Thứ tư, 22/01/2025
   

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến để đánh giá kết quả thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 2023 và quán triệt nội dung Chương trình THTK, CLP năm 2024. Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị.
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú chủ trì Hội nghị
Tham dự Hội nghị trực tuyến tại các điểm cầu có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc NHNN Trung ương, NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam, Nhà máy in tiền Quốc gia…

Tiết kiệm, chống lãng phí là hoạt động thường xuyên, quan trọng

Phát biểu khai mạc Hội nghị, dẫn chứng một loạt văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về THTK, CLP trong năm 2023, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định và nhấn mạnh, THTK, CLP là hoạt động thường xuyên và quan trọng. Chính vì vậy, thời gian qua luôn được NHNN quán triệt chặt chẽ tới từng đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. Công tác THTK, CLP ngày càng được chú trọng hơn trong hoạt động quản lý của hệ thống NHNN, hoạt động kinh doanh của các TCTD, các NHTM có vốn nhà nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, để triển khai kịp thời, nghiêm túc Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP. Trong đó đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu tiết kiệm và các biện pháp thực hiện đảm bảo sát với nội dung quy định của Nhà nước về THTK, CLP, phù hợp với định hướng phát triển của Ngành và cụ thể trong các lĩnh vực để thuận tiện cho các đơn vị trong Ngành triển khai thực hiện.Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, để triển khai kịp thời, nghiêm túc Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 2023 và giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, Thống đốc NHNN đã ban hành Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP. Trong đó đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, chỉ tiêu tiết kiệm và các biện pháp thực hiện đảm bảo sát với nội dung quy định của Nhà nước về THTK, CLP, phù hợp với định hướng phát triển của Ngành và cụ thể trong các lĩnh vực để thuận tiện cho các đơn vị trong Ngành triển khai thực hiện.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến về công tác thực hành tiết kiệm chông lãng phí trong ngành ngân hàng năm 2024
Toàn cảnh Hội nghị

Báo cáo thêm về kết quả triển khai Chương trình hành động của ngành Ngân hàng về THTK, CLP năm 2023, Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán Nguyễn Hồng Vân cho biết, công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức pháp luật về THTK, CLP cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Ngân hàng được chú trọng, quan tâm, tổ chức dưới nhiều hình thức. Cụ thể thông qua Hội nghị trực tuyến quán triệt Chương trình hành động của Ngành; các đơn vị truyền thông của ngành như Thời báo Ngân hàng, Cổng Thông tin điện tử NHNN... đã tích cực đưa tin, bài về chủ trương quan trọng này...

Các đơn vị thuộc NHNN đã thực hiện nghiêm túc quy định, xây dựng kế hoạch tiết kiệm cụ thể, sát với kế hoạch giao khoán theo từng lần của NHNN và sử dụng trong phạm vi kinh phí được giao. Kết quả chỉ đạo của Thống đốc NHNN, thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm, đảm bảo không vượt phạm vi kinh phí thường xuyên được giao khoán. Kết quả chấm điểm tiết kiệm chi thường xuyên của các đơn vị NHNN theo quy định tại Quyết định 117/QĐNHNN tương đối tốt so với các năm trước. Có 77/79 đơn vị đạt kết quả chấm điểm trên 80 điểm.

Việc quản lý, sử dụng tài sản công tiếp tục được thực hiện theo đúng quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài sản công. NHNN đã rà soát, cắt giảm chưa đưa vào kế hoạch mua sắm 85 tài sản.

Việc quản lý, thực hiện đầu tư xây dựng công trình của NHNN được thực hiện theo đúng các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định 40/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.

Bên cạnh đó, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và các Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, NHNN đã rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị để tiến hành sắp xếp, điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo bộ máy tổ chức gọn nhẹ, thực hiện tốt nhất chức năng nhiệm vụ được giao; Tiếp tục chủ động cân đối quản lý biên chế một cách tiết kiệm, nghiêm túc quán triệt chỉ sử dụng trong phạm vi biên chế được Bộ Nội vụ giao. Đồng thời, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị và các Nghị định liên quan đến chính sách tinh giản biên chế…

Mặt khác, NHNN tiếp tục triển khai, thực hiện tốt quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các TCTD, TCTC và doanh nghiệp do NHNN quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của NHNN.

Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán Nguyễn Hồng Vân báo cáo tại Hội nghị
Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán Nguyễn Hồng Vân báo cáo tại Hội nghị

Ngoài ra, trong năm 2023, các TCTD, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý đã thực hiện THTK, CLP khá hiệu quả. Các đơn vị đã triển khai áp dụng nhiều biện pháp nhằm tiết giảm triệt để các khoản chi phí hoạt động.

Song song với đó, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được NHNN đẩy mạnh triển khai bám sát chỉ đạo của Chính phủ. Năm 2023, NHNN đã ban hành và triển khai các kế hoạch về CCHC; kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trong hoạt động của NHNN. Đồng thời, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh đối với 10 quy định, NHNN đã trình ban hành/ban hành 02 Nghị định và 07 Thông tư, cắt giảm, đơn giản hóa 33 TTHC. Cơ chế một cửa NHNN tiếp tục được đổi mới, hiện đại hóa; đẩy mạnh số hóa, điện tử hóa quy trình, các thành phần hồ sơ, văn bản hình thành trong quá trình giải quyết TTHC và kết quả giải quyết TTHC; triển khai bộ nhận diện thương hiệu tại 64/64 Bộ phận một cửa của NHNN. NHNN đã hoàn thiện việc triển khai, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí giải quyết TTHC qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp tục tiến hành nâng cấp 25 TTHC lên dịch vụ công 11 toàn trình.

Theo kết quả công bố Chỉ số CCHC (Par Index) năm 2022 của Bộ Nội vụ, NHNN đứng thứ nhất về chỉ số Par Index và lần thứ 7 dẫn đầu các Bộ về chỉ số này. Kết quả xếp hạng cho thấy những nỗ lực quyết tâm không ngừng của NHNN để chủ động kịp thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách đột phá, đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh; đồng thời, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, góp phần khôi phục và phát triển sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và tạo nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô.

Các đơn vị trong toàn Ngành đã tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát THTK, CLP. Nhìn chung, các đơn vị được thanh tra, kiểm toán chấp hành đúng quy định về công tác THTK, CLP.

Hội nghị cũng đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024 như sau: (i) Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng năm 2024, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Chỉ thị số 01/CTNHNN ngày 15/01/2024 của Thống đốc NHNN; (ii) Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 74/2022/QH15 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK, CLP; (iii) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hiện triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; (iv) Đẩy mạnh triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, xác định đây là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung ưu tiên trong chỉ đạo điều hành, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị; (v) Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định của NHNN về quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng, quản lý, giám sát tài chính của chủ sở hữu nhà nước tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và doanh nghiệp do NHNN quản lý… theo các quy định mới của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính; (vi) Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hoá, thoái vốn; nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; (vii) Nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp về THTK, CLP…

Chi tiêu cần thực hiện một cách hài hòa

Kết luận Hội nghị, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đánh giá cao báo cáo kết quả triển khai công tác thực hiện kế hoạch chi tiêu tiết kiệm của các đơn vị từ Trung ương đến Chi nhánh, đã có trách nhiệm với kế hoạch hoạt động của ngành Ngân hàng cũng như mục tiêu phát triển của đất nước liên quan đến công tác THTK, CLP.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thống đốc yêu cầu, các đơn vị tiếp tục tuân thủ nguyên tắc, quy định của Nhà nước; Rà soát, nghiên cứu, cập nhật các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN về THTK, CLP. Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Ngân hàng cần nâng cao ý thức trách nhiệm về việc tiết kiệm trong sinh hoạt và trong hoạt động nghiệp vụ. Việc chi tiêu cần thực hiện một cách hài hòa với hai mục tiêu chính: Đảm bảo công tác điều hành nghiệp vụ ngân hàng, hiệu suất kinh doanh (đối với các NHTM) và đảm bảo đời sống cán bộ, người lao động.

Đối với các Vụ, Cục, đơn vị và NHNN Chi nhánh tỉnh/thành phố, Phó Thống đốc yêu cầu, cần tập trung triển khai, xây dựng kế hoạch dài hạn đối với công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động thực hiện THTK, CLP. Chi phí chi tiêu liên quan đến đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công phải thực hiện theo quy định, tài sản không còn nhu cầu sử dụng cần được kiểm tra và xử lý. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, cần đảm bảo nguyên tắc chi tiêu, tăng cường mức độ tự chủ tài chính.

Phó Thống đốc cũng yêu cầu các NHTM cần xem xét cắt giảm khoản chi chưa thực sự cần thiết, thực hiện chính sách chi tiêu thiết thực, đồng thời triển khai công tác an sinh xã hội theo đúng chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành Ngân hàng. Các NHTM Nhà nước thực hiện nghiêm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính đã được phê duyệt.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay