Thứ tư, 14/05/2025
   

Để phát hành thẻ tín dụng bằng phương thức điện tử, ngân hàng cần chuẩn bị và lưu ý những gì?

Dịch bệnh Covid-19 khiến cả thế giới phải ứng dụng các giải pháp hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm. Đây cũng là cơ hội để quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. Trong dịch Covid-19, doanh nghiệp nào tiếp cận được khách hàng trên nền tảng trực tuyến nhiều nhất sẽ ít bị thiệt hại nhất. Ngược lại,

Dịch bệnh Covid-19 khiến cả thế giới phải ứng dụng các giải pháp hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm. Đây cũng là cơ hội để quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ. Trong dịch Covid-19, doanh nghiệp nào tiếp cận được khách hàng trên nền tảng trực tuyến nhiều nhất sẽ ít bị thiệt hại nhất. Ngược lại, sự chậm trễ trong chuyển đổi số sẽ làm doanh nghiệp dễ tổn thương.

Quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 đã đặt ra mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao. Đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn. Ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của CMCN 4.0 để nâng cấp, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 19/2016/TT-NHNN về hoạt động thẻ của ngân hàng. Theo dự thảo, các ngân hàng được phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước định danh đối với chủ thẻ chính là cá nhân bằng phương thức điện tử.

Dự thảo cũng bổ sung một Điều để quy định về việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử. Việc bổ sung hành lang pháp lý này nhằm ứng dụng các công nghệ mới để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh trong điều kiện dịch Covid-19. Định hướng xa hơn là thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư.

Như vậy, hành lang pháp lý về việc phát hành thẻ tín dụng bằng phương thức điện tử đã được hoàn thiện. Đây được xem là điều kiện "cần" để các ngân hàng mạnh dạn triển khai, ứng dụng giải pháp công nghệ để tự động hóa quy trình phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng trên nền tảng ngân hàng số của ngân hàng.

Theo quan sát của người viết, các ngân hàng tại Việt Nam về cơ bản đã có nền tảng kỹ thuật, hệ thống sẵn có để nâng cấp, phát triển hướng tới việc phát hành thẻ bằng phương thức điện tử trên nền tảng số.

Tuy nhiên, với những quy định cụ thể tại dự thảo sửa đổi Thông tư 19, để quy trình mở thẻ được liền mạch, liên tục và tăng trải nghiệm của khách hàng, ngân hàng cần phải bổ sung thêm một số giải pháp công nghệ để tự động hóa quy trình mở thẻ. Sắp tới khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng sẽ tự thao tác trên các nền tảng ngân hàng số của ngân hàng từ khâu nộp hồ sơ tới khâu kích hoạt và sử dụng thẻ mà không cần phải ra ngân hàng hoặc tiếp xúc với nhân viên ngân hàng. Để làm được như vậy, ngân hàng cần hoàn thiện, cải tiến và tích hợp các giải pháp sau vào quy trình mở thẻ tín dụng hiện tại. Đây được xem là điều kiện "đủ" để tự động hóa quy trình mở thẻ tín dụng.

eKYC (định danh điện tử)

Hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đã ứng dụng eKYC để định danh khách hàng khi mở tài khoản thanh toán trên nền tảng ngân hàng số. Qua tìm hiểu của người viết cũng như chia sẻ của một công ty cung cấp giải pháp eKYC (thuộc Tập đoàn FPT) cho biết: có nhiều gói eKYC khác nhau như gói cơ bản, gói nâng cao, gói tùy chọn theo yêu cầu của khách hàng. Gói eKYC cơ bản là giải pháp định danh rất đơn giản và hiệu quả xác thực khách hàng là còn hạn chế. Gói eKYC nâng cao hoặc tùy chọn theo yêu cầu sẽ được tích hợp nhiều giải pháp công nghệ hơn và xác định được nhiều thông tin khách hàng hơn.

Để kiểm chứng thực tế, người viết cũng thử trải nghiệm mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng. Người viết đã có tài khoản tại ngân hàng này, do đó khi nhập số Chứng minh nhân dân (CMND) đã cố tình nhập sai một số cuối và hệ thống xác định người viết chưa có tài khoản tại ngân hàng. Sau đó, người viết sử dụng CMND đã hết hạn (cấp ngày 20/06/2006) để tải lên (upload) ứng dụng. Công nghệ định danh của nhà băng này không nhận dạng được CMND đã hết hạn. Cũng như, ứng dụng không nhận ra sự sai biệt giữa số CMND khai báo và số CMND trên hình chụp được tải lên hệ thống.

Credit Scoring (Thẻ điểm tín dụng)

Quy trình thẩm định để phát hành thẻ tín dụng hiện tại của các ngân hàng thường được thực hiện bởi con người với sự hỗ trợ của một số công cụ như xếp hạng tín dụng nội bộ, kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng thông qua CIC. Công việc thẩm định có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp khách hàng hoặc kết hợp cả hai tùy thuộc vào quy trình nội bộ của mỗi ngân hàng.

Để tiến tới tự động hóa, ngân hàng cần thay thế dần việc thẩm định thủ công. Thẻ điểm tín dụng sẽ là giải pháp hữu ích mà ngân hàng nên tập trung nghiên cứu, phát triển để tự động hóa quy trình thẩm định, phê duyệt thẻ tín dụng.

Thông thường các thẻ điểm tín dụng được xây dựng dựa trên các mô hình toán học như Logit, Decision Tree, K-Nearest Neighbor, Artificial Neural Network,…nhằm xác định xác suất không trả được nợ vay của khách hàng trong tương lai để đưa ra các quyết định từ chối hoặc chấp nhận phê duyệt.

Ngoài ra, dưới sự phát triển của CMCN 4.0 và khối lượng thông tin, dữ liệu của cá nhân được đưa lên môi trường không gian mạng ngày càng nhiều. Sự kết hợp giữa mô hình toán học như trên và việc đánh giá hành vi của khách hàng thông qua các nền tảng mạng xã hội sẽ giúp các mô hình phê duyệt tự động đưa ra các quyết định đúng với xác suất cao hơn.

Qua khảo sát của người viết, một vài tổ chức tín dụng đặc biệt là công ty tài chính đã áp dụng mô hình thẩm định, phê duyệt và cấp hạn mức vay cho khách hàng dựa vào hành vi sử dụng điện thoại thông qua số điện thoại của mình. Qua tìm hiểu, giải pháp này sẽ xác định vị trí của khách hàng thông qua sóng điện thoại để xác minh về cư trú. Phân tích, đánh giá hành vi của chủ sở hữu số điện thoại trên các nền tảng mạng xã hội và kết hợp các giải pháp khác để đánh giá uy tín của chủ sở hữu số điện thoại. Từ đó, đề xuất hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Người dân gọi hình thức này là "cho vay bằng sim điện thoại". Phong trào "nuôi sim và bán sim" cho khách hàng có nhu cầu vay tiền cũng từng xuất hiện. Tổ chức cho vay sẽ đối mặt nhiều rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng không có khả năng trả nợ nhưng được "nhận chuyển nhượng" lại các sim điện thoại đủ điều kiện vay vốn.

Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu (Điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005). Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu (Điều 34, Luật giao dịch điện tử 2005).

Về pháp lý, hợp đồng điện tử được pháp luật công nhận. Các ngân hàng có thể tích hợp vào mẫu hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ của ngân hàng. Khách hàng sử dụng chữ ký điện tử để giao kết hợp đồng với ngân hàng mà không cần phải giao dịch tại ngân hàng.

Tuy nhiên theo quy định, ngân hàng phải có giải pháp công nghệ để xác nhận việc khách hàng đã được định danh đồng ý với từng nội dung tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ. Thông tin, dữ liệu của khách hàng và hợp đồng phải được lưu trữ đầy đủ và bảo mật.

Chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký (khoản 1 Điều 21 Luật giao dịch điện tử 2005).

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý khi thỏa điều kiện: (i) Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu (ii) Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi (Khoản 1 Điều 24 Luật giao dịch điện tử 2005).

Trong các loại hình chữ ký điện tử thì chữ ký số đang được sử dụng phổ biến. Ngân hàng có thể vận dụng chữ ký số để tích hợp vào quy trình phát hành thẻ tín dụng, khách hàng ký kết hợp đồng trực tiếp trên nền tảng ngân hàng số mà không phải ra ngân hàng để ký kết các giấy tờ phát hành thẻ tín dụng.

Giải pháp công nghệ cũng phát sinh những bất cập

Người viết cũng nhận được chia sẻ của đồng nghiệp trong ngành về một vài bất cập khi mở tài khoản trên nền tảng số sử dụng định danh điện tử. Một khách hàng không biết chữ, thực hiện mở tài khoản trên nền tảng số của ngân hàng. Người thân thực hiện khai báo hộ thông tin và thực hiện hầu hết các bước. Khách hàng chỉ thực hiện định danh khuôn mặt. Tài khoản mở thành công và khách hàng được nhận chuyển tiền vào hơn 300 triệu đồng. Sau đó, khách hàng vào trụ sở ngân hàng để rút tiền mặt tại quầy. Tại đây, nhân viên phát hiện khách hàng không biết chữ và phải giải quyết theo quy trình nội bộ đối với trường hợp khách hàng không biết chữ.

Nhận định

Theo nhận định của tác giả, khi ngân hàng tích hợp được các giải pháp trên với giải pháp kích hoạt thẻ, thay đổi PIN ngay trên nền tảng ngân hàng số, khách hàng sẽ có được trải nghiệm liền mạch, liên tục và chủ động khi có nhu cầu mở và sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần nghiên cứu, đầu tư giải pháp để kiểm soát, quản trị rủi ro công nghệ.

Hồng Thái - Quỳnh Trang

Theo Nhịp sống kinh tế

  • Agribank hỗ trợ thanh toán dịch vụ công bằng mã QR trên Agribank Plus

    Agribank hỗ trợ thanh toán dịch vụ công bằng mã QR trên Agribank Plus

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã triển khai chức năng thanh toán dịch vụ công thông qua mã QRCode (QR) trên ứng dụng ngân hàng số - Agribank Plus, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mang đến tiện ích tối đa cho khách hàng.

  • PGBank cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tận nơi

    PGBank cung cấp dịch vụ phát hành thẻ tận nơi

    Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng và Phát Triển (PGBank) vừa chính thức triển khai dịch vụ phát hành thẻ mới, cho phép khách hàng nhận thẻ tại địa chỉ yêu cầu, bất kể nơi ở hay nơi làm việc, trên phạm vi toàn quốc.

  • PVcomBank khẳng định vị thế kinh doanh ngoại hối

    PVcomBank khẳng định vị thế kinh doanh ngoại hối

    Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa vinh dự nhận giải thưởng “Tân binh xuất sắc nhất” tại sự kiện LSEG Vietnam FX Awards 2025, ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao tầm ảnh hưởng và khả năng tạo lập thị trường ngoại hối tại Việt Nam.

  • Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

    Agribank Lam Sơn: Bệ phóng cho nông nghiệp sạch và công nghệ cao tại Thanh Hóa

    Trong hành trình phát triển nông nghiệp hiện đại, Agribank Lam Sơn đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Với phương châm "Nông thôn là thị trường, nông nghiệp là đối tượng cho vay, nông dân là khách hàng chính", chi nhánh đã triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn.

  • SCB tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 11/5

    SCB tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng 11/5

    Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số ngành Ngân hàng (11/5), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục khẳng định cam kết đồng hành và chủ động triển khai các giải pháp chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

  • Agribank và MobiFone hợp tác toàn diện, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Agribank và MobiFone hợp tác toàn diện, đẩy mạnh chuyển đổi số

    Ngày 12/5/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã có buổi làm việc nhằm đánh giá kết quả hợp tác thời gian qua, đồng thời trao đổi về định hướng hợp tác chiến lược trong thời gian tới.

  • MB tung ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn

    MB tung ưu đãi dành cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn

    Từ 5/5 đến 30/06/2025, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn “Chào hè rực rỡ - Vi vu năm châu”, dành cho khách hàng gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy hoặc trên ứng dụng ngân hàng số - App MBBank, với tổng giá trị quà tặng lên tới 8,5 tỷ đồng.

  • Bac A Bank gia hạn ưu đãi dịch vụ trả lương qua tài khoản

    Bac A Bank gia hạn ưu đãi dịch vụ trả lương qua tài khoản

    Với định hướng phát triển bền vững và lấy khách hàng làm trung tâm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) vừa chính thức gia hạn Chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ chi trả lương qua tài khoản, áp dụng đến hết ngày 30/6/2025.

  • SeABank được vinh danh tại Vietnam ESG Awards vì phát triển bền vững

    SeABank được vinh danh tại Vietnam ESG Awards vì phát triển bền vững

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SSB) vừa vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất, do Báo Dân trí tổ chức.

  • VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    VIB hợp tác KAFI ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trên MyVIB

    Ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) vừa phối hợp cùng Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (KAFI) chính thức ra mắt tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến ngay trên nền tảng ngân hàng số - MyVIB.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay