Ngày 09/11/2021, báo Dân trí tổ chức tọa đàm (trực tuyến) “Vốn vay lãi suất thấp, cứu tinh cho doanh nghiệp trong đại dịch” với sự nội dung chính là ngành Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong địa dịch Covid-19. Khách mời tham gia tọa đàm có ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam; ông Phạm Tiến Trình, Trưởng Ban Chính sách tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) và chuyên gia Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Tại buổi tọa đàm, các khách mời đã trao đổi, chia sẻ thẳng thắn về cơ chế tín dụng của ngành Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài trong gần 2 năm qua; đồng thời trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai thực hiện các Thông tư 01, 03, 14 của Ngân hàng Nhà nước về cơ cấu lại nợ, thời hạn trả nơ, giảm lãi suất cho vay…
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Nguyễn Quốc Hùng cho biết, vừa qua, Hiệp hội ngân hàng kêu gọi ngân hàng cam kết giảm lãi phí, các ngân hàng cũng cam kết giảm lãi hơn 20.000 tỷ đồng.Trong số đó giảm nhiều nhất là Agribank với tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 4.726 tỷ đồng; với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,06 triệu tỉ đồng cho trên 3 triệu khách hàng. Từ giờ đến cuối năm khoảng 2.000 tỷ đồng nữa là đủ chỉ tiêu.Tổng cộng đến thời điểm này các TCTD giảm 12.600 tỷ đồng. Số liệu này là thực, không phải trên tivi, là số liệu thật trên bảng cân đối. Kỳ này rất quyết liệt, tích cực, Hệ thống NH hỗ trợ cả phí, lãi. Họ đã dành nguồn lực của mình.
Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, nhiều ngân hàng đi trước 1 bước, thúc đẩy chuyển đổi số, thúc đẩy chương trình thanh toán không tiền mặt trong đại dịch Covid-19, thu được nhiều tiền dịch vụ, từ đó có cơ sở để hỗ trợ DN. Dịch bệnh nhưng lại là đồng lực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn. Thời gian tới các TCTD vẫn phải tiếp tục xem xét cơ cấu kỳ hạn nợ, miễn giảm lãi, đồng hành với khách hàng, vượt qua đại dịch. Bên cạnh hỗ trợ DN thì nhu cầu vốn của NH rất cần.
Trả lời thắc mắc nợ dưới chuẩn thì giải quyết thế nào? Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho rằng, nếu vận dụng mà sai luật thì không dám làm. Nếu không có cơ sở pháp lý thì các tổ chức tín dụng sẽ rất thận trọng.Do ảnh hưởng của dịch, doanh nghiệp không có dòng tiền, không có doanh thu, thậm chí thua lỗ, không có tài sản đảm bảo; nếu chuẩn theo điều kiện, nguyên tắc thì muốn vay cũng không thể vay được.
Vì thế, ngay từ đầu năm 2020, hồi tháng 3 sau ít thời gian dịch bùng phát là Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01, kèm theo là các chính sách, quy địnhxem xét tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cho chính các tổ chức tín dụng. Bước sang 2021, từ tháng 2 đến nay Ngân hàng Nhà nước đã2 lầnsửa đổi Thông tư 01 cho thấy diễn biến dịch bệnh phức tạp tác động lớn tới sản xuất kinh doanh, phải kịp thời sửa đổi chính sách cho phù hợp. Cùng chính sách cho các khoản vay mới được áp dụng, việc giảm lãi, phí được triển khai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng.
Thông tin thêm về tốc độ tăng trưởng tín dụng? Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàngcho biết, trước khi xảy ra đợt bùng phát lần 4, tốc độ tăng tín dụng diễn ra rất tốt. Nhưng sau lần thứ 4, đặc biệt tháng 7 vừa qua dư nợ lại không tăng. Công ty tài chính tín dụng cho vay tiêu dùng cũng không tăng được. Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng trong đợt dịch thứ 4 này gần như không tăng được.
Đúng như các vị khách mời đánh giá, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh. Nền kinh tế đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, mô hình 3 tại chỗ cũng không thể duy trì được dẫn tới phải dừng hoạt động, lao động mất việc làm. Mặc dù Chính phủ có nhiều chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ nhóm yếu thế nhưng về cơ bản, các cơ chế chính sách đó mới chỉ giải quyết phần nào các khó khăn. Thời gian tới, dịch bệnh được đẩy lùi nhưng chúng ta đang phải sống chung với Covid-19 trong trạng thái bình thường mới, vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, trong bối cảnh như vậy thì tăng trưởng tín dụng là vấn đề quan trọng.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàngnhận định, cần phải có giải pháp chính sách tài khóa quyết liệt, hỗ trợ cho chính doanh nghiệp để vực dậy những doanh nghiệp có khả năng phục hồi được, ổn định sản xuất. Những doanh nghiệp mà có thể phục hồi được thì có thể được bảo lãnh. Nếu không có chính sách phù hợp trong bối cảnh đặc thù hiện nay thì cả doanh nghiệp, ngân hàng đều khó. Xem tọa đàm tại đây.