Thứ hai, 17/06/2024
   

Sửa quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc LienVietPostBank

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 43/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức và hoạt động của phòng giao dịch bưu điện trực thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank).

Dự thảo Thông tư được xây dựng theo định hướng LienVietPostBank không được thành lập mới phòng giao dịch bưu điện; không nâng cấp phòng giao dịch bưu điện; kể từ ngày Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm; Phòng giao dịch bưu điện bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi đã chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Theo đó, đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó và đến hạn trả, LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện phải có biện pháp chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng và chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch bưu điện. Trong trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn do nguyên nhân khách quan, LienVietPostBank tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật.

Vì vậy, dự thảo sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (Điều 4 của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN). Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ủy quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch bưu điện như:

Chấp thuận hoặc không chấp thuận việc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trên địa bàn; Xác nhận đủ điều kiện hoạt động tại địa điểm mới đối với phòng giao dịch bưu điện thay đổi địa điểm trên địa bàn; Bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch bưu điện trên địa bàn.

Ngoài ra, kể từ ngày Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam thoái vốn xuống dưới mức 5% vốn điều lệ của LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện không được thực hiện hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm đã nhận trước đó và đến hạn trả, LienVietPostBank, phòng giao dịch bưu điện phải có biện pháp chi trả hết tiền gửi tiết kiệm của khách hàng. Trường hợp không chi trả hết tiền gửi tiết kiệm đến hạn do nguyên nhân khách quan, LienVietPostBank tiếp nhận và xử lý theo quy định pháp luật.

Điều kiện hoạt động phòng giao dịch bưu điện, phải có tối thiểu 03 (ba) người, trong đó có 01 (một) người là kiểm soát viên hoặc chức danh tương đương làm nhiệm vụ kiểm soát và phê duyệt các giao dịch hàng ngày phải là nhân sự của LienVietPostBank…

Đặc biệt, dự thảo cũng bãi bỏ khoản 1 các Điều 5, 9, 11, 17 và 18 của Thông tư số 43/2015/TT-NHNN.

Chi tiết dự thảo xem tại đây và bản so sánh xem tại đây.

T.H

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay