Thứ năm, 14/11/2024
   

Hội nghị thường niên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam lần thứ nhất, nhiệm kỳ VII

Ngày 15/7/2021, tại trụ sở Cơ quan Thường trực, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ nhất, nhiệm kỳ VII theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của đại diện 74 tổ chức hội viên ở các điểm cầu. Tại điểm cầu trung tâm có sự hiện diện của ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội

Ngày 15/7/2021, tại trụ sở Cơ quan Thường trực, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ nhất, nhiệm kỳ VII theo hình thức trực tuyến, với sự tham dự của đại diện 74 tổ chức hội viên ở các điểm cầu. Tại điểm cầu trung tâm có sự hiện diện của ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội và các thành viên, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng.

Tham dự tại điểm cầu trung tâm còn có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, đại diện lãnh đạo Bộ Nội vụ. Hội nghị được tổ chức đảm bảo các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Hoi nghi thuong nien Hiep hoi Ngan hang Viet Nam 2Sau phát biểu khai mạc của ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội đã báo cáo kết quả hoạt động năm 2020 và phương hướng, kế hoạch hoạt động năm 2021 của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Điểm lại kết quả hoạt động năm 2020, báo cáo nêu rõ: “Dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng Hiệp hội, cùng với sự nỗ lực của Cơ quan thường trực và sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức hội viên, Hiệp hội Ngân hàng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Nghị quyết Hội nghị thường niên lần thứ 4 (nhiệm kỳ VI) và các Nghị quyết của Hội đồng Hiệp hội đề ra, đóng góp tích cực vào thành công của toàn Ngành. Kết quả thể hiện trên 8 mặt công tác chính sau: (i) Tích cực tham gia có trách nhiệm vào việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật cho hoạt động ngân hàng; (ii) Phát huy vai tò cầu nối giữa các tổ chức hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên; (iii) Tăng cường và phát huy hiệu quả phương tiện truyền thông của Hiệp hội Ngân hàng; (v) Nỗ lực khắc phục khó khăn ảnh hưởng của dịch Covid-19, sáng tạo, linh hoạt kết hợp giữa hội thảo, tập huấn, đào tạo trực tiếp với trực tuyến; (vii) Tích cực triển khai thực hiện Bộ chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của cán bộ ngân hàng; (viii) Làm tốt công tác quản trị nội bộ.Hoi nghi thuong nien Hiep hoi Ngan hang Viet Nam 3

Báo cáo cũng chỉ ra 8 tồn tại, hạn chế cần được khắc phục như: (i) Vai trò đầu mối gắn kết các tổ chức hội viên còn chưa thực hiện được nhiều, kết quả còn khiêm tốn; (ii) Việc tham gia có chế, chính sách chưa thực sự chủ động rà soát, nắm bắt vướng mắc, bất cập đề kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan ban hành sửa đổi, bổ sung; (iii) Chưa phát huy được vai trò của Hiệp hội trong việc thường xuyên, chủ động làm đầu mối phối hợp với các cơ quan ban hành tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm để phổ biến và giải đáp những vướng mắc về cơ chế, chính sách cho tổ chức hội viên; (iv); Công tác truyền thông chưa thực sự có tiếng nói mạnh mẽ, sâu sắc để định hướng dư luận và bảo vệ quyền, lợi ích của các tổ chức hội viên; Trang tin điện tử nội dung còn nghèo nàn, hình thức, giao diện ddown điệu không hấp dẫn, thu hút người đọc; (v) Công tác đào tạo chưa phát huy thế mạnh của Hiệp hội, chương trình đào tạo còn thiếu sự phong phú, riêng có của Hiệp hội, chưa lồng ghép nội dung đào tạo có ý nghĩa thiết thực cho hội viên; (vi) Công tác đối ngoại thiếu sự liên kết với các ngân hàng trong khu vực; hình ảnh và hoạt động của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chưa được giới thiệu, quảng bá trên website của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN; chưa nghiên cứu, làm thủ tục tham gia Hiệp hội Ngân hàng khu vực châu Á; (vii) Hoạt động của Ủy ban Chính sách và Ủy ban Công nghệ chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò, trách nhiệm, hỗ trợ Cơ quan Thường trực những vẫn đề liên quan đến cơ chế, chính sách và công nghệ. Các tổ chức trực thuộc chưa thực sự phát huy hết vai trò nên hiệu quả hoạt chưa cao; (viii) Điều lệ Hiệp hội Ngân hàng (sửa đổi, bổ sung) ban hành từ năm 2014 chưa được cập nhật, bổ sung nên một số hoạt động chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực thi; Một số quy chế, quy định nội bộ ban hành từ năm 2004, 2008… đến nay vẫn chưa được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn.

Quán triệt, thực hiện mục tiêu, định hướng hoạt động theo Nghị quyết Đại hội Hiệp hội Ngân hàng nhiệm kỳ VII, tổ chức ngày 10/12/2020, các Nghị quyết Hội đồng Hiệp hội nhiệm ký VII, ngay từ những ngày đầu Hiệp hội đã đổi  mới toàn diện các mặt công tác, chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, nỗ lực xử lý kịp thời những công việc phát sinh; hoàn thành xuất sắc khối lượng lớn công việc 6 tháng đầu năm 2021.

(i) Tham gia, góp ý có chất lượng đối với 03 Luật gồm: Báo cáo tổng kết và Báo cáo đánh giá tác động chính sách và đề xuất kiến nghị sửa đổi một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử; Luật Đất đai. 05 Nghị định gồm: Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (thay thế Nghị định 163); Nghị định số 102/2017/NĐ-CP; tờ trình và Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử; Nghị định về đăng ký biện pháp bảo đảm. 16 Thông tư và nhiều văn bản liên quan khác.

Tổ chức, phối hợp tổ chức thành công nhiều hội thảo, tọa đàm nhằm kết nối các đơn vị soạn thảo với các tổ chức hội viên để trực tiếp trao đổi, tham gia ý kiến hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Tổ chức họp lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và dự thảo Nghị định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; tọa đàm “Thực trạng, giải pháp và các vấn đề pháp lý cần lưu ý liên quan đến hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm tại tòa án và thi hành án”; hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, đã thu hút gần 7.000 đại biểu tham dự,…

(ii) Làm tốt vai trò cầu nối giữa các tổ chức hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên. Đã tổ chức hội thảo giữa các Vụ, Cục Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng hội viên và Nhóm công tác ngân hàng nước ngoài để thống nhất nội dung báo cáo Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước về tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng của các tổ chức tín dụng; phối hợp với Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp - VCCI tổ chức tọa đàm trực tuyến “Thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng”. Sau tọa đàm có ý kiến gửi Văn phòng Chính phủ, các Ủy ban Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Kiểm toán Nhà nước đề nghị thu thuế giá trị gia tăng theo đúng bản chất thư tín dụng và thông lệ quốc tế, không truy thu (hồi tố thuế giá trị gia tăng đối với thư tín dụng từ năm 2011.

Đã Báo cáo đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 gửi Ngân hàng Nhà nước, phản ánh các khó khăn, vướng mắc làm hạn chế công tác xử lý nợ xấu, xử lý tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng và đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Phối hợp với Báo Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Nợ xấu trong đại dịch Covid-19 - Giải pháp hỗ trợ ngành Ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp xử lý trong thời gian tới’.

Đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tháo gỡ những vướng mắc của tổ chức hội viên trong việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC.

Báo cáo và đề xuất, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giải quyết vướng mắc, bất cập của các tổ chức tín dụng trong việc triển khai thực hiện Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Phản ánh vướng mắc trong quản lý tài sản đảm bảo là xe ô tô tại ngân hàng với Bộ Công an, Bộ tư pháp. Hiệp hội Ngân hàng đã họp thống nhất với Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Tư pháp để kết nối Cổng Đăng ký giao dịch đảm bảo quốc gia với Cổng Dịch vụ công trực tuyến nhằm phối hợp quản lý tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét gia hạn lộ trình chuyển đổi thẻ, liên thông thanh toán QR, phát triển hệ sinh thái tiêu dùng, bổ sung tính năng lợi ích của thẻ Chip nội địa đáp ứng nhu cầu của chủ thẻ và xem xét áp dụng cơ chế Chip Liability Shift để đảm bảo đối xử công bằng giữa các ngân hàng trong việc chuyển đổi Chip chuẩn VCCS trong quá trình thực hiện Thông tư 41/2018/TT-NHNN.

Đề nghị Bộ Công an hướng dẫn xử lý vướng mắc khi quét QR code trên căn cước công dân có chip. Kết quả, ngày 08/6/2021 Bộ Công an đã có ý kiến phản hồi (Hiệp hội Ngân hàng đã sao gửi, thông báo cho các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài biết, thực hiện).

Kịp thời có những động thái, giải pháp tích cực hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của hội viên trước các cơ quan tư pháp, như: Đề nghị Tòa án Nhân dân cấp cao TP. Hồ Chí Minh khi xét xử phúc thẩm cần xem xét, đánh giá các chứng cứ một cách khách quan, đúng quy định cùa pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của ABBank, tránh ảnh hưởng, tạo tiền lệ xấu cho hệ thống ngân hàng; Đề nghị Chánh án Tòa án NDTC và Viện trưởng Viện Kiểm sát NDTC xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm số 596/2020/DS-PT ngày 10/11/2020 của Tòa án NDTC tại TP Hồ Chí Minh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của SCB; Có văn bản kiến nghị Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến các đối tượng đã bị khởi tố trong vụ án lừa đảo vay vốn thế chấp bằng sổ tiết kiệm, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các ngân hàng (PVCombank, NCB, VietABank); Kiến nghị các cơ quan tư pháp liên quan hỗ trợ cho Eximbank trong các vụ kiện, tranh chấp giữa các đối tác, khách hàng...

(iii) Đẩy mạnh hoạt động của 2 ủy ban chuyên môn (Ủy ban Chính sách và Ủy ban Công nghệ) và các tổ chức trực thuộc (Câu lạc bộ Pháp chế ngân hàng; Chi hội Thẻ; Câu lạc bộ Fintech; Câu lạc bộ AMC) trong việc phối hợp đề xuất cơ chế, chính sách của ngành Ngân hàng và hỗ trợ giải quyết một số vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên sâu

(iv) Cải tiến giao diện, nâng cao chất lượng Tạp chí và Trang tin điện tử nhằm nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của Hiệp hội Ngân hàng; tổ chức xuất bản đều đặn 12 số tạp chí giấy theo định kỳ; tăng cường đăng tải, cập nhật nhanh, kịp thời hoạt động của các tổ chức hội viên và ngành Ngân hàng, diễn biến thị trường tài chính tiền tệ và những vấn đề nóng của thị trường tiền tệ trên Tạp chí điện tử.

Ngoài ra, Tạp chí cũng đã phối hợp với gần 30 cơ quan báo chí để thực hiện truyền thông định hướng dư luận về vấn đề cần bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của hội viên, tổ chức các buổi tọa đàm trực tuyến trên Tạp chí điện tử. Thực hiện truyền thông chùm bài về tài chính tiêu dùng, xử 1ý nợ xấu, phát triển thẻ tín dụng nội địa để đăng tải trên tạp chí và các báo trong và ngoài Ngành.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã chỉ đạo Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Ngân hàng) tổ chức thành công cuộc thi viết “Ngân hàng tôi yêu” trên Tạp chí điện tử thitruongtaichinhtiente.vn cho tất cả các đối tượng là cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, các khách hàng, đối tác của ngân hàng.

(v) Tổ chức Lễ kết nạp và trao Giấy chứng nhận hội viên đối với Công ty Tài chính TNHH HD SAISON và Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Chuyển đổi loại hình hội viên từ hội viên danh dự sang hội viên chính thức đối với Tổng Công ty Bưu Điện Việt Nam. Làm thủ tục chấm dứt tư cách hội viên theo nguyện vọng đối với ANZ Việt Nam.

Thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình của các tổ chức hội viên để động viên, chia sẻ hoặc phối hợp, hỗ trợ kịp thời theo yêu cầu của các tổ chức hội viên. Tiến hành rà soát tổng thể tư cách các tổ chức hội viên, nghiên cứu chuyển đổi, sắp xếp và phân nhóm hội viên để đưa ra các giài pháp chăm sóc phù hợp và sâu hơn đối với từng loại hình tổ chức hội viên.

(vi) Mặc dù dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát trên diện rộng và kéo dài, Hiệp hội Ngân hàng vẫn chủ động, linh hoạt sắp xếp tổ chức được 6 chương trình đào tạo, hội thảo theo hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến cho khoảng 500 lượt người tham dự trực tiếp và gần 300 người tham dự trực tuyến.

Nghiên cúu, xây dựng đề án Khung chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp trung các ngân hàng thương mại để đề xuất, trình Thống đốc phê duyệt cho phép tổ chức triển khai đào tạo, cấp chứng chỉ.

(vii) Phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng ASEAN chuẩn bị hồ sơ và hoàn tất thủ tục giới thiệu ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng HHNH và ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nhiệm kỳ VII trên trang thông tin của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN. Đồng thời, Hiệp hội Ngân hàng ASEAN nhất trí cao việc cử ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội đại diện Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm thành viên Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng ASEAN.

Hoi nghi thuong nien Hiep hoi Ngan hang Viet Nam 1

Tham dự hội nghị trực tuyến đối thoại chính sách giữa Thống đốc Ngân hàng Trung ương với các tổ chức quốc tế và Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại ASEAN; Chủ tịch Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tham dự và có bài phát biểu chào mừng tại hội thảo Tài chính Việt Nam năm 2021 của The Asian banker.  Kết nối và hỗ trợ các tổ chức hội viên đăng ký, tham dự nhiều hội thảo, diễn đàn trực tuyến.

(viii) Tổ chức thành công kỳ họp Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam lần thứ 2 khóa VII. Hội đồng đã thông qua phương hướng, chương trình hoạt động nhiệm kỳ VII của Hiệp hội Ngân hàng và thống nhất, quyết nghị một số nội dung các tổ chức hội viên và Cơ quan Thường trực trình xin ý kiến.

(ix) Tổ chức rà soát để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung các văn bản quy định của Hiệp hội Ngân hàng cho phù hợp với thực tế và đúng với các quy định của pháp luật hiện hành. Đảm bảo thông suốt mọi hoạt động của cơ quan và Hiệp hội, quản lý, sử dụng hiệu quả tài chính, tài sản theo quy định.

Thay mặt Hội đồng Hiệp hội, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký đã trình bày báo cáo phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Hiệp hội Ngân hàng tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm:

(i) Chủ động tham gia xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh; tăng cường hiệu quả trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức hội viên.

(ii) Phát huy vai trò, hoạt động của các tổ chức trực thuộc trong việc phối hợp, hỗ trợ hiệu quả về các lĩnh vực chuyên sâu và các nhiệm vụ chung của Hiệp hội.

(iii) Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội viên, các tập đoàn kinh tế lớn, cơ quan báo chí và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhằm định hướng dư luận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức  hội viên. Nâng cao chất lượng Tạp chí điện tử và Trang tin điện tử.

(iv) Nghiên cứu chương trình đào tạo riêng có của Hiệp hội Ngân hàng, đáp ứng sát nhu cầu của các tổ chức hội viên, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ, đào tạo các nghiệp vụ chuyên sâu, chương trình đào tạo cho cán bộ chủ chốt của tổ chức hội viên; tăng cường hợp tác về đào tạo với các tổ chức quốc tế, nghiên cứu, xây dựng đề án khung chương trình đào tạo cán bộ quản lý bậc trung trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

(v) Chú trọng và tăng cường công tác chăm sóc hội viên, nắm bắt tình hình hoạt động, khó khăn, vướng mắc của tổ chức hội viên để có biện pháp đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ kịp thời; Tăng cường giao lưu, trao đổi, phối hợp hỗ trợ hiệu quả nhằm gắn kết các tổ chức hội viên với Hiệp hội và Cơ quan thường trực; Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền phát triển hội viên mới, chú trọng đến chất lượng hội viên.

(vi) Rà soát các quy định, quy chế, điều lệ và các văn bản quản trị nội bộ thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký, Hội đồng Hiệp hội, Đại hội Hiệp hội, Bộ Nội vụ… để đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế hoạt động, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(vii) Tiếp tục thực hiện tốt nghĩa vụ thành viên của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác với với Hiệp hội Ngân hàng ASEAN và Hiệp hội Ngân hàng các nước trong khu vực.

(viii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và ý thức tự giác thực hiện Bộ chuẩn mực đạo đức trong các tổ chức hội viên; Tiến hành tổng kết 3 năm thực hiện Bộ chuẩn mực, tiếp tục hoàn thiện phù hợp với giai đoạn tiếp theo.

(ix) Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Thường trực, rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, giữ gìn sự đoàn kết, gắn bó trong cơ quan. Bảo đảm công tác hậu cần, tài chính, kế toán đáp ứng kịp thời, thông suốt mọi hoạt động của cơ quan, đồng thời quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài chính, tài sản cơ quan. Phát huy vai trò của các đoàn thể, đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo không khí sôi nổi, đóng góp tích cực, thiết thực để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

Trên cơ sở kết quả hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, Hiệp hội Ngân hàng cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm, tập trung vào 11 nội dung:

(i) Kịp thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các tổ chức hội viên trong quá trình hoạt động, kiến nghị, đề xuất các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ, giải quyết. Đặc biệt là những vướng mắc, khó khăn tại Tòa án, Viện Kiểm sát, thi hành án và những hồ sơ vướng mắc, khó khăn khi xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm đã được tổng hợp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

(ii) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hội thảo: Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại bản án kinh doanh thương mại liên quan đến hoạt động ngân hàng dưới góc nhìn của Viện Kiểm sát; Diễn đàn chuyển đổi sô Việt nam năm 2021; Nhận diện tín dụng đen dưới góc nhìn pháp luật; Hội thảo-Triển lãm Future Banking; hội thảo đối thoại giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các cuộc tọa đàm góp ý dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 39/2016/TT-NHNN, Thông tư 02/2013/TT-NHNN, thông tư 52/2018/TT-NHNN…

(iii) Tổ chức làm việc với 16 tổ chức tín dụng bàn phương án đồng thuận về giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới của khách hàng theo Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ.

(iv) Tiếp tục tham gia góp ý cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng, trước mắt tập trung góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 52/2018 quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống qcow quan Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp)…

(v) Hoàn thiện một số quy chế, quy định thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký, Hội đồng Hiệp hội cho phù hợp với thực tế hoạt động.

(vi) Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc; Tổ chức Đại hội Câu lạc bộ Fintech nhiệm kỳ II; chuẩn bị tổ chức Đại hội Chi hội thẻ, Câu lạc bộ Pháp chế; Tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021 của các các đơn vị trực thuộc và 2 ủy ban chuyên môn.

(vii) Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông của Hiệp hội trên Tạp chí giấy, Tạp chí điện tử và Trang tin điện tử, phản ảnh đầy đủ, kịp thời tình hình hoạt động của Hiệp hội và các tổ chức hội viên, chú trọng các vấn đề thời sự, nổi lên được dư luận quan tâm, những khó khăn vướng mắc của tổ chức hội viên cần có sự thấu hiểu, chia sẻ từ công chúng và sự quan tâm, tháo gỡ của các cơ quan chức năng.

(viii) Tổ chức họp với từng nhóm tổ chức hội viên để trao đổi sâu hơn về tình nhình hoạt động, khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị… từ đó có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; Tiếp tục quan tâm phát triển hội viên mới, mở rộng đối tượng hội viên là các tổ chức tín dụng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt độngt ại Việt nam, các tổ chức trong lĩnh vực công nghệ tài chính ngân hàng…

(ix) Phối hượp với Bộ Tư pháp triển khai tập huấn Nghị định 21/2021/NĐ-CP cho các tổ chức tín dụng trên toàn quốc và tổ chức các chương trình đào tạo theo kế hoạch đã dự kiến và bị hoãn lại do dịch Covid-19; tiếp tục triển khai một số hoạt động hợp tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ chức hội viên trong lĩnh vực Ngân hàng xanh và phát triển bền vững theo thỏa thuận với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) và các hoạt động theo thỏa thuận hợp tác với Học viện Ngân hàng. Nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo với các chủ đề về: Rủi ro về lĩnh vực thẻ, Dữ liệu điện tử, Ngân hàng số, e-KYC…

(x) Thường xuyên liên hệ, trao đổi, cập nhật thông tin với các Hiệp hội, tổ chức quốc tế; Phối hợp với các tổ chức quốc tế, hỗ trợ các tổ chức hội viên tham gia các chương trình hội thảo, tọa đàm trực tuyến; tiếp tục nghiên cứu việc gia nhập Hiệp hội Ngân hàng châu Á của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

(xi) Tiếp tục tham gia công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo an toàn cho cán bộ, nhân viên. Linh hoạt và có giải pháp thích ứng duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo đáp ứng kịp thời, thông suốt mọi hoạt động của Cơ quan Thường trực và Hiệp hội.

Các ý kiến thảo luận tại Hội nghị đã bày tỏ sự đồng tình, nhất chí cao với báo cáo kết quả hoạt động năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2021 của Hiệp hội Ngân hàng; Nhận định, trong năm đầu nhiệm ký VII, mặc dù phải xử lý khối lượng công việc rất lớn, nhưng hoạt động Hiệp hội Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nổi bật, rất ấn tượng, đã bám sát tôn chỉ, mục đích, chức năng nhiệm vụ làm cầu nối giữa các tổ chức hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trên nhiều phương diện, giữ được sự ổn định, đoàn kết, đồng thuận.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp, để khắc phục những hạn chế, Hội đồng Hiệp hội kêu gọi toàn thể tổ chức hội viên, các tổ chức trực thuộc tiếp tục chung sức, đồng lòng, phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay