Thứ tư, 22/01/2025
   

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023

Ngày 10/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”.
Quang cảnh Hội thảo công bố Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023"  Còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra  TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM đánh giá, diễn biến kinh tế thế giới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 có khá nhiều gam màu khác nhau. Có những khó khăn đã được dự báo từ trước, nhưng cũng có khá nhiều yếu tố bất định trong 6 tháng đầu năm 2023.  Những khó khăn, thách thức rất lớn từ bối cảnh kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Những khó khăn, thách thức ấy đã ít nhiều làm bộc lộ rõ nét hơn những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, củng cố an sinh xã hội.  Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế. Tư duy về cơ chế thử nghiệm cho một số ngành, lĩnh vực, và cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương được cân nhắc tích cực hơn.  Chính phủ cũng tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, các dự án không hiệu quả; các vấn đề phát sinh trong cung ứng xăng dầu, trang thiết bị, vật tư y tế, điện, trái phiếu doanh nghiệp, hệ thống đăng kiểm; đẩy nhanh xây dựng các công trình hạ tầng giao thông và dự án quan trọng quốc gia; tìm kiếm cơ hội xuất khẩu; đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh và ngành;... Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện theo hướng tháo gỡ rào cản, vướng mắc về quy định.  Dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự cải thiện giữa các quý, đạt 3,28% trong quý I/2023 và 4,14% trong quý II/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng đạt 3,72%.  Ngoài ra, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023 (4,5%). Đây là thành công quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế - xã hội trong các tháng đầu năm.  Theo CIEM, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn còn có một khoảng cách so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023. Tuy vậy, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cũng đã giúp Việt Nam có những hình dung rõ nét hơn về bối cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nửa cuối năm 2023, cũng như các năm tiếp theo.  Thực tiễn các năm 2020-2022 đã cho thấy, không ít lần Việt Nam gặp phải suy giảm tăng trưởng trong 1-2 quý đầu năm, nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ trong các tháng cuối năm.  Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM đưa nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:  Khả năng tiếp tục và mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt; các nền kinh tế chủ chốt sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ), song xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình; dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; và năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.  Ông Dương kiến nghị trong quá trình này cần tăng cường đối thoại, tiếp nhận chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác sẽ có ý nghĩa quan trọng.  3 kịch bản tăng trưởng năm 2023  Dựa trên các kịch bản khác nhau gắn với bối cảnh kinh tế thế giới, chính sách kinh tế trong nước, CIEM đưa ra 3 kịch bản chính.  Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023  Ba kich ban tang truong kinh te nam 2023 anh 2  Nguồn: Dự báo từ mô hình kinh tế lượng vĩ mô sử dụng số liệu năm  Kịch bản 1 được xây dựng dựa trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021-2022. Trong kịch bản này, Việt Nam có nỗ lực giải ngân đầu tư công, song chỉ đạt tỷ lệ trung bình của giai đoạn 2017-2022. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ tăng ở mức tương đối khiêm tốn.  Kịch bản này đưa ra, tăng trưởng GDP dự báo chỉ đạt 5,34% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 5,64% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,43% so với năm 2022. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.  Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công bằng với mức cao nhất từng đạt được trong giai đoạn 2017-2022 (82%). Đáng lưu ý, kịch bản này không có thay đổi đáng kể về cải thiện các quy định về môi trường kinh doanh, cải cách thể chế nhằm mở rộng không gian kinh tế và năng suất lao động.  Trong Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 3,66% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,87% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.  So với Kịch bản 1, thì Kịch bản 2 có kết quả tích cực hơn ở cả tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại. Tuy vậy, lạm phát (theo CPI bình quân) trong Kịch bản 2 cũng cao hơn một chút so với Kịch bản 1.  Như vậy, chỉ tập trung vào nới lỏng tài khóa và tiền tệ mà không có các cải cách đủ kịp thời và căn bản đối với môi trường kinh doanh, thì hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế có phần hạn chế và sẽ đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn.  Trong Kịch bản 3, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,46% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 chỉ giảm 2,17% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 4,39% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.  Theo thoibaonganhang.vn
Quang cảnh Hội thảo công bố Báo cáo "Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023"

Còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra

TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM đánh giá, diễn biến kinh tế thế giới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 có khá nhiều gam màu khác nhau. Có những khó khăn đã được dự báo từ trước, nhưng cũng có khá nhiều yếu tố bất định trong 6 tháng đầu năm 2023.

Những khó khăn, thách thức rất lớn từ bối cảnh kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Những khó khăn, thách thức ấy đã ít nhiều làm bộc lộ rõ nét hơn những vấn đề nội tại của nền kinh tế. Trong bối cảnh ấy, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, củng cố an sinh xã hội.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế. Tư duy về cơ chế thử nghiệm cho một số ngành, lĩnh vực, và cơ chế đặc thù cho vùng, địa phương được cân nhắc tích cực hơn.

Chính phủ cũng tập trung xử lý các vấn đề tồn đọng, các dự án không hiệu quả; các vấn đề phát sinh trong cung ứng xăng dầu, trang thiết bị, vật tư y tế, điện, trái phiếu doanh nghiệp, hệ thống đăng kiểm; đẩy nhanh xây dựng các công trình hạ tầng giao thông và dự án quan trọng quốc gia; tìm kiếm cơ hội xuất khẩu; đẩy nhanh việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch cấp quốc gia, vùng, tỉnh và ngành;... Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện theo hướng tháo gỡ rào cản, vướng mắc về quy định.

Dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có sự cải thiện giữa các quý, đạt 3,28% trong quý I/2023 và 4,14% trong quý II/2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng trưởng đạt 3,72%.

Ngoài ra, chỉ số CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023 (4,5%). Đây là thành công quan trọng trong điều hành chính sách kinh tế - xã hội trong các tháng đầu năm.

Theo CIEM, kết quả tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm vẫn còn có một khoảng cách so với mục tiêu đề ra cho cả năm 2023. Tuy vậy, giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 cũng đã giúp Việt Nam có những hình dung rõ nét hơn về bối cảnh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nửa cuối năm 2023, cũng như các năm tiếp theo.

Thực tiễn các năm 2020-2022 đã cho thấy, không ít lần Việt Nam gặp phải suy giảm tăng trưởng trong 1-2 quý đầu năm, nhưng sau đó đã phục hồi mạnh mẽ trong các tháng cuối năm.

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM đưa nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

Khả năng tiếp tục và mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt; các nền kinh tế chủ chốt sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ), song xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình; dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu; tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; và năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Ông Dương kiến nghị trong quá trình này cần tăng cường đối thoại, tiếp nhận chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác sẽ có ý nghĩa quan trọng.

3 kịch bản tăng trưởng năm 2023

Dựa trên các kịch bản khác nhau gắn với bối cảnh kinh tế thế giới, chính sách kinh tế trong nước, CIEM đưa ra 3 kịch bản chính.

Kết quả dự báo một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô năm 2023

Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 ảnh 2

Nguồn: Dự báo từ mô hình kinh tế lượng vĩ mô sử dụng số liệu năm

Kịch bản 1 được xây dựng dựa trên giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế, và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối các năm 2021-2022. Trong kịch bản này, Việt Nam có nỗ lực giải ngân đầu tư công, song chỉ đạt tỷ lệ trung bình của giai đoạn 2017-2022. Tốc độ tăng dư nợ tín dụng chỉ tăng ở mức tương đối khiêm tốn.

Kịch bản này đưa ra, tăng trưởng GDP dự báo chỉ đạt 5,34% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 5,64% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,43% so với năm 2022. Cán cân thương mại giữ được thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.

Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong Kịch bản 1 liên quan đến yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh về nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công bằng với mức cao nhất từng đạt được trong giai đoạn 2017-2022 (82%). Đáng lưu ý, kịch bản này không có thay đổi đáng kể về cải thiện các quy định về môi trường kinh doanh, cải cách thể chế nhằm mở rộng không gian kinh tế và năng suất lao động.

Trong Kịch bản 2, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 giảm 3,66% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 3,87% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.

So với Kịch bản 1, thì Kịch bản 2 có kết quả tích cực hơn ở cả tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại. Tuy vậy, lạm phát (theo CPI bình quân) trong Kịch bản 2 cũng cao hơn một chút so với Kịch bản 1.

Như vậy, chỉ tập trung vào nới lỏng tài khóa và tiền tệ mà không có các cải cách đủ kịp thời và căn bản đối với môi trường kinh doanh, thì hiệu quả đối với tăng trưởng kinh tế có phần hạn chế và sẽ đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn.

Trong Kịch bản 3, tăng trưởng GDP dự báo ở mức 6,46% trong năm 2023. Xuất khẩu cả năm 2023 chỉ giảm 2,17% so với năm 2022. Chỉ số CPI bình quân cả năm 2023 tăng 4,39% so với năm 2022. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.

Theo: thoibaonganhang.vn

Theo thoibaonganhang.vn
Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay