Thứ ba, 05/11/2024
   

Giữ tiền ở đâu an toàn, hiệu quả?

Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một đợt điều chỉnh khá mạnh. Tài sản mã hóa (crypto asset) cũng lao dốc không phanh. Các sản phẩm đầu tư từng khiến nhiều người tin rằng sẽ trở thành nguồn thu nhập chính nay không còn hiệu quả, thậm chí còn có thể là trái pháp luật.

Thời gian vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một đợt điều chỉnh khá mạnh. Tài sản mã hóa (crypto asset) cũng lao dốc không phanh. Các sản phẩm đầu tư từng khiến nhiều người tin rằng sẽ trở thành nguồn thu nhập chính nay không còn hiệu quả, thậm chí còn có thể là trái pháp luật. Câu hỏi đặt ra là trong bối cảnh hiện nay, “để” tiền ở đâu vừa sinh lời vừa đảm bảo an toàn?

NHNN đang nghiên cứu đưa tiền ảo, Bitcoin vào Luật phòng chống rửa tiền

Trong 6 tháng đầu năm, đồng Bitcoin - đồng “tiền ảo” hàng đầu đã có một đợt sụt giảm rất mạnh. Nếu tính từ đỉnh giá trị của đồng này vào tháng 11/2021 tới giữa năm nay, Bitcoin đã mất giá tới 70%. Việc đồng tiền mã hóa chủ chốt lao dốc kéo theo hàng loạt tài sản mã hóa khác mất đi giá trị. Đối với những game NFT kiếm tiền thông qua chơi game, giá trị vật phẩm và đồng token của từng game cũng giảm mạnh khiến người chơi lâm vào tình trạng “kẹp hàng”. Vì vậy, ngay cả trong những đợt hồi phục, các nhà đầu tư cá nhân Việt Nam vẫn ồ ạt rút vốn khỏi các tài sản rủi ro cao. Nhiều nhà đầu tư băn khoăn, dù chấp nhận mất lãi tích lũy qua nhiều năm, không biết bao giờ mới có thể khôi phục được giá trị tài sản ban đầu khi tài sản mã hóa có dấu hiệu hụt hơi, bước vào thời kỳ “ngủ đông”.

Mới đây, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú đã cho biết "Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu về việc có đưa tiền ảo, tiền Bitcoin vào nội dung sửa Luật Phòng, chống rửa tiền hay không? Sau đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn thiện dự thảo Luật trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới". Phó Thống đốc nhấn mạnh: tiền ảo, Bitcoin, các loại giống như tiền ảo không phải tiền pháp quy, không phải tiền điện tử và càng không phải tiền thanh toán hợp pháp trên đất nước Việt Nam.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ và NHNN đã có những chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch, nhiệm vụ liên quan đến tiền ảo cho khách hàng do có thể phát sinh nguy cơ rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian luận trốn thuế. Các TCTD cũng phải tăng cường rà soát, báo cáo kịp thời các giao dịch, hoạt động đáng ngờ có liên quan đến tiền ảo, rà soát các tổ chức, cá nhân có giao dịch, mua bán, trao đổi tiền ảo để có biện pháp xử lý theo quy định về phòng, chống rửa tiền và quản lý ngoại hối.

Chia sẻ với những lo ngại của công chúng, TS. Vũ Văn Long - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) khuyến nghị, trước hết, mỗi cá nhân cần có kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển tài sản của mình, tránh bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ hoặc tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mình không hiểu rõ, lĩnh vực quá rủi ro, thậm chí có rủi ro pháp lý. “Đối với tiền nhàn rỗi, người dân nên phân chia thành nhiều khoản khác nhau: cần có khoản dự phòng cho những bất trắc trong cuộc sống, khoản mang tính chất “phòng thủ” cần đặt đảm bảo an toàn lên hàng đầu, chấp nhận lợi nhuận chỉ là thứ yếu. Khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao thì giá trị đầu tư cần có tỷ trọng vừa phải trong tổng nguồn tiền. Đầu tư không phải là đánh bạc mà cần thực hiện trên cơ sở kiến thức, thông tin, phân tích, đánh giá một cách thấu đáo.” - ông Vũ Văn Long khẳng định.

Ngân hàng vẫn là một kênh gửi tiền an toàn

Thực tế, đối với cá nhân, bên cạnh các kênh đầu tư sinh lời trực tiếp hoặc gián tiếp, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng như ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân là một giải pháp an toàn song vẫn đảm bảo mức sinh lời nhất định. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng có phần quan trọng là từ tiền gửi của người dân, từ đó cho vay để phát triển kinh tế. Các tổ chức tín dụng phải duy trì được nguồn vốn đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền mới có thể huy động. Lãi suất luôn đảm bảo mức thực dương, nghĩa là ngay cả khi cân đối với lạm phát hàng năm, khoản tiền tiết kiệm gửi tại các tổ chức tín dụng vẫn hoàn toàn có hiệu quả sinh lời.

Thời gian gần đây, mặt bằng lãi suất có dấu hiệu được điều chỉnh tăng. Ngay từ đầu tháng 8, một số ngân hàng lớn như thuộc top đầu đã tăng lãi suất khá mạnh so với tháng 7/2022, trong đó có ngân hàng đã nâng lãi suất cao nhất lên mốc 7%/năm.  Theo số liệu của NHNN, tính đến 20/6/2022, huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 3,97% so với cuối năm 2021. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8,51%, cao hơn nhiều so với tăng trưởng huy động. Các chuyên gia nhận định, trong thời gian còn lại của năm 2022, lãi suất có thể sẽ tiếp tục tăng.

Bên cạnh lợi nhuận, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng cũng là một trong những kênh an toàn. Ông Vũ Văn Long - Phó Tổng giám đốc DIV cho biết, theo Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG), tất cả các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của người dân một cách hợp pháp đều phải tham gia BHTG. Các tổ chức tham gia BHTG này bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, các QTDND và tổ chức tài chính vi mô. Người gửi tiền tại các tổ chức này sẽ được DIV bảo vệ một cách tự động, không phải nộp phí BHTG.

Trong suốt quá trình hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG, DIV luôn theo sát và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền thông qua các hoạt động nghiệp vụ. Khi tổ chức tín dụng bắt đầu tham gia BHTG, DIV sẽ cấp Chứng nhận tham gia BHTG và tổ chức tín dụng sẽ phải niêm yết Chứng nhận này để khách hàng nhận biết.

Thông qua quá trình kiểm tra, giám sát, DIV tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng.

Khi tổ chức tham gia BHTG gặp vấn đề, DIV tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt; thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho quá trình phục hồi, đánh giá các phương án phục hồi tổ chức này. Trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị phá sản, DIV sẽ đứng ra chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo hạn mức do Thủ tướng Chính phủ quy định. Có thể nói, chi trả bảo hiểm chỉ là giải pháp cuối cùng, là biện pháp đảm bảo an sinh xã hội đối với người gửi tiền. Không chỉ có vậy, sau khi chi trả, DIV tiếp tục tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng bị phá sản, qua đó tiếp tục chi trả cho người gửi tiền có số tiền gửi vượt hạn mức.

Phó Tổng giám đốc DIV Vũ Văn Long khẳng định, thực hiện chức năng, nhiệm vụ đã được quy định trong Luật BHTG, DIV cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Được biết, tổng nguồn vốn hoạt động của DIV đến 30/6/2022 đạt gần 89 nghìn tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2021. Quỹ Dự phòng nghiệp vụ đạt gần 83 nghìn tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là nguồn lực mạnh mẽ để DIV có thể tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và bảo vệ người gửi tiền.

Theo DIV

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay