Thứ năm, 14/11/2024
   

Hội thảo “Đánh giá rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành Dệt may”

Ngày 12/01/2022, Trung tâm Đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn “Đánh giá rủi ro môi trường-xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho ngành Dệt may”, theo hình thức trực tuyến với điểm cầu trung tâm Cơ quan

Ngày 12/01/2022, Trung tâm Đào tạo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức hội thảo tập huấn “Đánh giá rủi ro môi trường-xã hội trong hoạt động cấp tín dụng cho ngành Dệt may”, theo hình thức trực tuyến với điểm cầu trung tâm Cơ quan Thường trực Hiệp hội và các điểm cầu tổ chức hội viên.

Tham dự hội thảo tập huấn có các chuyên gia đến từ WWF, lãnh đạo các ban, đơn vị Cơ quan thường trực Hiệp hội Ngân hàng, đại diện lãnh đạo, cán bộ chính sách tín dụng, cán bộ cho vay, thẩm định, phê duyệt, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại hội viên. Ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng đã tham dự và phát biểu khai mạc.

Chương trình “Xanh hóa ngành Dệt may Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” của WWF được phát triển nhằm tạo ra những thay đổi tích cực cho ngành Dệt may, mang lại lợi ích xã hội, kinh tế và bảo vệ môi trường tại Việt Nam và toàn bộ khu vực sông Mekong. Sự can thiệp của dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức để thúc đẩy thay đổi hành vi; tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ (SME) là phân khúc thị trường mà các tổ chức tài chính ở Việt nam có lợi thế với mạng lưới chuyên nghiệp rộng khắp cả nước và hệ thống giám sát chất lượng tín dụng tốt trong việc phát triển các giải pháp bền vững về nước và năng lượng.

Hoi thao danh gia rui ro moi truong xa hoi 2

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhấn mạnh: “Ngành Dệt may trong nhiều năm qua là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Nhờ sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách của Nhà nước, ngành dệt may đã thu được những kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, dệt may được đánh giá là một trong các ngành kinh tế có mức độ rủi ro môi trường và xã hội cao so với các ngành, lĩnh vực kinh tế khác do quá trình sản xuất cần phải khai thác, sử dụng và xả thải một lượng nước lớn, đồng thời sử dụng nhiều năng lượng cho việc đun nóng, tạo ra hơi nước dẫn đến tác động lên nguồn nước và góp phần gia tăng khí phát thải nhà kính. Chính vì vậy, ngành Dệt may là một trong các ngành được xếp vào đối tượng ảnh hưởng rủi ro về môi trường và nằm trong diện cần đánh giá khi cấp tín dụng.

Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, thủ tướng chính phủ về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chỉ thị, quyết định, văn bản quy định về  thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm phát thải Carbon… Cụ thể: ngày 24/03/2015 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chỉ thị số 03/CT-NHNN về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong họat động cấp tín dụng; và đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng của Ngân hàng Nhà nước, rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện thể chế tín dụng cho phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh; Đồng thời yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường, chủ động nghiên cứu, xây dựng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng... Tiếp theo đó, ngày 6/8/2015 ban hành quyết định 1552/QĐ-NHNN về Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 với 3 giải pháp: Tăng cường năng lực cho hệ thống ngân hàng trong thực hiện ngân hàng - tín dụng xanh; Đẩy mạnh triển khai các sản phẩm ngân hàng - tín dụng xanh, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tăng trưởng xanh; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về hoạt động ngân hàng - tín dụng xanh. Đồng thời  tháng 8/2020 ban hành Sổ tay đánh giá các rủi ro môi trường và xã hội của 20 ngành kinh tế trong đó có ngành dệt may.

Để kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được triển khai đồng bộ và có hiệu quả, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng Chiến lược phát triển ngành ngân hàng gắn với nhiệm vụ phát triển tín dụng xanh - ngân hàng xanh và Ban hành Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam đến 2030 với mục tiêu: Thúc đẩy phát triển "tín dụng xanh", "ngân hàng xanh", hướng dòng vốn tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh; tăng tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít carbon.

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc bằng việc xây dựng chính sách cấp tín dụng ưu đãi đối với khách hàng có phương án, dự án sản xuất kinh doanh đáp ứng mục tiêu tăng trưởng xanh. Kết quả, tính đến tháng 11/2021, có 67 tổ chức tín dụng triển khai "tín dụng xanh", dư nợ cấp tín dụng đối với các dự án xanh chiếm khoảng hơn 4% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 0,46% so với năm 2020. Tuy nhiên, dư nợ đối với ngành dệt may chỉ khoảng 145.000 tỷ đồng (tăng khoảng 5000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2020), chiếm gần 1,5% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế”.

Như chúng ta đã biết ngành Dệt may là một trong những ngành được xếp vào loại ảnh hưởng rủi ro đến môi trường cần đánh giá khi cấp tín dung. Vì vậy, mục tiêu xanh hóa sản xuất, nâng cao trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất là yêu cầu cấp bách, mang tính chiến lược của ngành dệt may nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động và thu hút được dòng vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Đăc biệt trong bối cảnh Luật Bảo vệ môi trường (đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2022).

Với ý nghĩa đó, hôm nay Hiệp hội Ngân hàng phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức  hội thảo “Đánh giá rủi ro môi trường, xã hội trong hoạt động cấp tín dụng đối với ngành Dệt may” nhằm giúp các tổ chức tín dụng nâng cao kiến thức, hiểu rõ hơn những cơ hội, tiềm năng phát triển cũng như những thách thức, rủi ro của ngành Dệt may, đặc biệt là rủi ro về môi trường và xã hội, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp”.

Tại hội thảo, các chuyên gia WWF giới thiệu, hướng dẫn, trao đổi về các vấn đề liên quan đến Hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trong ngành nhuộm vải; Hướng dẫn xanh hóa ngành Dệt may ở Việt Nam; Khung đánh giá ngân hàng bền vững SUSBA và Báo cáo nghiên cứu khả thi tiềm năng tín dụng xanh ngành Dệt may Việt Nam. Đây là những tài liệu, kinh nghiệm quý giúp cán bộ làm công tác tín dụng tại các ngân hàng thương mại nâng cao nhận thức về tín dụng xanh và vận dụng vào công tác thực tiễn.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay