Chủ nhật, 19/01/2025
   

ADB tài trợ 20,5 tỷ USD cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2022

Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19, bất chấp những điều kiện bất lợi về kinh tế và khủng hoảng mới nảy sinh.

Trong năm 2022, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 20,5 tỷ USD từ nguồn vốn riêng của mình để giúp khu vực châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục phục hồi sau đại dịch COVID-19, bất chấp những điều kiện bất lợi về kinh tế và khủng hoảng mới nảy sinh.

Kết quả hoạt động và kết quả tài chính được công bố ngày 24/4 trong Báo cáo thường niên 2022 của ADB. Báo cáo này tóm tắt cách thức ngân hàng kết hợp giữa tài chính và tri thức, đồng thời phát huy các mối quan hệ đối tác để giúp khu vực ứng phó với những cú sốc kinh tế trầm trọng hơn do cuộc xung đột Nga - Ukraine, khủng hoảng lương thực đang xấu đi và những hiện tượng thời tiết cực đoan.

Chủ tịch ADB, ông Masatsugu Asakawa, cho biết: “Hỗ trợ của chúng tôi trong năm 2022 đã giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của mình vượt qua được tác động tức thời của các cuộc khủng hoảng này, trong khi củng cố khả năng thích ứng trong dài hạn của họ trong những lĩnh vực trọng yếu như biến đổi khí hậu và an ninh lương thực”.

Con số 20,5 tỷ USD bao gồm các khoản vay và bảo lãnh, viện trợ không hoàn lại, đầu tư cổ phần và hỗ trợ kỹ thuật được cung cấp cho các chính phủ và khu vực tư nhân. ADB đã huy động thêm 11,4 tỷ USD vốn đồng tài trợ.

ADB đã cam kết 6,7 tỷ USD vốn tài trợ cho lĩnh vực giảm thiểu và thích ứng khí hậu trong năm 2022, đạt được tiến triển hướng tới mục tiêu cung cấp 100 tỷ USD tài trợ khí hậu lũy kế trong giai đoạn 2019-2030.

Để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng trong khu vực, ADB đã cung cấp 3,7 tỷ USD trong khuôn khổ chương trình an ninh lương thực trị giá 14 tỷ USD của mình, cung cấp cứu trợ lương thực thiết yếu cho những người cần hỗ trợ nhất và tăng cường các hệ thống sản xuất lương thực.

Để hỗ trợ phục hồi kinh tế, ADB đã tài trợ cho các hoạt động cải cách thể chế, tăng cường cung cấp dịch vụ công và tăng trưởng trong những ngành kinh tế then chốt. Các cam kết trị giá 3,9 tỷ USD của ADB dành cho khu vực tư nhân bao gồm hỗ trợ thanh khoản thiết yếu cho những doanh nghiệp đang đối mặt với môi trường kinh doanh khó khăn.

Đồng thời, ngân hàng đã đầu tư trên diện rộng vào cơ sở hạ tầng chất lượng cũng như giáo dục, y tế và các lĩnh vực xã hội khác, góp phần vào việc xây dựng khả năng thích ứng toàn diện của nền kinh tế.

Thúc đẩy bình đẳng giới vẫn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của ADB, với 97% các hoạt động của ngân hàng trong năm 2022 có đóng góp cho chương trình nghị sự này. Các hoạt động bao gồm những sáng kiến tăng cường khả năng tiếp cận việc làm có chất lượng của phụ nữ, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của phụ nữ, và xây dựng khả năng chống chịu của phụ nữ trước biến đổi khí hậu.

Báo cáo thường niên 2022 cung cấp thông tin chi tiết về việc ADB đang thay đổi ra sao để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu phức tạp và đang thay đổi của các quốc gia thành viên đang phát triển. Hoạt động này bao gồm các biện pháp nhằm khai mở những nguồn lực lớn hơn để hỗ trợ sự phát triển của khu vực thông qua một đánh giá đang được triển khai để rà soát khuôn khổ an toàn vốn của ngân hàng, cũng như những cải cách tổ chức mang tính cấu trúc và phi cấu trúc, được định hướng bởi một mô hình hoạt động mới.

Ông Asakawa chia sẻ: “Tôi tin tưởng rằng, những cải cách này sẽ bảo đảm ADB mang lại tác động lớn hơn cho khu vực, bao gồm thông qua việc mở rộng quy mô tài trợ khí hậu, huy động đầu tư tư nhân lớn hơn, và cung cấp các giải pháp phát triển với phạm vi rộng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Theo thoibaonganhang.vn

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Điển hình cải cách thể chế và thủ tục hành chính

    Tại phiên họp thứ 9 Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) được đánh giá là một mô hình hay, điển hình về cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong năm 2024.

  • LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    LPBank sẽ phát hành 4.000 tỷ đồng trái phiếu

    Ngân hàng TMCP Lộc Phát (LPBank) vừa công bố kế hoạch phát hành tổng cộng 4.000 tỷ đồng trái phiếu, được chia thành 2 đợt, với đợt 1 phát hành 3.000 tỷ đồng và đợt 2 phát hành 1.000 tỷ đồng, nhằm nâng cao năng lực tài chính, tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn cung ứng vốn cho nền kinh tế, đồng thời gia tăng cơ hội đầu tư an toàn, sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng.

  • NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    NAPAS tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025

    Ngày 14/1, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2025. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Hiệp hội ngân hàng,…

  • Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng nói về việc nhận chuyển giao GPBank

    Ông Ngô Chí Dũng chia sẻ tại sự kiện: Đây nhiệm vụ quan trọng và có rất nhiều thách thức, VPBank sẽ tập trung nguồn lực, nhân sự của cả hệ thống...

  • TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

    TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC (Mỹ) và JICA (Nhật Bản), nhằm thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam.

  • Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Nam A Bank giữ đà tăng trưởng ổn định, quản trị rủi ro hiệu quả

    Kết thúc năm 2024, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) với kết quả kinh doanh đã ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, chất lượng tài sản gia tăng, các chỉ số huy động và dư nợ tín dụng đều đạt hiệu quả tốt.

  • NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    NCB chốt ngày họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025

    Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB, mã chứng khoán: NVB) vừa công bố về ngày đăng ký cuối cùng tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.

  • Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc đối với GPBank và DongA Bank

    Ngày 17/01/2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Lễ công bố Quyết định chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Thương mại TNHH Đông Á (DongA Bank) cho Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank).

  • Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngân hàng tăng “hút vốn” đầu năm

    Ngay từ đầu năm 2025, nhiều NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửi, triển khai các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Từ đầu tháng 1/2025 đến nay, đã có ít nhất 7 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong đó có Agribank, Bac A Bank, NCB, Eximbank, KienlongBank...

  • Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Chủ tịch Ngân hàng CB làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank

    Ngân hàng Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân - Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) - giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Vietcombank.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay