Thứ bảy, 18/01/2025
   

Đảm bảo nguồn lực tài chính để triển khai hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi

Việc đảm bảo cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) có đủ năng lực tài chính là cần thiết để thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi - chính sách bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng.

Việc đảm bảo cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) có đủ năng lực tài chính là cần thiết để thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi - chính sách bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của các tổ chức tín dụng.

Ngày 30/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tại nhiệm vụ, giải pháp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi có quy định về nâng cao năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Cụ thể:

Giai đoạn 2022 - 2025: Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp luật để thực hiện: Tăng vốn điều lệ cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi lên 10.000 tỷ đồng vào năm 2025 và lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2030 từ nguồn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đảm bảo năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách bảo hiểm tiền gửi, đảm bảo nguồn lực triển khai hiệu quả hoạt động bảo hiểm tiền gửi.

Tăng vốn điều lệ - đảm bảo năng lực tài chính cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng

Tại thời điểm thành lập, DIV được Ngân sách Nhà nước cấp vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng và đến năm 2015 được bổ sung lên 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự tích lũy.

Trong bối cảnh hiện nay, vốn điều lệ của DIV cần được tăng để phù hợp với xu hướng tăng trưởng về quy mô của hệ thống các tổ chức tín dụng và tăng trưởng tiền gửi được bảo hiểm, cũng như phù hợp với định hướng của ngành Ngân hàng trong việc yêu cầu các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ để đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực Basel II. Việc tăng vốn điều lệ cho DIV sẽ đảm bảo năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với chính sách bảo hiểm tiền gửi.

Hơn nữa, vai trò của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khi tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng yếu kém nói chung, quỹ tín dụng nhân dân nói riêng ngày càng được nâng cao, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Theo đó, tại Luật Các tổ chức tổ chức tín dụng (năm 2017), DIV được bổ sung một số chức năng, nhiệm vụ mới nhằm tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó có tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính được kiểm soát đặc biệt.

Luật Các tổ chức tín dụng 2017 hiện chưa có quy định về việc cho phép DIV, Ngân hàng Hợp tác xã tham gia vào việc áp dụng biện pháp can thiệp sớm đối với quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Cùng với đó, Luật này cũng chưa có quy định cụ thể về việc cử cán bộ cấp xã biệt phái sang giữ chức vụ Chủ tịch, Giám đốc quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt. Đồng thời, việc một số đơn vị (như DIV, NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ…) cử nhân sự để ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố chỉ định chức danh Chủ tịch, Giám đốc của quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt cũng gặp khó khăn về mặt pháp lý.

Chưa kể, theo quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm tiền gửi và Điều 155 Luật các tổ chức tín dụng, khoản 5 Điều 146a Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung thì DIV không thể chi trả đối với quỹ tín dụng nhân dân mà phương án phá sản chưa được phê duyệt. Điều này, theo cơ quan soạn thảo dự Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, gây khó khăn cho quá trình xử lý để ổn định tâm lý người gửi tiền.

Chính vì vậy, trong các biện pháp hỗ trợ tại giai đoạn can thiệp sớm, trên cơ sở các biện pháp hỗ trợ trong giai đoạn kiểm soát đặc biệt, dự thảo Luật bổ sung các biện pháp hỗ trợ từ tổ chức tín dụng hỗ trợ, đồng thời có sự tham gia của DIV, Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam. Đây đều là các nguồn lực được huy động từ nội tại hệ thống tổ chức tín dụng, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng đối với việc duy trì và đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời giảm áp lực, chi phí cho cơ quan quản lý trong quá trình xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Cụ thể, đối với sự tham gia vào quy trình can thiệp sớm của DIV, để kịp thời bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng nhà nước có văn bản áp dụng can thiệp sớm tối thiểu bao gồm nội dung: Tình trạng, lý do tổ chức tín dụng cần sự hỗ trợ của DIV.

Tùy theo thực trạng, tính chất, mức độ rủi ro của tình trạng cần can thiệp sớm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, DIV có thể tham gia một hoặc một số các biện pháp can thiệp sớm sau đây: Phối hợp xây dựng phương án chi trả tiền gửi; cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống; và để hỗ trợ thực hiện phương án khắc phục, phương án hỗ trợ trước kiểm soát đặc biệt, phương án chuyển giao bắt buộc…

Có thể nói, với việc bổ sung sự tham gia của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vào quy trình can thiệp sớm cho thấy vai trò của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong bảo đảm an toàn hệ thống cũng như tham gia vào quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng ngày càng được đề cao. Để tận dụng được tối đa nguồn lực của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, cần sớm sửa Luật bảo hiểm tiền gửi, nâng cao năng lực tài chính cũng như nguồn lực cho DIV.

Cần đa dạng hoá danh mục đầu tư

Thực tế, so với quy định và thực tiễn triển khai, DIV đã và đang gặp nhiều vướng mắc như khả năng có thể bị ứ đọng vốn, khó tìm kiếm cơ hội lựa chọn và thực hiện đầu tư - có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư - đặc biệt danh mục đầu tư chỉ còn duy nhất 1 công cụ có khả năng cho doanh thu là “mua trái phiếu Chính phủ (TPCP) và nắm giữ đến ngày đáo hạn”. Trong điều kiện chỉ có 1 phiên đấu thầu TPCP định kỳ mỗi tuần với khối lượng gọi thầu khác nhau, nếu nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của DIV lớn vào thời điểm không có phiên thầu, DIV sẽ gặp bất lợi trong giải ngân vốn.

Quy định hiện hành của Luật bảo hiểm tiền gửi chỉ cho phép DIV được mua và chưa được bán cũng là bất cập lớn về mặt pháp lý - trái với quy luật cung - cầu và không tạo thanh khoản cho thị trường, dẫn đến “lãi suất cao không được bán và lãi suất thấp buộc phải mua” - ảnh hưởng đến việc thực hiện các kế hoạch (doanh thu, tài chính…).

Do vậy, đa dạng hoá danh mục đầu tư để tăng cường năng lực tài chính là nội dung cụ thể có tính chất quyết định trong việc đảm bảo phát triển và tích luỹ vốn, gia tăng nguồn lực tài chính để tái đầu tư, tăng trưởng và phát triển ổn định, hiệu quả và bền vững nguồn vốn. Thông qua đa dạng danh mục đầu tư, DIV xây dựng tốt các phương án phân bổ và sử dụng vốn hợp lý cho đầu tư nhằm tăng doanh thu để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ, từ đó giúp hiện thực hoá mục tiêu “nâng cao năng lực tài chính” như nội dung Chiến lược đã nêu.

Tại Chiến lược phát triển phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng nêu giải pháp về nâng cao năng lực tài chính cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Theo đó, tăng cường năng lực tài chính thông qua việc cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi đa dạng hóa hình thức và danh mục đầu tư gồm: (i) Mua và bán trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh; (ii) Gửi tiền tại ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt; (iii) Mua và bán trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt phát hành; (iv) Mua, bán trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, các văn bản hướng dẫn và được xếp hạng tín nhiệm cao.

Bên cạnh đó, bổ sung hình thức vay từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi không đủ để trả tiền bảo hiểm; Xây dựng Đề án tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ trong trường hợp nguồn vốn của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm.

(Nguồn: DIV)

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

  • Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Bac A Bank dành 5.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay ưu đãi

    Từ nay đến hết 30/09/2025, Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) chính thức triển khai chương trình “Hưởng vay ưu đãi - Khởi sắc tương lai”, có tổng hạn mức 5.000 tỷ đồng dành ưu đãi cho khách hàng cá nhân, với lãi suất vay chỉ từ 5%/năm đối với khoản vay trung và dài hạn.

  • LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    LPBank chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngày 14/1/2025, Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank, mã chứng khoán: LPB) đã có văn bản số 53/TB-SGDHCM thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay