Thứ tư, 13/11/2024
   

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) hiện đã được xây dựng với nhiều nhóm chính sách phù hợp với sự phát triển của thị trường. Dự thảo hướng đến tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) hiện đã được xây dựng với nhiều nhóm chính sách phù hợp với sự phát triển của thị trường. Dự thảo hướng đến tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

Đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Theo Bộ Tài chính, Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09/12/2000 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều vào năm 2010 và năm 2019 là căn cứ, cơ sở pháp lý để xây dựng khung khổ pháp lý vững chắc, minh bạch cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng đa dạng của các tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành cách đây 20 năm, khi thị trường bảo hiểm còn non trẻ, cơ quan quản lý cũng mới thành lập, quy mô thị trường còn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng. Do đó, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, Luật Kinh doanh bảo hiểm đã bộc lộ một số bất cập nhất định, tạo khoảng cách giữa hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm so với chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Hiện nay, một số Bộ luật, Luật liên quan trực tiếp đến Luật Kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành với các quy định tác động đến quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Trong khi đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000 và sửa đổi năm 2010, 2019 lại chưa sửa đổi kịp thời để phù hợp với thay đổi của hệ thống pháp luật.

Cùng với đó, nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhận thức của các tổ chức, cá nhân về bảo hiểm càng ngày càng tăng; sự phát triển của các dịch vụ tài chính mới, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 dẫn đến nhu cầu tham gia bảo hiểm ngày càng lớn, thị trường bảo hiểm ngày càng phát triển, vượt quá khung khổ hiện tại.

Để khắc phục những bất cập nêu trên, việc ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) là cần thiết đáp ứng yêu cầu về sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp thực tiễn, các cam kết của Việt Nam và hướng đến chuẩn mực quốc tế về bảo hiểm.

Nhiều nhóm chính sách được xây dựng

Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) được Bộ Tài chính xây dựng đã bám vào mục đích, quan điểm chỉ đạo và cụ thể hóa tại 07 nhóm chính sách. Đầu tiên, Dự thảo đã hoàn thiện các quy định về mô hình tổ chức, điều kiện thành lập, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, được cụ thể hóa tại quy định về cấp phép thành lập và hoạt động, đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm.

Tiếp đó là nhóm chính sách về hoàn thiện các quy định về mô hình quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, được cụ thể hóa tại quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, quản trị rủi ro; tài chính, hạch toán kế toán; công khai thông tin. Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) cũng đã quy định cụ thể nhóm chính sách về hoàn thiện hợp đồng bảo hiểm, bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, minh bạch và an toàn cho các giao dịch bảo hiểm, được cụ thể hóa tại quy định về hợp đồng bảo hiểm.

Theo quy định tại Dự thảo, Dự thảo Luật khuyến khích sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm chuẩn mực hóa các hoạt động và giao dịch bảo hiểm trên thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm. Điều này được cụ thể hóa tại quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo hiểm, hoạt động nghiệp vụ.

Một nội dung khác trong Dự thảo là bổ sung, hoàn thiện các quy định về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Nội dung này được cụ thể hóa tại quy định về quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

Đặc biệt, Dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) đã bổ sung mới toàn bộ nhóm chính sách về hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế tổn thất, phòng ngừa gian lận bảo hiểm, nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp tại quy định về đề phòng hạn chế tổn thất, phòng chống gian lận bảo hiểm, giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, Dự thảo còn quy định cụ thể nhóm chính sách về hoàn thiện quy định về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho phát triển bảo hiểm.

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm sẽ cho phép các doanh nghiệp tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm; đổi mới mô hình tăng trưởng do chủ động lựa chọn loại hình, phương thức kinh doanh phù hợp với năng lực, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, tiết giảm chi phí do đơn giản hóa thủ tục hành chính và chủ động trong hoạt động kinh doanh; từ đó thúc đẩy sự phát triển của thị trường.

  • Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Ngân hàng Nhà nước ban hành các quyết định về lãi suất tiền gửi

    Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

  • CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    CEO TPBank giải mã chiến lược bán lẻ ngân hàng kiểu ‘FMCG kết hợp vàng bạc đá quý’

    TPBank có quy mô chi nhánh của một ngân hàng tầm trung nhưng số lượng khách hàng cá nhân tương đương với một nhà băng top đầu. Đó là kết quả của một chiến lược bán lẻ đặc thù, bắt nguồn từ tư duy khác biệt của những lãnh đạo cấp cao tại đây.

  • Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng tiếp Thống đốc Cơ quan dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc

    Ngày 11/11, tại Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng đã có buổi tiếp với ông Lee Bokhyun - Thống đốc Cơ quan Dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).

  • Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Đoàn NHNN dự Hội nghị thường niên của Ngân hàng thanh toán quốc tế

    Từ ngày 10-11/11/2024, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng dẫn đầu cùng đại diện lãnh đạo Vụ Thanh Toán, Cục Công nghệ thông tin và Vụ Hợp tác Quốc tế đã tham dự Hội nghị thường kỳ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Basel, Thụy Sĩ. Hội nghị này là dịp quan trọng để NHNN tiếp tục củng cố quan hệ với các đối tác quốc tế và tiếp cận các xu hướng kinh tế tài chính toàn cầu.

  • Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Ngân hàng gia tăng hợp tác cho vay gián tiếp

    Trong tháng 10 vừa qua, các ngân hàng OCB và VPBank đã lần lượt ký kết Hợp đồng khung cho vay gián tiếp đối với nguồn vốn vay ủy thác từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Quỹ SMEDF thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

  • Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online
    13:39

    Cảnh báo lừa đảo thẻ tín dụng và thanh toán online

    Tội phạm công nghệ giả danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo, chào mời nâng hạn mức thẻ tín dụng, hoàn tiền và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân. Họ còn sử dụng các thủ đoạn để lách xác thực sinh trắc học, khiến nhiều người, vì tham lam và sử dụng ứng dụng giả mạo, trở thành nạn nhân. Các bẫy lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua giao dịch ngân hàng ngày càng phổ biến.

  • Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 02 tuần qua

    Trong 02 tuần qua (từ 28/10 đến 08/11/2024), bảng lãi suất của 36 ngân hàng ghi nhận ít sự điều chỉnh nhất trong vòng gần 02 năm qua, với chỉ 04/36 ngân hàng có điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất; không có ngân hàng giảm lãi suất.

  • Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Ngân hàng Nhà nước không có quy định cấm cho vay bất động sản

    Trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội sáng ngày 11/11/2024, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết mục tiêu điều hành của Ngân hàng Nhà nước là làm sao vừa kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng vừa phải đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

  • Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Thống đốc Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn về quản lý thị trường vàng

    Là "Tư lệnh" ngành đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội sáng 11/11, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đã trả lời đại biểu về nhiều nội dung, trong đó có vấn đề quản lý thị trường vàng và đô la Mỹ.

  • Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ông Trương Thành Nam Phó Tổng Giám đốc OCB xin từ nhiệm

    Ngày 7/11, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã có văn bản số 325601/2024/CV-OCB về việc nhận được đơn đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động của ông Trương Thành Nam - Phó Tổng Giám đốc, theo nguyện vọng cá nhân. Đơn xin từ nhiệm của ông Nam sẽ có hiệu lực khi Hội đồng quản trị có quyết định miễn nhiệm.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay