Thứ hai, 28/04/2025
   

Thúc đẩy tín dụng cần hài hòa với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống tổ chức tín dụng

Ngày 5/5, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế, xã hội trong tháng 4/2023, 4 tháng đầu năm và những giải pháp trong thời gian tới. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dự và có bài phát biểu tại phiên họp.

Ngày 5/5, Chính phủ họp phiên thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế, xã hội trong tháng 4/2023, 4 tháng đầu năm và những giải pháp trong thời gian tới. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dự và có bài phát biểu tại phiên họp.

Thuc day tin dung can hai hoa voi muc tieu dam bao an toan he thong

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại phiên họp (Ảnh: Dương Giang)

Trong 4 tháng đầu năm, bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi không chắc chắn, tiềm ẩn rủi ro suy thoái kinh tế, rủi ro ngân hàng khiến các NHTW chậm lại đà tăng lãi suất, chỉ số USD hạ nhiệt…, đan xen thuận lợi, khó khăn tác động tới kinh tế, tiền tệ trong nước. Trước bối cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, sát sao, toàn diện các mặt hoạt động để tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế. Từ góc độ hoạt động ngân hàng, một số vấn đề được Thống đốc nêu và phân tích như sau:

Thứ nhất, về việc điều hành chính sách tiền tệ để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối. Trong 4 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều tiết tiền tệ phù hợp, điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kêu gọi các NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Về tín dụng, theo Thống đốc, đến 25/4, tín dụng tăng 2,75% so với cuối năm ngoái. Tín dụng tăng chậm trong bối cảnh đầu năm không chịu hạn chế bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng và trong điều kiện thanh khoản hệ thống các tổ chức tín dụng được cải thiện. Điều đó cho thấy sức hấp thụ vốn thấp, nguyên nhân có thể kể đến là: Các doanh nghiệp không có đầu ra, đơn hàng giảm nên nhu cầu và vốn giảm, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng do suy yếu trong thời gian chịu tác động bởi Covid-19 nên không đủ điều hiện vay vốn; Tín dụng bất động sản gặp khó khăn chủ yếu do yếu tố pháp lý nên tăng không cao như thời gian trước đây (tín dụng bất động sản tăng 3,51%);

Đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn các ngân hàng, 4 NHTM nhà nước đã chuẩn bị vốn để sẵn sàng cho vay khi các địa phương công bố các dự án (Bộ xây dựng đã có văn bản hướng dẫn các địa phương về tiêu chí, điều kiện để xác định dự án).

Về tỷ giá và thị trường ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát tình hình, chủ động điều hành trên cơ sở kết hợp các công cụ chính sách tiền tệ với điều hành linh hoạt tỷ giá trung tâm. Kết quả cho thấy về cơ bản, tỷ giá được ổn định, Ngân hàng Nhà nước mua khoảng 6 tỷ USD từ đầu năm tới nay. Điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đưa tiền ra nền kinh tế cùng với các kênh khác của chính sách tiền tệ.

Thứ hai, các nhiệm vụ khác được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục triển khai như thực hiện các công việc liên quan đến tái cơ cấu ngân hàng, chủ trì xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật tổ chức tín dụng; tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính (vừa qua Ngân hàng Nhà nước đứng đầu trong Bảng xếp hạng chỉ số PAR index, đây là năm thứ 7 Ngân hàng Nhà nước đứng đầu trong Bảng xếp hạng).

Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục triển khai các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06. Vừa qua, Bộ Công An và Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp chặt chẽ, triển khai nhiều công việc quan trọng, tiến hành ký kết Kế hoạch triển khai Đề án này trong thời gian tới.

Thứ ba, về kiến nghị, Thống đốc có 2 kiến nghị. Trước hết, theo Thống đốc, cần có giải pháp để khai thác cầu nội địa nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phục thuộc rất lớn vào xuất khẩu (cầu nước ngoài, tỷ lệ Xuất khẩu/GDP gần 100%) nên trong điều kiện các nước vẫn còn thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì khả năng cải thiện cầu nước ngoài không thể nhanh được.

Số liệu cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn có mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, loại trừ giá tăng 8,3% trong khi 4 tháng năm 2022 chỉ tăng 3,9% (khách quốc tế đến Việt Nam tăng 19,2 lần cùng kỳ năm ngoái). Đây là yếu tố giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thời gian qua và cần được quan tâm khai thác cầu nội địa.

Bên cạnh đó, Thống đốc cũng cho rằng, việc thúc đẩy tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cần hài hòa với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng. Thời gian qua, tín dụng tăng chậm không chỉ ở Việt Nam; khi các ngân hàng Mỹ sụp đổ, lan sang châu Âu, các ngân hàng tại nhiều quốc gia cũng thận trọng hơn khi cho vay, để đảm bảo thanh khoản, sẵn sàng chi trả cho người gửi tiền.

Theo đánh giá của một số nhà phân tích, sự sụp đổ của SVB và First Republic Bank - hai ngân hàng Mỹ có quy mô tổng tài sản trên 200 tỷ USD- không phải do thua lỗ. Hai ngân hàng này đã có lãi ít nhất trong 53 quý liên tục kể từ năm 2010 đến nay, với nợ xấu thấp dưới 0,2%, giá trị trích lập dự phòng rủi ro gấp 4,6 lần quy mô nợ xấu).

Nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ chính là các ngân hàng này đầu tư vào các tài sản kỳ hạn dài, dễ mất giá trong môi trường lãi suất tăng. Bởi vậy, đối với trường hợp của Việt Nam, không nên dựa quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là tín dụng dài hạn, mà thay vào đó, để thúc đẩy tăng trưởng cần thúc đẩy đầu tư công và các nguồn vốn khác để đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô, tiền tệ.

Theo SBV

  • ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    ĐHĐCĐ Vietcombank 2025: Thông qua kế hoạch phát hành hơn 543 triệu cổ phiếu riêng lẻ, bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát

    Ngày 26/4/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã: VCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (ĐHĐCĐ) tại Trường Đào tạo & Phát triển nguồn nhân lực Vietcombank, khu đô thị Ecopark, Hưng Yên. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung trọng yếu liên quan đến kiện toàn nhân sự lãnh đạo, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ và định hướng, kế hoạch kinh doanh 2025.

  • HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    HDBank cùng khách hàng chung tay hiến máu vì cộng đồng

    Sáng 25/04/2024, tại Hội sở Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank), chương trình “Hiến máu tình nguyện đợt 1-2025” đã thu hút 161 cán bộ nhân viên ngân hàng khu vực TP. Hồ Chí Minh và khách hàng tham gia.

  • Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Nam A Bank nhận 10 triệu USD từ GCPF

    Ngày 25/04/2025, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã chứng khoán: NAB) nhận khoản giải ngân 10 triệu USD từ Quỹ Hợp tác Khí hậu Toàn cầu (GCPF) - Global Climate Partnership Funds, nâng tổng số dư huy động vốn nước ngoài lên hơn 110 triệu USD.

  • VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    VietinBank hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Lai Châu

    Ngày 24/4/2025, tại xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Bộ Công an và tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ trao tặng kinh phí do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và các đơn vị đồng hành hỗ trợ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

  • Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Voice OTT: Thông báo biến động số dư trên Co-opBank Mobile Banking

    Từ 26/4/2025, ứng dụng Co-opBank Mobile Banking chính thức tích hợp tính năng thông báo biến động số dư bằng giọng nói (Voice OTT), mang đến cho khách hàng trải nghiệm giao dịch hiện đại và tiện lợi hơn bao giờ hết.

  • Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Agribank đồng hành kiến tạo, vững bước tương lai

    Hòa chung không khí tự hào kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2025), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) khẳng định vị thế là trụ cột vững chắc trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam.

  • Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng vào HĐQT Vietcombank

    Bà Hoàng Thanh Nhàn, nguyên Tổng biên tập Thời báo Ngân hàng được bầu vào Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank nhiệm kỳ 2023-2028.

  • Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Tiền gửi vào ngân hàng sụt giảm trong 3 tháng đầu năm 2025

    Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong tháng 1/2025, tổng huy động vốn từ Dân cư và Tổ chức kinh tế của toàn hệ thống ngân hàng đạt 14,62 triệu tỷ đồng, giảm 0,75% so với cuối năm 2024. Tính đến cuối năm 2024, huy động vốn thấp hơn gần 1 triệu tỷ đồng so với tín dụng (15,7 triệu tỷ đồng).

  • KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    KienlongBank thông qua kế hoạch tăng trưởng 24% năm 2025

    Ngày 25/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông, thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng 24% trong năm 2025, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số và phát triển bền vững.

  • Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Tín dụng xanh: “Chìa khóa” trong chiến lược phát triển tài chính bền vững

    Nhằm làm rõ vai trò của tín dụng xanh trong quá trình chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, ngày 25/4/2025 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp Báo Lao Động tổ chức Hội thảo “Khơi thông dòng vốn tín dụng xanh”. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội thảo.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay