Thứ năm, 14/11/2024
   

Doanh nghiệp viễn thông đồng thuận cùng ngân hàng, điều chỉnh tính cước phí tin nhắn SMS phù hợp

Ngày 25/2/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông đồng tổ chức Hội thảo trao đổi (trực tuyến), giữa đại diện các ngân hàng Hội viên với đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT và Mobifone), về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS.

Ngày 25/2/2022, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông đồng tổ chức Hội thảo trao đổi (trực tuyến), giữa đại diện các ngân hàng Hội viên với đại diện của 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam (gồm: Viettel, VNPT và Mobifone), về việc điều chỉnh tính phí dịch vụ SMS.

Hoi thao truc tuyen Tang cuong hop tac dau tu Viet Nam 1

Phát biểu khai mạc, Tiến sỹ Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, hiện nay, các ngân hàng đang phải trả phí rất cao cho các nhà mạng cung cấp dịch vụ SMS. Trong bối cảnh các tổ chức tín dụng đã miễn phí toàn bộ cước phí cho khách hàng, thì cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng của các nhà mạng cần phải xem xét lại. Đồng thời, mong muốn các đơn vị viễn thông trao đổi, đồng thuận cùng ngân hàng, kịp thời điều chỉnh cước phí tin nhắn SMS cho phù hợp, để các tổ chức tín dụng xem xét hỗ trợ khách hàng tốt hơn, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của chính các nhà mạng, của các tổ chức tín dụng và của khách hàng.

Phát biểu trao đổi của đại diện các ngân hàng Hội viên cho rằng, Ngân hàng là khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng khi các nhà mạng tính phí gửi tin nhắn chủ động (như thông báo biến động số dư, thông báo giao dịch,…) các nhà mạng lại tính phí cao gấp 2 đến 3 lần so với mức phí tin nhắn của cá nhân sử dụng dịch vụ của các nhà mạng. Vì vậy đơn cử trong năm 2021, chỉ tính riêng 1 ngân hàng đã phải bù lỗ hàng trăm tỷ đồng đối với dịch vụ thông báo biến động số dư. Ngoài ra, tình trạng giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brandname) của các ngân hàng nhằm trộm tiền tài khoản của khách hàng lại “bùng phát”. Tin nhắn giả mạo hiển thị tên người gửi là ngân hàng, kèm nội dung chứa đường link giả mạo. Nếu truy cập, chủ tài khoản sẽ mất thông tin, bị chiếm đoạn tiền. Đồng thời, các ngân hàng phải gửi tin nhắn SMS cảnh báo đến tất cả các khách hàng mà các nhà mạng lại tính phí khi đó ngân hàng lại phải chịu chi phí tăng thêm mà không thu lại được tiền từ khách hàng. Như vậy càng tạo ra gánh nặng cho các ngân hàng,… Mặt khác, do các nhà mạng cung cấp giới hạn độ dài của các tin nhắn cho nên chỉ với 1 thông báo biến động số dư của khách hàng thường phải chia thành 2 tin nhắn lại tạo thêm gánh nặng cho các ngân hàng.

Phản hồi thông tin từ đại diện các ngân hàng, đại diện của 3 nhà mạng lớn cho rằng, việc áp dụng mức phí 700-800 đồng/1tin nhắn cao hơn mức phí đối với cá nhân là do các nhà mạng phải đầu tư trang thiết bị và công nghệ, với kinh phí lớn để tăng độ bảo mật, tốc độ,… nên giá thành của tin nhắn phải cao hơn so với cá nhân sử dụng cùng loại dịch vụ. Riêng về tin nhắn giả mạo, đây không phải do lỗi của các nhà mạng mà do thiết bị (điện thoại) của cá nhân khi kết nối với các thiết bị thu (BTS) của Hacker sẽ bị các Hacker lấy cắp thông tin (Do các điện thoại tại Việt Nam hiện vẫn chấp nhận giao thức công nghệ mạng 1G, 2G,… có độ bảo mật thấp nên dễ bị lấy cắp thông tin). Đặc biệt, để giảm chi phí cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho khách hàng đại diện của nhà mạng Viettel đã đưa ra giải pháp tính phí trọn gói từ 10.000 VNĐ đến 11.000 VNĐ cho 1 khách hàng/1tháng sử dụng dịch vụ SMS của ngân hàng và không giới hạn số lượng SMS trong tháng…

Kết thúc Hội thảo các nhà mạng cùng các ngân hàng đã đồng thuận giải pháp tính phí trọn gói để áp dụng cho khách hàng trong thời gian tới. Đồng thời, Ông Trần Duy Hải - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông mong muốn các ngân hàng cùng các doanh nghiệp Viễn thông cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, ngân hàng và khách hàng.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay