 tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ nhiều diễn giả uy tín từ Công ty Thanh toán Liên ngân hàng Xuyên biên giới (CIPS), Hội sở chính Ngân hàng ICBC và ICBC chi nhánh Singapore.

  • NCB dành 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh vay ưu đãi

    NCB dành 500 tỷ đồng cho doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 31/12/2025, Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) chính thức triển khai gói 500 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, với lãi suất vay ưu đãi đặc biệt, nhằm đồng hành cùng doanh nghiệp trong việc tối ưu hóa chi phí tài chính, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Khai trương chi nhánh HDBank Ninh Hòa

    Khai trương chi nhánh HDBank Ninh Hòa

    Ngày 21/3/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) chính thức khai trương chi nhánh Ninh Hòa (HDBank Ninh Hòa) tại số 268 đường 2 tháng 4, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

  • VNBA mời hội viên dự hội thảo về điện toán đám mây, AI và dữ liệu

    VNBA mời hội viên dự hội thảo về điện toán đám mây, AI và dữ liệu

    Ngày 10/04/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tổ chức PwC tổ chức hội thảo “Thúc đẩy niềm tin và đổi mới trong kỷ nguyên điện toán đám mây, AI và dữ liệu”, VNBA trân trọng kính mời quý Đơn vị hội viên cử 01 đại diện tham dự hội thảo.

  • SeABank nhận khoản vay 80 triệu USD từ tổ chức tài chính thuộc Pháp và Hà Lan

    SeABank nhận khoản vay 80 triệu USD từ tổ chức tài chính thuộc Pháp và Hà Lan

    Ngày 24/3/2025, tại Hà Nội, tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng Phát triển Doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB), nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

  • Hợp tác triển khai kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã phản hồi nhanh (QR) giữa Việt Nam và Singapore

    Hợp tác triển khai kết nối thanh toán xuyên biên giới qua mã phản hồi nhanh (QR) giữa Việt Nam và Singapore

    Vào sáng ngày 26/3/2025, nhân chuyến thăm chính thức tới Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, các doanh nghiệp của hai nước trao Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Singapore. Trong đó, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) được giao là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.

  • Eximbank tìm đối tác cải tạo Eximbank Cộng Hòa

    Eximbank tìm đối tác cải tạo Eximbank Cộng Hòa

    Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tìm kiếm nhà thầu có đủ năng lực chào hàng cạnh tranh gói sửa chữa, cải tạo Eximbank Cộng Hòa.

  • Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham gia Đoàn công tác Chính phủ tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

    Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tham gia Đoàn công tác Chính phủ tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng trung tâm tài chính quốc tế

    Từ ngày 16-25/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn đại biểu Việt Nam thăm và làm việc tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng các Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế của Anh, Lúc-xăm-bua và Cộng hoà liên bang Đức. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng đã tham gia Đoàn công tác của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình.

  • Vietcombank bổ nhiệm Phó Giám đốc Ban Giao dịch thị trường tài chính toàn cầu

    Vietcombank bổ nhiệm Phó Giám đốc Ban Giao dịch thị trường tài chính toàn cầu

    Ngày 26/3/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tùng - Cán bộ Ban Giao dịch thị trường tài chính toàn cầu giữ chức vụ Phó Giám đốc Ban Giao dịch thị trường tài chính toàn cầu.

  • VNBA mời hội viên góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68

    VNBA mời hội viên góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 68

    Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có công văn gửi Tổng Giám đốc các tổ chức hội viên mời góp ý về hồ sơ xây dụng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 68/2015/NĐ-CP (Nghị định 68) quy định đăng ký các quyền đối với tàu bay.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay