Thứ ba, 20/08/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua nghiên cứu và phản ánh của các tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản số 389/HHNH-PLNV về một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Thực hiện yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, qua nghiên cứu và phản ánh của các tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản số 389/HHNH-PLNV về một số ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

I. Ý kiến chung:

Về cơ bản, dự thảo đãbổ sung tương đối đầy đủ các nội dung cần thiết, phù hợp với thực tiễn của hoạt động thẻ ngân hàng như quy định về thẻ phát hành bằng phương thức điện tử; quy định về miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị giảm khả năng trả nợ bởi thiên tai, dịch bệnh, sự kiện bất khả kháng... Tuy nhiên, còn một số nội dung quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh thẻ của các TCTD hiện nay, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung, hướng dẫn tại dự thảo Thông tư:

- Việc chuyển đổi thẻ Chip: Hiện nay các TCTD đang rất nỗ lực thực hiện chuyển đổi theo lộ trình của NHNN. Tuy nhiên, đối với các TCTD có quy mô thẻ cần chuyển đổi lớn, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, việc chuyển đổi gặp khó khăn, đề nghị NHNN: (ii) xem xét gia hạn lộ trình chuyển đổi thẻ chip cho các ngân hàng có quy mô thẻ lớn; (ii) Sớm quy định lộ trình chuyển đổi thẻ chip nội địa cụ thể cho một số TCPHT được kiểm soát đặc biệt để đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và cho khách hàng, đồng thời để hòa nhập về hoạt động thẻ với các TCPHT khác. 

- Về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động thẻ: Rủi ro trong hoạt động thẻ phát sinh trong quá trình hoạt động nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng, đặc biệt trong xu hướng số hoá hiện nay, nhu cầu thanh toán điện tử tăng cao kéo theo rủi ro có xu hướng gia tăng. Đây là một loại hình rủi ro hoạt động, gây ra tổn thất tài chính thực tế cho các TCTD, các TCTD đã kiến nghị NHNN rất nhiều năm nay nhưng đến nay chưa có quy định, vì vậy, đề nghị NHNN làm việc với Bộ Tài chính cho phép các TCTD được trích lập dự phòng đối với hoạt động thẻ trong chi phí trước thuế, để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của TCTD.

- Cần có hướng dẫn phạm vi sử dụng thẻ trả trước vô danh theo hướng thẻ trả trước vô danh được sử dụng để thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường internet, chương trình ứng dụng trên thiết bị di động do việc thực hiện giao dịch thẻ trên môi trường internet/di động là xu hướng phát triển hiện nay, đồng thời hạn mức giao dịch của thẻ trả trước vô danh đã được khống chế là 5 triệu đồng để đảm bảo rủi ro.

- Việc phát hành thẻ tín dụng cũng là một trong những hình thức cấp tín dụng, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại lại chưa có hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật liên quan đến nghiệp vụ này (ví dụ như: Phương pháp tính lãi, lãi suất,... ). Hiện nay Thông tư 39 chỉ có hướng dẫn liên quan đến lãi phát sinh từ nghiệp vụ cho vay (không bao gồm thẻ tín dụng).

- Đối với mở thẻ bằng phương thức điện tử đối với Khách hàng hiện hữu, nên giao quyền chủ động cho các TCTD tự quyết định quy trình thực hiện; không giới hạn hạn mức giao dịch, vì Khách hàng hiện hữu là tập Khách hàng đã được TCTD thiết lập mối quan hệ và hoàn thành việc nhận biết, xác minh thông tin nhận biết khách hàng (ví dụ: Khách hàng đã có tài khoản thanh toán tại TCTD). Do đó với tập Khách hàng này không có rủi ro về nhận biết Khách hàng. Việc cho phép TCTD tự quyết định quy trình thực hiện trong trường hợp này sẽ tạo ra sự chủ động cho các TCTD. Đây cũng là xu hướng đang áp dụng với các quy trình mở tài khoản thanh toán theo quy định mở TKTT của NHNN.

- Ngoài ra, việc phát hành bằng Phương thức điện tử cũng được KYC đầy đủ theo quy định của NHNN. Việc rút tiền tại nước ngoài đã theo quy định của NHNN là 30 triệu/ngày, việc thanh toán cũng đã quy định việc sử dụng đúng mục đích, ngoài ra đã có quy định hạn mức tối đa sử dụng thẻ trong 1 tháng là 100 triệu. Vì vậy, để thuận lợi cho KH, đề xuất quy định rõ tại Thông tư phát hành bằng phương thức điện tử khách hàng được thanh toán quốc tế theo quy định của NHNN. 

II. Góp ý cụ thể đối với dự thảo Thông tư:

1. Khoản 2 Điều 1: sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 10 Thông tư 19:

1.1 Điểm a Khoản 2 Điều 1 Dự thảo quy định: 5…Trường hợp phát hành thẻ cho người nước ngoài, TCPHT yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết để xác minh thời hạn cư trú tại Việt Nam gồm: hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận miễn thị thực nhập cảnh, giấy chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú, hợp đồng lao động hoặc quyết định trúng tuyển, hoặc các giấy tờ khác chứng minh thời hạn cư trú tại Việt Nam. Các giấy tờ cần thiết của khách hàng khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ là bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, TCPHT phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp giấy tờ là bản sao điện tử, TCPHT phải có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra và đối chiếu, đảm bảo bản sao điện tử có nội dung đầy đủ, chính xác và khớp đúng so với bản chính theo quy định của pháp luật.”.

Để thuận tiện cho Khách hàng, đa dạng kênh tiếp xúc khách hàng, tối ưu hóa nguồn lực thì việc ủy quyền/thuê bên thứ ba thu thập hồ sơ đề nghị phát hành thẻ của khách hàng đang trở thành xu thế, được nhiều TCTD áp dụng. Đồng thời, việc có thể KYC khách hàng thông qua bên thứ ba cũng đã được quy định rõ trong các văn bản hướng dẫn về Phòng chống rửa tiền. Do đó, để phù hợp với thực tế, thống nhất giữa các văn bản pháp luật, để xuất cho phép bên thứ ba được xác nhận trên bản sao trong trường hợp TCPHT thu hồ sơ của khách hàng thông qua bên thứ ba. Theo đó, đề nghị Ban soạn thảo xem xét bổ sung quy đinh: TCPHT/bên thứ ba được TCPHT thuê/ủy quyền thực hiện thu thập hồ sơ đề nghị phát hành thẻ phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

1.2Điểm b Khoản 2 Điều 1 dự thảo quy định: “TCPHT có thể thực hiện phát hành thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ ghi nợ được thấu chi), thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.”

Đề xuấtNHNN nghiên cứu mở rộng đối tượng được mở thẻ bằng phương thức điện tử bao gồm bao gồm cả chủ thẻ chính là tổ chức và chủ thẻ phụ, vì:

+ Hiện tại không chỉ có cá nhân mà các tổ chức cũng có nhu cầu sử dụng các phương thức điện tử để giao dịch với ngân hàng, trong đó có cả mở thẻ ngân hàng. Đây là nhu cầu chính đáng và phù hợp với định hướng số hóa dịch vụ ngân hàng mà các ngân hàng đang hướng tới và được đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Do đó kiến nghị NHNN nghiên cứu mở rộng đối tượng được mở thẻ bằng phương thức điện tử bao gồm bao gồm cả chủ thẻ chính là tổ chứctương ứng với từng loại thẻ mà tổ chức được phép mở theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) và có hướng dẫn thủ tục thực hiện tương ứng với đối tượng này.

+ Việc phát hành thẻ cho chủ thẻ phụ không có rủi ro cao hơn so với chủ thẻ chính,về pháp lý thì chủ thể giao kết HĐ phát hành và sử dụng thẻ, chịu trách nhiệm thanh toán dư nợ, thực hiện nghĩa vụ trả nợ là chủ thẻ chính.

+ Ngoài ra,(i)Quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán hiện đã cho phép tổ chức mở tài khoản thanh toán mà không cần gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của khách hàng khi giao kết thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán trên cơ sở áp dụng các biện pháp phù hợp để xác minh sự chính xác về chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trên thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán và đảm bảo sự khớp đúng với chữ ký, dấu (nếu có), chứng thư số (nếu có) của người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản trong quá trình sử dụng tài khoản thanh toán. Do đó việc mở rộng đối tượng Khách hàng mở thẻ bằng phương thức điện tử theo nguyên tắc đảm bảo nhận biết được Khách hàng và thu thập đầy đủ hồ sơ của Khách hàng theo đúng quy định pháp luật sẽ tạo sự linh hoạt cho các TCTD trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn và tuân thủ quy định pháp luật.

(ii)Theo quy định hiện hành:Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ và chủ thẻ chính cam kết bằng văn bản thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến việc sử dụng thẻ theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Do đó nếu TCTD vẫn đảm bảo được việc nhận biết Khách hàng và có sự chấp thuận của Chủ thẻ chính theo đúng quy định pháp luật về mở thẻ thì đề xuất NHNN nên xem xét có cơ chế cho các TCTD được thực hiện mở thẻ cho chủ thẻ phụ qua phương tiện điện tử.

2. Khoản 3 Điều 1: Bổ sung Điều 10a vào sau Điều 10 Thông tư 19 Về Phát hành thẻ bằng phương thức điện tử:

2.1 Khoản 1 Điều 10a:

- Điểm a Khoản 1 Điều 10a dự thảo quy định Khách hàng và Tổ chức phát hành thẻ ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Tuy nhiên, do đây là hình thức phát hành thẻ bằng phương thức điện tử nên đề nghị cho phép các bên chỉ cần giao kết thỏa thuận phát hành và sử dụng thẻ mà không cần ký Hợp đồng.

- Điểm đ Khoản 1 Điều 10a quy định:đ) Thông báo tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ, số thẻ, thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ cho khách hàng.”

2.2. Khoản 2 Điều 10a

- Điểm a Khoản 2 Điều 10a quy định TCPHT phải đáp ứng điều kiện tối thiểu: Có giải pháp, công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng (là các yếu tố, đặc điểm sinh học gắn liền với khách hàng thực hiện định danh, khó làm giả, có tỷ lệ trùng nhau thấp như vân tay, khuôn mặt, mống mắt, giọng nói và các yếu tố sinh trắc học khác) với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên giấy tờ tùy thân…”. Đề xuất điều kiện xác thực dữ liệu sinh trắc học chỉ áp dụng với khách hàng mới chưa được ngân hàng định danh. Với khách hàng đã được ngân hàng xác thực định danh tại Quầy giao dịch/ đã eKYC khi mở TKTT thì khi mở thẻ bằng phương thức điện tử không bắt buộc xác thực dữ liệu sinh trắc học lại.

- Điểm b Khoản 2 Điều 10a: “Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với từng nội dung tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ;”: Khi các bên ký xác nhận trên HĐ/xác nhận đồng ý/ký bằng chữ ký điện tử tức là đã đồng ý với tất cả các nội dung của HĐ rồi. Do đó, để tránh hiểu nhầm rằng với mỗi nội dung KH đều phải có bước xác nhận thì đề xuất bỏ chữ “từng”. Theo đó, Điểm b này sẽ được điều chỉnh thành như sau: “Có biện pháp kỹ thuật để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với nội dung tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ”.

2.3.Khoản 3 Điều 10a

Khoản 3 Điều 10 a quy định: “3. TCPHT căn cứ điều kiện công nghệ áp dụng khi nhận biết và xác minh khách hàng để đánh giá rủi ro, quyết định áp dụng hạn mức giao dịch thẻ của khách hàng mở bằng phương thức điện tử tại khoản 2 Điều này nhưng phải đảm bảo tổng hạn mức giao dịch qua thẻ ghi nợ (bao gồm hạn mức thấu chi), thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh không vượt quá 100 triệu đồng/tháng.”.

- Đề nghị Ban soạn thảo không giới hạn hạn mức đối với KH hiện hữu đã KYC trực tiếp tại quầy, KH đã được NH thực hiện xác minh thông tin tại quầy trước đó, vì khi thực hiện phát hành thẻ trực tuyến NH tiếp tục xác thực KH theo quy định qua Ứng dụng NHĐT của Ngân hàng, nên tập KH này không có rủi ro về nhận biết KH.

2.4.Khoản 4, Điều 10a quy định: “TCPHT được quyết định áp dụng hạn mức giao dịch của thẻ mở bằng phương thức điện tử cao hơn hạn mức quy định tại khoản 3 Điều này và được thực hiện thanh toán quốc tế đối với một số trường hợp sau…”

Theo quy định tại khoản này được hiểu là các trường hợp thẻ phát hành bằng phương thức điện tử sẽ không được thực hiện thanh toán quốc tế nếu không thực hiện video call hoặc gặp mặt trực tiếp? Theo Khoản 1a Điều 14 Thông tư 19 về hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày. Như vậy, khách hàng vẫn được rút tiền mặt tại nước ngoài theo quy định của văn bản trên khi sử dụng thẻ được phát hành bằng phương thức điện tử.

Đề nghị Ban soạn thảo làm rõ hơn nội dung quy định tại Khoản 4 trên. Bên cạnh đó, cũng cần hướng dẫn thêm về phạm vi của các giao dịch thanh toán quốc tế trong khoản này (có bao gồm cả giao dịch ATM/POS và thanh toán trực tuyến tại trang web nước ngoài hay không; Các giao dịch này có bao gồm giao dịch chuyển tiền đi/nhận tiền chuyển đến từ thẻ qua thẻ không-Nhận tiền từ nước ngoài?...

2.5. Khoản 5 Điều 10a: 5. Việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử tại Điều này không áp dụng với khách hàng cá nhân là người nước ngoài và các đối tượng tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 16 Thông tư này.”

Đề nghị NHNN xem xét cho phép áp dụng phát hành thẻ bằng phương thức điện tử đối với khách hàng từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuối đủ điều kiện và với người nước ngoài nếu đáp ứng thời hạn cư trú tại Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 16 Thông tư 19/2016/TT-NHNN.

3. Khoản 4 Điều 1 sửa đổi, bổ sung Điều 13 Thông tư 19:

3.1 Điểm a sửa đổi, bổ sung Điểm g Khoản 1 vềquy định Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải bao gồm nội dung “… phí phạt khoản nợ quá hạn, phương thức tính lãi tiền vay và phí phạt khoản nợ quá hạn (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được thấu chi), mục đích vay, thời hạn tối đa chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn…”.

- Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì không quy định về “phí phạt khoản nợ quá hạn” áp dụng đối với khoản vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán. Do đó, đề xuất xem xét, điều chỉnh nội dung này tại dự thảo để thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành.

- Tại dự thảo yêu cầu Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải quy định về thời hạn tối đa chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn. Nợ thẻ tín dụng cũng là một khoản nợ bình thường giống như các hình thức cấp tín dụng khác. Khi KH có nợ quá hạn, TCTD có thể áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ như nhắc nợ, xử lý TSBĐ …. nếu không xử lý được thì chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền tùy vào tình hình thực tế từng KH. Việc chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ là bước cuối cùng và còn phụ thuộc vào quá trình thực tế thu hồi nợ, nên tại thời điểm phát hành thẻ tín dụng, cấp hạn mức thấu chi cho KH, ngân hàng chưa thể xác định được thời hạn này để quy định vào Hợp đồng.Do đó, đề nghị bỏ nội dung này tại dự thảo.

3.2. Điểm b bổ sung Khoản 3 vào sau Khoản 2 Điều 13 “Các hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ ký trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này, TCPHT bổ sung văn bản thỏa thuận với khách hàng đảm bảo các nội dung tối thiểu tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ theo quy định pháp luật”.

Nội dung quy định nêu trên là không hợp lý vì số lượng KH phát hành thẻ trước ngày Thông tư có hiệu lực của một ngân hàng là rất lớn và việc yêu cầu phải ký thỏa thuận bổ sung với từng khách hàng sẽ tốn nhiều thời gian, nguồn lực và chi phí của ngân hàng. Hơn nữa, việc yêu cầu khách hàng đến trực tiếp chi nhánh/PGD chỉ để ký bổ sung hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ đã ký trước đây sẽ gây khó khăn cho khách hàng, có thể phát sinh trường hợp Khách hàng không hợp tác, từ chối ký thỏa thuận bổ sung, nhất là đối với khách hàng đã ngưng sử dụng thẻ, khách hàng đang phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu (đối với thẻ tín dụng)… Vì vậy, đề nghị NHNN sửa đổi điểm b Khoản 4 Điều 1 theo hướng đối với các hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ ký trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này thì vẫn tiếp tục thực hiện theo các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng để phù hợp với Thông tư này hoặc nếu trường hợp cần bổ sung thì cho phép TCPHT bổ sung bằng cách thông báo trên website NH thay vì “văn bản thỏa thuận với khách hàng”.

4. Khoản 5 Điều 1: sửa đổi, bổ sung Điều 15:

4.1 Điểm a Điều 1 sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 15 như sau: “TCPHT phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, sự thay đổi hoặc điều chỉnh về thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, lãi suất áp dụng, phí phạt khoản nợ quá hạn, phương thức tính lãi tiền vay và phí phạt khoản nợ quá hạn, mục đích vay, thời hạn tối đa chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng;”.

Đề nghị Ban soạn thảo xem xét:

- Bỏ nội dung liên quan đến thời hạn tối đa chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn bởi những lí do tương tự đã nêu tại Điều 13.

- Không nên đưa nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giũa khâu thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng trong Thông tư này (Điểm b Khoản 1 Điều 15) vì Thông tư 13/2018/TT-NHNN hiện đã quy định rất rõ, rất cụ thể nguyên tắc độc lập này, nên không cần đưa thêm nguyên tắc này vào Thông tư này tránh việc chồng chéo và khó áp dụng.

4.2. Điểm b Điều 1 bổ sung Khoản 4 vào sau Khoản 3: “b. TCPHT quyết định thực hiện miễn, giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với số dư nợ phát sinh từ hoạt động phát hành thẻ tín dụng mà nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn thanh toán tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố bằng văn bản cho các khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận đã ký do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng”

- Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN:Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên với Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hiện tại Thông tư 19/2016/TT-NHNN cũng không quy định rõ việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/thay đổi số tiền trả nợ tối thiểu có bị coi là cơ cấu nợ hay không để các TCTD có cơ sở áp dụng theo các quy định liên quan khi thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/thay đổi số tiền trả nợ tối thiểu. Vì vậy, đề nghị làm rõ sự thay đổi hoặc điều chỉnh về thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu áp dụng đối với Khách hàng đã ký Hợp đồng về mở và sử dụng thẻ tín dụng có bị coi là cơ cấu nợ theo quy định pháp luật không? Thời gian tối đa được giữ nguyên nhóm nợ?; Các hồ sơ, tiêu chí đánh giá khách hàng thuộc đối tượng hỗ trợ,? …; Những khoản cho vay trả góp thông qua thẻ tín dụng sẽ thực hiện theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN hay theo Thông tư sửa đổi này.

- Đề nghị xem xét chấp nhận với cả những nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi đến hạn/quá hạn của KH bị ảnh hưởng do thiên tại, dịch bệnh…vì  có những KH có nhu cầu cơ cấu, miễn giảm lãi nhưng đã quá hạn do thời gian đến hạn thanh toán thì KH đang bị cách ly/phong tỏa.

- Liên quan đến cụm từ: “tại các vùng bị thiên tai, dịch bệnh, vùng xảy ra các sự kiện bất khả kháng do Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố bằng văn bản”, ở đây được hiểu là KH đang sinh sống tại những vùng này, hay bao gồm cả những KH không sinh sống tại những vùng này nhưng đang bị cách ly/phong tỏa tại những vùng này. Đề nghị áp dụng với cả trường hợp KH không sinh sống tại vùng này nhưng đang bị phong tỏa/cách ly tại vùng này, vì như đợt dịch bệnh vừa qua, có những KH không sinh sống tại địa bàn bị giãn cách xã hội, mà chỉ là đi chơi/đi du lịch 1-2 ngày tại đó nhưng đúng đợt giãn cách nên không thể di chuyển tiếp.

- Việc lãi suất là thỏa thuận giữa TCPHT và khách hàng, đề nghị việc điều chỉnh “lãi suất” không nên nằm trong quy định này, thay vào đó nên áp dụng cho việc miễn/giảm “lãi (tiền vay)” để thống nhất với các quy định tương tự trong thông tư 11/2021/TT-NHNN.

5. Khoản 6 Điều 1: sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 16:

Khoản 2 dự thảo quy định: “2. Đối với chủ thẻ chính là tổ chức: Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ. Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh. Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này.”               

- Để thống nhất cách hiểu, đề nghị dự thảo làm rõ trường hợp này, có phải được hiểu rằng: (i) Đối với tổ chức không phải là pháp nhân nhưng được phép mở và sử dụng tài khoản thanh toán thì được sử dụng thẻ ghi nợ; (ii) Đối với tổ chức là pháp nhân được được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh và không được sử dụng thẻ ghi nợ

- Hiện nay, TCTD gặp một số vướngmắc trong triển khai thực tế với một số đối tượng KH tiềm năng nhưng không đủ điều kiện v/v có tư cách pháp nhân:

+ Các đơn vị sử dụng Ngân sách nhà nước (Văn phòng quốc hội, Văn phòng chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, các cơ quan bộ ngành…): Theo chủ trương khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ, các Đơn vị sử dụng NSNN có nhu cầu sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch thanh toán chi tiêu công.

+ Các văn phòng đại diện (VPDD) của các công ty, tập đoàn toàn cầu: Để phục vụ yêu cầu về quản lý chi phí tập trung, tách biệt các chi tiêu cá nhân và chi tiêu cho tổ chức, các VPDD là nhóm KH rất tiềm năng để triển khai các SP thẻ dành cho KH tổ chức.

6. Khoản 7 Điều 1: sửa đổi, bổ sung Điểm e sau Điểm d Khoản 3 và bổ sung Khoản 4 Điều 17 như sau:

6.1. Điểm a Điều 1: sửa đổi, bổ sung Điểm e:e. Thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ ghi nợ được thấu chi), thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh được phát hành bằng phương thức điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 10a Thông tư này chỉ sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, không sử dụng cho thanh toán quốc tế.”

- Đối với những giao dịch khách hàng thực hiện trong nước như Grab, Agoda, Booking.com, facebook, google...là những giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện hàng ngày. Nếu hạn chế thẻ phát hành bằng phương thức điện tử không sử dụng cho thanh toán quốc tế thì các giao dịch đang thực hiện hàng ngày như trên sẽ không áp dụng được cho thẻ phát hành bằng phương thức điện tử. Do đó, đề nghịcho phép thẻ phát hành bằng phương thức điện tử được sử dụng để thực hiện giao dịch thanh toán quốc tế, TCTDphải quy định hạn mức phù hợp với các khách hàng, nhưng đảm bảo không vượt quá 100tr/thánghoặc bổ sung vào cuối khoản trên quy định trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 10a Thông tư này.

- Đề nghị hướng dẫn đối với các thẻ phát hành bằng phương thức điện tử đáp ứng Khoản 4 Điều 10b, ngoài việc được sử dụng thẻ thanh toán hàng hóa dịch vụ hợp pháp, thanh toán quốc tế thì có được thực hiện giao dịch thẻ hợp pháp khác như rút tiền mặt, chuyển khoản không. Đối với Khách hàng đã được nhận biết qua phương thức điện tử và cũng đã có giới hạn 100 triệu/tháng thì cũng không nên giới hạn việc Khách hàng có thể sử dụng Thẻ để rút tiền mặt tại các cây ATM, vì vậy, nên cho phép sử dụng Thẻ ghi nợ (bao gồm thẻ ghi nợ được thấu chi), thẻ trả trước định danh được phát hành bằng phương thức điện tử được sử dụng để rút tiền mặt tại các cây ATM.Ngoài ra, với quy định như hiện nay, thẻ phát hành bằng phương thức điện tử có được phép nhận chuyển tiền từ nước ngoài không? Đề xuất bổ sung quy định thẻ mở bằng phương thức điện tử được thực hiện các giao dịch thẻ trực tuyến do hiện tại dự thảo chưa nhắc đến giao dịch này.

- Đề nghị bổ sung quy định về trường hợp TCTD phát hành thẻ thông qua phương thức điện tử, sau đó KH đến quầy giao dịch hoàn thiện hồ sơ và TCTD thực hiện xác thực KH tại quầy thì thẻ đã phát hành bằng phương thức điện tử có đầy đủ các tính năng và được thực hiện đầy đủ các giao dịch như trường hợp phát hành thẻ gặp mặt trực tiếp. Đề nghị NHNN xem xét quy định này chỉ áp dụng hạn chế thanh toán quốc tế cho KH mới của TCPHT, chưa được KYC tại quầy.

6.2. Điểm b Điều 1: bổ sung Khoản 4 vào sau Khoản 3: “4. TCPHT, TCTTT thực hiện các biện pháp cần thiết để cập nhật, kiểm tra, rà soát, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ.”.

Đề nghị làm rõ việc cập nhật, kiểm tra, rà soát, đối chiếu là cập nhật, kiểm tra, rà soát, đối chiếu thông tin cụ thể nào? Hơn nữa, TCTTT là tổ chức thanh toán thực hiện phục vụ Đơn vị chấp nhận thẻ, trong luồng thanh toán thẻ tại ĐVCNT thì thông tin chủ thẻ được TCPHT xác thực và dựa trên xác thực của TCPHT gửi cho TCTTT, TCTTT sẽ thực hiện giao dịch cho ĐVCNT. Do đó việc yêu cầu TCTTT phải cập nhật, kiểm tra, rà soát, đối chiếu và nhận biết khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ là không thực hiện được.\

7. Khoản 8 Điều 1: bổ sung Điểm h vào sau Điểm g Khoản 1 Điều 18 như sau:

“h. TCPHT ban hành quy định nội bộ về miễn, giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ để thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống đảm bảo giám sát chặt chẽ, an toàn, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng miễn, giảm lãi suất, phí, để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng”

Trong dự thảo bổ sung nội dung về việc TCTD được miễn giảm lãi suất, phí, giữ nguyên nhóm nợ với các KH bị ảnh hưởng thiên tai dịch bệnh nhưng chưa có nội dung về việc thực hiện trích lập dự phòng tại TCTD. Vì theo Thông tư 14 của NHNN thì TCTD được cơ cấu nợ miễn giảm lãi giữ nguyên nhóm nợ cho KH bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng theo nhóm nợ thực tế. Vì vậy, đề nghị quy định đối với trường hợp thẻ tín dụng thì TCTD trích lập dự phòng theo nhóm nợ được giữ cho KH.

8. Khoản 9 Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Khoản 1a Điều 22 Thông tư 19:

1a. TCTTT phải tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa áp dụng đối với ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán của TCTTT theo lộ trình chuyển đổi quy định tại Điều 27a Thông tư này. Trong thời gian kiểm soát đặc biệt, TCTTT được kiểm soát đặc biệt thực hiện lộ trình chuyển đổi theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể”.       

Đối với TCTTT đang được kiểm soát đặc biệt: Cho đến nay NHNN chưa có văn bản quy định lộ trình chuyển đổi “đối với từng trường hợp cụ thể”. Trong khi đó, đối với TCTTT khác, theo quy định tại khoản 2, Điều 27a Thông tư số 19 thì: “Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của TCTTT tuân thủ Tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa”. Để đảm bảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và cho KH, đồng thời để tương thích với các thiết bị chấp nhận thẻ của TCTTT khác, đề nghị dự thảo nên quy định lộ trình chuyển đổi đối với TCTTT được kiểm soát đặc biệt ngay tại Thông tư này.

9. Khoản 10 Điều 1: Bổ sung Điểm c Khoản 2 Điều 27:

Khoản 2 Điểm c quy định TCPHT, TCTTT, ĐVCNT được từ chối thanh toán thẻ theo thỏa thuận trong các trường hợp sau:“c) Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có sai lệch hoặc có dấu hiệu đáng ngờ về thông tin nhận biết của chủ thẻ trong quá trình sử dụng thẻ.”.

Đề nghị Ban dự thảo xem xét TCPHT chỉ có thể nhận biết KH trong quá trình phát hành thẻ và quy định ràng buộc quyền và trách nhiệm tại Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ, việc nhận biết KH trong quá trình sử dụng thẻ là không thể thực hiện được. Vì vậy, đề nghị bỏ quy định này.

III. Góp ý đối với một số quy định còn bất cập tại Thông tư 19 và đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung

1. Góp ý đối với các quy định tại Thông tư 19:

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung Khoản 25 Điều 3 theo hướng: “Hợp đồng thanh toán thẻ: là thỏa thuận giữa TCTTT với ĐVCNT hoặc với TCTQT, tổ chức chuyển mạch thẻ và/hoặc với Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (nếu có) về việc chấp nhận thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ” (bỏ bằng văn bản và bổ sung TCCMT, TC cung ứng DVTGTT).

- Đề xuất bổ sung Khoản 27 Điều 3: “Giao dịch thanh toán thẻ: giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ hoặc giao dịch nạp/rút vào tài khoản của chủ thẻ mở tại ĐVCNT phục vụ cho việc mua bán hàng hóa dịch vụ tại ĐVCNT” (Do các ngân hàng đang bị vướng quy định đối với việc nạp tiền từ thẻ vào tài khoản của chủ thẻ mở tại VETC để thực hiện thanh toán giao dịch thu phí không dừng, giao dịch nạp tiền vào tài khoản không phải giao dịch mua bán hàng hóa dịch vụ)

- Khoản 8a Điều 3: Việc đánh giá đặc điểm giao dịch thanh toán khống dựa trên những khái niệm chung, chưa rõ ràng sẽ khó khăn cho TCTTT trong việc kiểm soát các giao dịch thanh toán khống. Do đó, NHNN cần quy định chi tiết hơn về đặc điểm của giao dịch thanh toán khống theo hướng: “Giao dịch thanh toán khống tại đơn vị chấp nhận thẻ là việc sử dụng thẻ, thông tin thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát sinh việc mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và/hoặc ĐVCNT không cung cấp được chứng từ theo quy định của pháp luật chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ."

- Khoản 21a Điều 3: Hiện nay việc thanh toán qua mã QRcode tại các Đơn vị chấp nhận thanh toán sẽ bao gồm cả phương thức bằng thẻ hoặc bằng Tài khoản; đồng thời QR từ phía khách hàng cũng gồm QR thẻ và QR Tài khoản.  Do đó đề nghị NHNN bổ sung hướng dẫn đối với hình thức sử dụng QR Code để thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng tài khoản.

- Đề xuất sửa đổi bổ sung Điều 4. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch thẻ trên lãnh thổ Việt Nam: Đồng tiền trong giao dịch rút tiền mặt có thể là đồng Việt Namhoặc chuyển đối ngoại tệ tương đương nhưng chủ thẻ chỉ được nhận bằng đồng Việt Nam; Đối với các giao dịch thẻ khác: (i) Đồng tiền giao dịch là đồng Việt Nam, trừ các trường hợp ĐVCNT: Được NHNN giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác; Được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối; Niêm yết giá trị hàng hóa bằng đồng Việt Nam, khi thực hiện thanh toán chuyển đổi ngoại tệ tương đương và trong giao dịch thể hiện cả đồng Việt Nam, ngoại tệ; (ii) Các ĐVCNT chỉ được nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam từ TCTTT trừ trường hợp các ĐVCNT: Được NHNN giấy phép thu, chi ngoại tệ và các hoạt động ngoại hối khác; Được sử dụng ngoại hối để giao dịch theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.

-Quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư số 19/2016/TT-NHNN (được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 26/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN) thì:“Trước khi phát hành loại thẻ mới hoặc thay đổi mẫu thẻ đã phát hành, TCPHT gửi thông báo về mẫu thẻ phát hành cho Ngân hàng Nhà nước theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phát hành thẻ phi vật lý, TCPHT gửi tài liệu mô tả việc phát hành thẻ phi vật lý quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo thông báo.”

Trong hoạt động kinh doanh, việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ cũng như các sản phẩm thẻ liên kết giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa tổ chức phát hành thẻ và khách hàng, đối tác. Với sự đa dạng phong phú về nhóm khách hàng, nhóm đối tác khiến cho sự thay đổi về mẫu thẻ hay phát hành thẻ mới (ví dụ như các loại thẻ liên kết) cũng diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh tại tổ chức phát hành thẻ. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh cũng như giảm tải các thủ tục cho các tổ chức phát hành thẻ, đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét và cho phép tổ chức phát hành thẻ chủ động trong việc phát hành thẻ mới, thay đổi mẫu thẻ mà không cần thực hiện thông báo về Ngân hàng Nhà nước như quy định hiện hành.

- Khoản 1 Điều 20: Để các TCPHT có cơ sở yêu cầu chủ thẻ phối hợp trong xử lý khiếu nại giao dịch gian lận; đồng thời gia tăng trách nhiệm của Chủ thẻ trong quá trình quản lý và sử dụng thẻ, đề nghị NHNN bổ sung trách nhiệm của Chủ thẻ "Khi phát hiện có sai sót hoặc nghi ngờ có sai sót về giao dịch thẻ, chủ thẻ có quyền yêu cầu TCPHT tra soát. Đối với các trường hợp Chủ thẻ khiếu nại phủ nhận giao dịch, Chủ thẻ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin, chứng cứ thể hiện không thực hiện giao dịch khiếu nại”.

- Đề xuất sửa đổi Điểm e Khoản 3 Điều 22 “Yêu cầu ĐVCNT mở tài khoản thanh toán tại TCTTT để nhận thanh toán từ việc chấp nhận thẻ” vì ĐVCNT hiện đã có tài khoản thanh toán được mở trước ở những ngân hàng không cung cấp dịch vụ chấp nhận thẻ, do vậy khi triển khai dịch vụ chấp nhận thẻ ở ngân hàng khác thì không cần mở thêm tài khoản. Việc không yêu cầu mở tài khoản tại TCTTT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ĐVCNT trong quyết định triển khai dịch vụ chấp nhận thẻ, giúp tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt cho thị trường và người tiêu dùng.

- Điều 27b Đối với TCPHT: Đề xuất NHNN: (i) gia hạn lộ trình đến ngày 31/12/2022 đối với việc hoàn thành chuyển đổi 100% mảng phát hành (ii) Để tiết kiệm chi phí phôi thẻ cho ngân hàng, đề xuất NHNN về việc không bắt buộc chuyển đổi đối với thẻ trả trước vô danh

2. Các góp ý khác:

- Đề nghị NHNN có hướng dẫn chi tiết: (i) về cách thức xử lý rủi ro trong trường hợp hết thời hạn xử lý đề nghị tra soát mà chưa xác định được lỗi thuộc bên nào hoặc trường hợp vụ việc có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Khoản 3a mục b và Khoản 3b Điều 20. Tra soát, xử lý khiếu nại trong quá trình sử dụng thẻ, vì theo quy định hiện hành, các trường hợp trên đều cần có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền phân định. Do việc này thường kéo dài rất lâu, nên để hỗ trợ khách hàng, TCPHT tạm thời bồi hoàn tổn thất cho chủ thẻ. Nhưng bởi khoản bồi hoàn này không không được tính thành chi phí của TCPHT (do không đủ chứng từ theo quy định). Nên các khoản tạm bồi hoàn đều được hạch toán treo mà không có hướng dẫn cụ thể cách xử lý các khoản treo này; (ii) quy định về việc TCPHT thực hiện các biện pháp ngăn chặn giao dịch (bao gồm giao dịch ghi nợ và giao dịch ghi có) tại các website nước ngoài không phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, các giao dịch liên quan đến rửa tiền … (iii) Để các TCTTT có đủ cơ sở để xử lý số tiền tạm giữ liên quan đến gian lận giả mạo theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật, đề nghị NHNN bổ sung văn bản hướng dẫn TCTTT cách thức xử lý đối với số tiền gian lận, giả mạo đang được tạm giữ tại TCTTT.

- Bổ sung hướng dẫn cho phép các Trung gian thanh toán (TGTT) thực hiện vai trò “Tổng đại lý chấp nhận thẻ”, theo đó TGTT được phép phát triển ĐVCNT trên cơ sở thỏa thuận với TCTTT đảm bảo tuân thủ đúng quy định của NHNN và các tổ chức thẻ, vì: (i) Theo mô hình hoạt động của các Tổ chức Thẻ như VISA/MCA đều đã xác định vai trò của TGTT như là cánh tay nối dài cho các TCTTT, theo đó thì TGTT được phép đi phát triển ĐVCNT và đấu nối về TCTTT để xử lý giao dịch, bản thân các TGTT đều được TCTTT đăng ký với vai trò “Payment Facilitator” với Tổ chức thẻ. Về mặt kỹ thuật thì các TGTT đều đạt chứng chỉ PCI DSS – thỏa điều kiện mà Tổ chức thẻ yêu cầu; (ii) TGTT có đội ngũ nhân sự chuyên đi phát triển ĐVCNT, giúp Ngân hàng tiếp cận đến những đối tượng ĐVCNT nhỏ, lẻ chưa được ngân hàng phục vụ; (iii) TGTT được NHNN cấp phép hỗ trợ dịch vụ thu/chi hộ, vì thế việc mở rộng thêm vai trò “Tổng đại lý chấp nhận thẻ” sẽ tối ưu được nguồn lực cho bản thân các TGTT và các TCTTT.

- Quy định thiết bị chấp nhận thẻ theo hướng chấp nhận cả thiết bị vật lý và phần mềm ứng dụng chấp nhận thanh toán thẻ do các Tổ chức phát hành thẻ/Trung gian thanh toán phối hợp phát triển để sử dụng cho các giao dịch thanh toán thẻ quẹt/không quẹt (qua mã QR, qua thông tin thẻ, qua sinh trắc học…).

- Đề nghị có hướng dẫn về loại hình ĐVCNT, quy định về Merchant Category Code (MCC) và cách nhận biết để các TCPHT có căn cứ thực hiện và làm rõ với khách hàng.

- Về mặt hình thức văn bản: Thông tư 19/2016/TT-NHNN đã được sửa đổi bổ sung bởi 05 Thông tư nên đề nghị Ban soạn thảo ban hành Thông tư mới thay thế để các TCTD, cá nhân tiện theo dõi, áp dụng.

Trên đây là ý kiến góp ý của Hiệp hội Ngân hàng đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, xin gửi Vụ Thanh toán -Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp, hoàn thiện dự thảo.

  • Nghiêm túc thực hiện các quy định mở tài khoản thanh toán

    Nghiêm túc thực hiện các quy định mở tài khoản thanh toán

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 6768/NHNN-TT yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương, nghiêm túc thực hiện một số nội dung liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là tổ chức.

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác

    Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 19/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã diễn ra Lễ ký kết văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam – Trung Quốc trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các thành viên đoàn cấp cao hai nước.

  • Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú tiếp, làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Lào

    Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú tiếp, làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Lào

    Trong khuôn khổ chương trình giao lưu thể thao, văn hóa và trao đổi nghiệp vụ giữa ngành ngân hàng Việt Nam và Lào năm 2024 tại Viêng Chăn, Lào, chiều ngày 16 và 17/8/2024, Quyền Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào đã có buổi làm việc với Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú để chào xã giao, đồng thời trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường ngoại hối, nhằm kiềm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

  • Cách ngân hàng Việt mở lỗi một ngân hàng chuẩn Open Banking

    Cách ngân hàng Việt mở lỗi một ngân hàng chuẩn Open Banking

    Là xu hướng tất yếu trong thời đại cộng nghệ, ngân hàng mở (Open Banking) đang hiện diện ngày càng mạnh mẽ trong hàng loạt giao dịch tài chính/ phi tài chính của đông đảo người dân và tổ chức, chứng minh vai trò cầu nối quan trọng trong hệ thống tài chính tại Việt Nam

  • Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 03 tuần qua

    Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 03 tuần qua

    Trong 3 tuần qua (từ 29/7 đến 16/8/2024), có 15/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi cá nhân; 04 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất.

  • PVcomBank triển khai thành công dịch vụ liên kết tài khoản nhận an sinh xã hội trên VNeID

    PVcomBank triển khai thành công dịch vụ liên kết tài khoản nhận an sinh xã hội trên VNeID

    Đây là tính năng được phối hợp thực hiện bởi PVcomBank, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR).

  • Sacombank tổ chức chương trình hiến máu lần thứ 12

    Sacombank tổ chức chương trình hiến máu lần thứ 12

    Sáng 16/8, tại Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã diễn ra lễ phát động chương trình hiến máu “Sacombank - Chia sẻ từ trái tim” lần thứ 12, với hơn 550 cán bộ nhân viên ngân hàng làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham gia.

  • SHB Mobile cập nhật tính năng dành riêng cho khách hàng cao cấp

    SHB Mobile cập nhật tính năng dành riêng cho khách hàng cao cấp

    Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo khách hàng cao cấp luôn nhận được các chính sách ưu đãi mới nhất, SHB chính thức cập nhật tính năng định danh khách hàng cao cấp trên ứng dụng SHB Mobile. Tính năng này sẽ hỗ trợ khách hàng cao cấp nhận thông tin đặc quyền và tìm kiếm các chương trình, chính sách nhanh chóng.

  • Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả lãi trái phiếu, có mã chứng khoán VBA12209, phát hành ra công chúng của tổ chức phát hành.

  • Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Trả góp bằng thẻ tín dụng đặc biệt hữu ích trong nhiều trường hợp chủ thẻ chi tiêu, mua sắm vật dụng giá trị lớn nhưng cần sử dụng một cách có chọn lọc.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay