Thứ ba, 16/07/2024
   

5 ngân hàng hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có vốn chủ sở hữu trên 100.000 tỷ đồng

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của các tổ chức tín dụng cho thấy, tính đến ngày 30/9/2022, đã có 5 ngân hàng thương mại là Hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có vốn chủ sở hữu đạt trên 100.000 tỷ đồng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2022 của các tổ chức tín dụng cho thấy, tính đến ngày 30/9/2022, đã có 5 ngân hàng thương mại là Hội viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có vốn chủ sở hữu đạt trên 100.000 tỷ đồng.

Theo đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) đang là ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao nhất hệ thống, đạt hơn 128.000 tỷ đồng, tăng thêm hơn 19.200 tỷ đồng so với đầu năm, (tương ứng mức tăng 17,6%). Trước đó, Vietcombank cũng là ngân hàng đầu tiên có vốn chủ sở hữu vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Hiện vốn điều lệ của Vietcombank ở mức 47.325 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với đầu năm. Lợi nhuận chưa phân phối đạt hơn 57.700 tỷ đồng.

Đứng thứ 2 trong danh sách là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), với vốn chủ sở hữu vượt mốc 100.000 tỷ đồng vào cuối quý 2/2022 và tiếp tục tăng lên gần 110.000 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022. Trong 9 tháng đầu năm, vốn chủ sở hữu của Techcombank tăng thêm hơn 16.800 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của Techcombank ở mức 35.172 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối lên tới 64.059 tỷ đồng, cao nhất trong các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

Đứng thứ 3 trong danh sách là Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank),  được ghi nhận có vốn chủ sở hữu hợp nhất đạt hơn 106.000 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cuối năm 2021. Vốn điều lệ VietinBank đạt 48.057 tỷ đồng. Lợi nhuận chưa phân phối gần 34.000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh khả quan đã giúp vốn chủ sở hữu của VietinBank tiếp tục tăng lên. 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 15.764 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ.

Đứng thứ 4 trong danh sách là Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng vượt mốc 100.000 tỷ đồng về vốn chủ sở hữu vào cuối quý 3/2022, đạt 102,36 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6% so với cuối năm 2021. Vốn điều lệ của VPBank đạt 45.056 tỷ đồng vào cuối quý 3/2022. Dự kiến trong tháng 11/2022, sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên 67.000 tỷ đồng, thuộc nhóm ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Lợi nhuận chưa phân phối của VPBank hiện đạt hơn 38.375 tỷ đồng, tăng 71% so với đầu năm. VPBank có kết quả kinh doanh  tích cực trong năm nay, với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 19.800 tỷ đồng, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2021.

Ngân hàng thứ 5 gia nhập “câu lạc bộ 100.000 tỷ” là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), có vốn chủ sở hữu đã tăng 16,9% trong 9 tháng đầu năm lên 100.925 tỷ đồng. Hiện BIDV có vốn điều lệ cao nhất hệ thống với 50.585 tỷ đồng, lợi nhuận chưa phân phối ở mức 20.593 tỷ đồng. Trong quý 3 vừa qua, BIDV báo lãi trước thuế đạt 6.673 tỷ đồng, gấp 2,5 lần quý 3/2021. Theo đó, lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt hơn 17.676 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ.

 

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay