Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB Finance) vừa cho biết, hiện trên các nền tảng xã hội, đã xuất hiện các trang tin giả mạo sử dụng logo và thông tin trên website chính mà chưa được bất cứ sự đồng ý hay cho phép nào từ Công ty.
> Cảnh báo website và tổng đài mạo danh Mcredit
> FE Credit cảnh báo thủ đoạn mạo danh công ty tài chính chiếm đoạt tài sản
> Cẩn trọng tín dụng đen “đội lốt” vay tiêu dùng
> Giải bài toán mạo danh công ty tài chính tại Việt Nam
> Nhiều công ty đặt tên "mập mờ" và thực hiện hoạt động như “công ty tài chính” dễ gây hiểu nhầm
> Danh sách công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Theo đó, hành vi này dễ dàng gây nhầm lẫn đối với khách hàng và ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu của SHB Finance. Vì vậy, khách hàng không điền thông tin hay thực hiện bất kỳ giao dịch nào trên trang web kể trên để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh đó, SHB Finance hướng dẫn khách hàng cách nhận biết dấu hiệu của một giao dịch lừa đảo mạo danh SHB Finance.
SHB Finance hỗ trợ khoản vay cho khách hàng hoàn toàn không mất phí và nhân viên không được phép thu hộ/đóng hộ bất kỳ khoản tiền nào của khách hàng. Do vậy, tất cả các các hình thức hỗ trợ vay vốn yêu cầu khách hàng đóng trước khoản phí bảo hiểm, phí chỉnh sửa thông tin trên Hợp đồng vay, phí kích hoạt giải ngân, phí xóa nợ xấu… đều có dấu hiệu lừa đảo bất thường, khách hàng phải đặc biệt lưu ý.
Các đường dẫn tới website, ứng dụng điện thoại giả mạo (Có sử dụng hình ảnh/nhãn hiệu SHB Finance) tuy nhiên tên miền, địa chỉ website thể hiện thông tin ngân hàng, Tổ chức tín dụng khác… hoặc đều được Google/Zalo/Facebook… cảnh báo đến khách hàng link ứng dụng độc hại, nhiễm Virus khi khách hàng click vào.
Để tránh xảy ra những sự việc mất mát không đáng có, khách hàng cần:
Không giao dịch tín dụng trên các link website, số điện thoại lạ, kể cả người tự xưng là công an, cơ quan điều tra, nhân viên ngân hàng… Đồng thời, không cung cấp thông tin cá nhân (CMND, STK, mã OTP, mã CVV...) cho bất cứ ai.
Khách hàng hãy cẩn trọng khi có tin nhắn thông báo bất thường với danh nghĩa của SHB Finance hay ngân hàng SHB. Ngoài ra, khách hàng cũng cần phải cảnh giác với các loại hình quảng cáo cho vay app, vay nóng, bán hồ sơ vay vốn, thanh lý hồ sơ vay vốn, được quảng bá là nhanh chóng, dễ dàng, giải ngân trong ngày thông qua các trang mạng, mạng xã hội, các ứng dụng chat Zalo hoặc qua bất cứ trung gian nào.
Để đảm bảo an toàn, khách hàng hãy ưu tiên vay vốn tại các tổ chức tài chính uy tín, có tiếng và được cho phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Các kênh thông tin chính thức của SHB Finance.
Khách hàng chỉ liên lạc và làm việc trực tiếp với nhân viên tại địa bàn hoặc gọi tổng đài để nhận được hỗ trợ.
(Nguồn: SHB Finance)