Thứ tư, 14/05/2025
   

Ê chề nợ xấu cho vay đánh bắt xa bờ

“Tàu 67” là cách gọi tắt cho loại tàu được đóng mới theo Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã phát sinh nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, dẫn tới công tác thu hồi vốn cho vay của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

“Tàu 67” là cách gọi tắt cho loại tàu được đóng mới theo Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản của Chính phủ. Tuy nhiên, quá trình triển khai đã phát sinh nhiều bất cập chưa được tháo gỡ, dẫn tới công tác thu hồi vốn cho vay của các ngân hàng bị ảnh hưởng.

Nợ xấu ngày càng xấu

Nghị định 67/2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản được đánh giá là chính sách toàn diện nhất từ trước đến nay trong việc hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu phục vụ khai thác hải sản xa bờ có giá trị kinh tế cao, tạo đà phát triển đối với ngành thủy sản.

Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, luỹ kế từ khi có hiệu lực đến ngày 31/12/2017 (thời điểm dừng thực hiện ký kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng đối với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu.

Trong đó có 1.031 tàu đóng mới và 146 tàu nâng cấp; các ngân hàng cam kết cho vay hơn 11.700 tỷ đồng.

"Dư nợ cho vay theo Nghị định 67 đến cuối quý 2/2020 đạt 9.936 tỷ đồng; nợ xấu chiếm 38,83%, tương đương 3.858 tỷ đồng. Trong khi, nợ xấu hồi cuối năm 2019 chiếm 35,2%".

Báo cáo gửi đến Quốc hội của Chính phủ

Báo cáo của Chính phủ giải trình: Nợ xấu phát sinh do cả nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến như dân không trả được nợ vay và nguyên nhân chủ quan do chủ tàu chây ỳ cố tình không trả nợ; năng lực khai thác của chủ tàu yếu kém; ngư trường khai thác không thuận lợi; phương tiện khai thác quá mới và hiện đại nên chủ tàu gặp nhiều khó khăn trong vận hành, kém hiệu quả.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như lựa chọn ngành nghề chưa phù hợp, khách hàng không mua bảo hiểm theo quy định, công tác xác nhận thiệt hại chậm trễ; quá trình giải quyết bồi thường bảo hiểm nhiều tranh chấp.

Ngân sách cấp bù lãi suất?

Để giải quyết vấn đề nợ xấu, nhiều chính sách hỗ trợ đã được ban hành. Điển hình như việc các ngân hàng đều phải thỏa thuận với các chủ tàu để bàn các phương án như cơ cấu nợ, ưu tiên chỉ thu nợ gốc...

Tại diễn biến mới nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về một số chính sách phát triển thủy sản. Trong đó, nhiều nội dung liên quan đến chuyển đổi chủ tàu cá được phê duyệt theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) cũng đã được nêu cụ thể.

Theo đó, chủ tàu đã được phê duyệt dự án đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67 không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án hoặc đã hoàn thành đóng mới, nâng cấp nhưng không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản (chủ tàu cũ) được chuyển đổi cho chủ tàu khác có đủ năng lực tài chính, năng lực khai thác thủy sản đồng ý nhận chuyển nhượng dự án (chủ tàu mới).

Cơ chế chuyển đổi chủ tàu sẽ được thực hiện đối với trường hợp chủ tàu vì nguyên nhân khách quan bất khả kháng dẫn đến không trả nợ được đúng hạn cho ngân hàng và không đủ năng lực khai thác hải sản có nhu cầu chuyển nhượng tàu; chủ tàu mới có đủ năng lực tài chính, năng lực khai thác hải sản đồng ý nhận chuyển nhượng dự án, chủ tàu mới được lựa chọn hưởng chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư hoặc hỗ trợ lãi suất khi nhận tàu và toàn bộ dư nợ vay từ chủ tàu cũ tại thời điểm bàn giao.

Đáng chú ý nhất, dự thảo Nghị định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn kiến nghị dùng Ngân sách Nhà nước cấp bù toàn bộ lãi vay của chủ tàu cũ chưa trả nợ được đến thời điểm bàn giao.

Cũng theo dự thảo, chủ tàu cũ phải trả nợ gốc quá hạn tính đến thời điểm bàn giao và lãi phát sinh của nợ gốc quá hạn. Chủ tàu mới nhận bàn giao tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ, bao gồm: Nợ gốc và lãi phát sinh tính từ thời điểm bàn giao theo hợp đồng tín dụng do chủ tàu cũ đã ký với ngân hàng.

Chủ tàu cũ và chủ tàu mới thỏa thuận, thống nhất về việc bàn giao tàu và khoản nợ vay, ngân hàng thương mại, chủ tàu cũ và chủ tàu mới ký thỏa thuận bàn giao nợ, trong đó nêu rõ dư nợ vay, số tiền lãi phát sinh (nếu có), thời gian vay vốn, tài sản bảo đảm của khoản nợ vay, quyền hạn, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị dùng Ngân sách Nhà nước cấp bù toàn bộ lãi vay của chủ tàu cũ chưa trả nợ được đến thời điểm bàn giao tàu cho chủ mới.

Chủ tàu mới và ngân hàng thương mại ký kết thỏa thuận cho vay và hợp đồng bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật hiện hành. Thời gian vay vốn hỗ trợ lãi suất do ngân hàng và chủ tàu mới thỏa thuận nhưng không vượt quá thời gian vay vốn hỗ trợ lãi suất còn lại theo quy định (11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu; 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới) sau khi trừ đi thời gian vay vốn hỗ trợ lãi suất mà chủ tàu cũ đã thực hiện tại thời điểm bàn giao.

Chủ tàu mới nhận bàn giao khoản nợ vay và tài sản hình thành từ vốn vay từ chủ tàu cũ theo cơ chế chuyển đổi chủ tàu thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của chủ tàu. Chính sách chuyển đổi chủ tàu chỉ được thực hiện 1 lần/tàu. Việc phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ vay của chủ tàu mới nhận bàn giao từ chủ tàu cũ (nếu có) được phân loại theo nhóm nợ của chủ tàu mới.

  • Ngân hàng VIB được chấp thuận tăng vốn vượt 34.000 tỷ đồng

    Ngân hàng VIB được chấp thuận tăng vốn vượt 34.000 tỷ đồng

    Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho VIB tăng vốn điều lệ thêm gần 4.249 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ lên hơn 34.040 tỷ đồng. Ngân hàng đang bám sát lộ trình thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông 2025, gồm chia cổ tức, tăng vốn và thúc đẩy tín dụng tăng 22%.

  • Sandbox mở đường cho các dịch vụ tài chính mới

    Sandbox mở đường cho các dịch vụ tài chính mới

    Chính phủ vừa chính thức ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Điều này đánh dấu bước ngoặt mới trong việc chính thức triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) đối với các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

  • HDBank tổ chức hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt phá

    HDBank tổ chức hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu bứt phá

    Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) sẽ tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề với chủ đề “Đón đầu cơ hội bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình” tại TP.HCM và Hà Nội trong tháng 5/2025.

  • ABBANK hợp tác cùng VietED Group xây dựng giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho hộ nông dân

    ABBANK hợp tác cùng VietED Group xây dựng giải pháp phát triển sinh kế bền vững cho hộ nông dân

    Ngày 13/5/2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển Doanh nghiệp Cộng đồng Việt – VietED Group chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược, hướng đến mục tiêu xây dựng cộng đồng bền vững thông qua các giải pháp tài chính sáng tạo.

  • PVcomBank khẳng định vị thế kinh doanh ngoại hối

    PVcomBank khẳng định vị thế kinh doanh ngoại hối

    Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa vinh dự nhận giải thưởng “Tân binh xuất sắc nhất” tại sự kiện LSEG Vietnam FX Awards 2025, ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng và khả năng tạo lập thị trường ngoại hối tại Việt Nam.

  • Agribank hỗ trợ thanh toán dịch vụ công bằng mã QR trên Agribank Plus

    Agribank hỗ trợ thanh toán dịch vụ công bằng mã QR trên Agribank Plus

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã triển khai chức năng thanh toán dịch vụ công thông qua mã QRCode (QR) trên ứng dụng ngân hàng số - Agribank Plus, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến tiện ích tối đa cho khách hàng.

  • PGBank cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tận nơi

    PGBank cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tận nơi

    Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát Triển (PGBank) vừa chính thức triển khai dịch vụ phát hành thẻ mới, cho phép khách hàng nhận thẻ tại địa chỉ yêu cầu, bất kể nơi ở hay nơi làm việc, trên phạm vi toàn quốc.

  • NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng

    NCB được chấp thuận tăng vốn lên hơn 19.200 tỷ đồng

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được tăng vốn điều lệ thêm tối đa 7.500 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

  • Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

    Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

    Trong hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, Agribank Lam Sơn đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Với phương châm "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính", chi nhánh đã triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

  • SCB tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 11/5

    SCB tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 11/5

    Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng (11/5), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay