Thứ ba, 24/06/2025
   

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC)

Ngày 22/7, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam làm việc với Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) để trao đổi, thảo luận về thị trường Fintech và tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã tiếp, làm việc với đoàn.
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam

Về phía Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có TS Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; Ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ nhiệm CLB Fintech (VNBA)- Phó tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS); Ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng (VNBA), Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) cùng lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.

Về phía IFC có ông Weichuan Xu - Cán bộ quản lý đầu tư của IFC phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia; Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Cán bộ quản lý chương trình Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính.

ông Weichuan Xu - Cán bộ quản lý đầu tư của IFC phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia
Ông Weichuan Xu - Cán bộ quản lý đầu tư của IFC phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia

Tại buổi làm việc, ông Weichuan Xu - Cán bộ quản lý đầu tư của IFC phụ trách Việt Nam, Lào và Campuchia (IFC) bày tỏ lòng vui mừng khi đến thăm, làm việc với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và gửi lời cảm ơn về sự hỗ trợ của VNBA đối với hoạt động của IFC trong suốt thời gian qua. Ông Weichuan Xu đồng thời cho biết, trong thời gian qua đã làm việc với nhiều ngân hàng tại Việt Nam. Tại buổi làm việc với VNBA, phía IFC muốn lắng nghe và nhận được sự chia sẻ, tư vấn của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam để có thể hỗ trợ tốt hơn tới các tổ chức Fintech, Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam; IFC muốn biết được thực trạng phát triển Fintech, Tài chính tiêu dùng tại Việt Nam, những khó khăn thách thức và cơ hội phát triển; tìm hiểu vè Dự thảo Nghị định về Sandbox sắp được ban hành - những khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là liên quan đến cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Ông Weichuan Xu cho biết, trước khi sang Việt Nam, ông đã có kinh nghiệm tại các quốc gia như Singapore, Trung Quốc và mang theo nhiệt huyết đối với lĩnh vực Fintech, chuyển đổi số cho vay tại các nước. Vì vậy, bằng những kinh nghiệm vốn có của mình, ông mong muốn có thể chia sẻ tới lĩnh vực Digital Finance ở Việt Nam.

Tại buổi tiếp, TS. Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) đánh giá cao những hoạt động mà VNBA và IFC đã cùng nhau hợp tác, triển khai trong thời gian qua, đồng thời hoan nghênh việc IFC mở rộng sự quan tâm tới thị trường Fintech và các công ty tài chính tiêu dùng tại Việt Nam

Ông cho rằng, IFC trước đó đã có những đầu tư, triển khai hiệu quả tới các ngân hàng tại Việt Nam và việc IFC có ý định đầu tư vào lĩnh vực Fintech, tài chính tiêu dùng là hướng đi đúng đắn.

Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc

Chia sẻ Hiện nay, Việt Nam là một nước chuyển đổi số vô cùng mạnh mẽ, đứng đầu khu vực và có tới 176 đơn vị Fintech. Lĩnh vực Fintech tuy gặp một số khó khăn như hoạt động chưa đồng bộ do vấn đề hành lang pháp lý còn hạn chế. Tuy nhiên, các đơn vị đã hết sức năng động, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng hệ sinh thái Fintech. TS Nguyễn Quốc Hùng hy vọng, trong thời gian tới, khi Chính phủ ban hành Nghị định Sandbox sẽ là hành lang pháp lý để lĩnh vực Fintech hoạt động mạnh hơn.

Đối với lĩnh vực tài chính tiêu dùng, tại Việt Nam có 16 đơn vị tài chính tiêu dùng được nhà nước cấp phép. Ông cũng chỉ ra một số điểm khó khăn, hạn chế đối với lĩnh vực tài chính tiêu dùng đó là: Vấn đề huy động vốn, thời gian huy động vốn, lãi suất cao, quỹ đầu tư ít, sự lẫn lộn công ty tài chính tiêu dùng, vấn đề đôn đốc thu hồi nợ còn gặp nhiều khó khăn, sự hợp tác giữa người vay vẫn còn chây ì nhất là sau covid, nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi hành lang pháp lý đầy đủ hơn, các đối tượng cho vay rõ ràng sẽ giúp giải quyết các khó khăn, vướng mắc này.

Bên cạnh đó, TS Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) đã được thông qua từ ngày 01/7, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai luật, có những văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên những khó khăn vướng mắc (nếu có) đối với các TCTD sau một thời gian triển khai mới có thể đánh giá đầy đủ. Luật các TCTD ban hành chính thức cũng là cơ sở để ban hành Nghị định Sandbox. Ông cho biết, Nghị định cho phép thử nghiệm đối với 3 giải pháp: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending). Khi Nghị định Sandbox ra đời giúp Ngân hàng Nhà nước xây dựng được lộ trình triển khai, phù hợp. 

ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit)
 Ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit)

Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm CLB Tài chính tiêu dùng, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) cho biết tài chính tiêu dùng tại Việt Nam với sứ mệnh chống đói nghèo và hỗ trợ thị trường phát triển. Tuy sau thời điểm đại dịch Covid tài chính tiêu dùng gặp khó khăn nhưng thị trường Việt Nam hiện nay đang phát triển, kinh tế tăng trưởng cao, nhu cầu phục hồi Tài chính tiêu dùng cũng vì thế đi lên và là cơ hội để phát triển.

Ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ nhiệm CLB Fintech- Phó tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)

Đại diện IFC cũng đã đặt câu hỏi đối với VNBA về việc IFC nên làm việc trực tiếp với các ngân hàng hay với Fintech. Trả lời cho câu hỏi này, ông Nguyễn Đăng Hùng - Chủ nhiệm CLB Fintech- Phó tổng Giám đốc Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) cho biết, việc hợp tác giữa các tổ chức trung gian thanh toán và ngân hàng tương đối chặt chẽ, điều này giúp triển khai các dịch vụ được tốt hơn. Việc hợp tác với với ai phụ thuộc vào tầm ảnh hưởng của IFC trên thị trường, quan trọng nhất là có được sản phẩm dịch vụ tốt cho khách hàng.

Kết thúc buổi làm việc, TS Nguyễn Quốc Hùng đánh giá cao tiềm năng phát triển của lĩnh vực Fintech và Tài chính tiêu dùng trong thời gian tới. Ông hy vọng IFC có thể nghiên cứu và đầu tư vào hai lĩnh vực này. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam rất hoan nghênh và sẵn sàng phối hợp với IFC để cùng hỗ trợ tới các CLB Fintech, Tài chính tiêu dùng để sát với thực tiễn và phù hợp theo pháp luật Việt Nam và quy định quốc tế.

N.A

  • Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 3 tháng 6

    Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 3 tháng 6

    Chiến tranh Israel - Iran có khả năng tàn phá đối với nền kinh tế toàn cầu; Kinh tế Trung Quốc: Triển vọng kinh tế chưa sáng sủa; Tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại ở mức 6,2% trong năm 2025; Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được sửa đổi, bổ sung; Các tổ chức tín dụng kỳ vọng lạm phát giảm; Lượng tiền gửi của dân cư tăng 5,73% so với cuối năm 2024... Đây là những thông tin chính trong Bản tin Kinh tế - Tài chính - Tiền tệ tuần 3 tháng 6/2025.

  • Vietcombank Hưng Yên tổ chức hội thảo về rủi ro và kiểm soát năm 2025

    Vietcombank Hưng Yên tổ chức hội thảo về rủi ro và kiểm soát năm 2025

    Chiều 17/6/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên (Vietcombank Hưng Yên) đã tổ chức Hội thảo tự đánh giá rủi ro và các chốt kiểm soát (RCSA) năm 2025 đối với 3 mảng nghiệp vụ trọng yếu: Ngân quỹ, Tài khoản và Thẻ, nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

  • VAMC chào bán lần 7 khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 508 tỷ đồng

    VAMC chào bán lần 7 khoản nợ xấu, khởi điểm hơn 508 tỷ đồng

    Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) vừa có thông báo tổ chức bán đấu giá (lần 7) khoản nợ xấu của Công ty TNHH Du lịch Nam Biển Đông, với giá khởi điểm hơn 508 tỷ đồng.

  • PGBank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    PGBank bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

    Ông Phương Tiến Dũng sẽ đảm nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc PGBank kiêm Giám đốc Khối Thẩm định và Phê duyệt từ ngày 20/6/2025.

  • Tín dụng toàn nền kinh tế 5 tháng đầu năm tăng trưởng 6,52%

    Tín dụng toàn nền kinh tế 5 tháng đầu năm tăng trưởng 6,52%

    Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 5/2025, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 6,52%, cao hơn đáng kể so với mức 2,41% cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng tín dụng đáng kể nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% trong năm nay.

  • Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 16/6 - 20/6/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 16/6 - 20/6/2025

    Hoạt động nổi bật của hội viên khu vực phía Nam tuần từ 16/6 - 20/6/2025 với các thông tin chính sau: Ngân hàng ra mắt tính năng thanh toán và nhiều chương trình mới, ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng; Tổ chức ĐHĐCĐ bất thường vào tháng 7; Các sự kiện tuyển dụng và đào tạo...

  • VRB hỗ trợ khách hàng sở hữu căn hộ tại Fresia Riverside

    VRB hỗ trợ khách hàng sở hữu căn hộ tại Fresia Riverside

    Nhằm hiện thực hóa giấc mơ an cư và đồng hành cùng khách hàng trên hành trình đầu tư bền vững, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) chính thức triển khai chương trình ưu đãi vay mua nhà dành riêng cho khách hàng cá nhân có nhu cầu sở hữu căn hộ tại dự án Fresia Riverside, khu căn hộ cao cấp ven sông Đồng Nai, tọa lạc tại trung tâm thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

  • Zalopay hợp tác Danal và Shinhan Bank ra mắt dịch vụ thanh toán học phí quốc tế

    Zalopay hợp tác Danal và Shinhan Bank ra mắt dịch vụ thanh toán học phí quốc tế

    Công ty cổ phần ZION, đơn vị vận hành ứng dụng thanh toán Zalopay, vừa chính thức công bố hợp tác cùng hai đối tác tài chính - công nghệ hàng đầu Hàn Quốc là Danal và Shinhan.

  • Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

    Techcombank đồng hành chuyển đổi số cùng doanh nghiệp Cần Thơ

    Ngày 19/6/2025, tại Cần Thơ, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ tổ chức “Hội nghị Techcombank đồng hành cùng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong kỷ nguyên vươn mình”

  • Nam A Bank ưu đãi khách hàng giao dịch không tiền mặt

    Nam A Bank ưu đãi khách hàng giao dịch không tiền mặt

    Nhằm khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt trong mùa cao điểm mua sắm và du lịch, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) vừa chính thức triển khai loạt chương trình ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân, mang đến trải nghiệm tài chính hiện đại, thuận tiện và nhiều giá trị gia tăng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay