Chủ nhật, 13/10/2024
   

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Nới room tín dụng để hỗ trợ các lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế

Ngày 8/12, trao đổi với báo chí, Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5-2% vừa qua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực, mở rộng tín dụng đối với những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần

Ngày 8/12, trao đổi với báo chí, Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5-2% vừa qua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực, mở rộng tín dụng đối với những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.

Hiệp hội Ngân hàng họp các TCTD bàn về lãi suất và giải pháp hỗ trợ thanh khoản

Hiệp hội Ngân hàng kêu gọi hội viên tăng cường hợp tác, chung tay vượt khó khăn

Thưa ông, vì sao Ngân hàng Nhà nước lại lựa chọn thời điểm ngày 5/12 để tăng room tín dụng?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Thời điểm này Ngân hàng Nhà nước quyết định nới room tín dụng 1,5-2% để có khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế lúc này.

Thời điểm quý III/2022, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi, hơn nữa thanh khoản của một ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng. Đồng thời, thời điểm đó vẫn cần đảm bảo được tất các các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. Chính vì thế, quý III/2022 chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.

Còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tác động của kinh tế thế giới với Việt Nam cũng đã dịu bớt, đặc biệt. Thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, một số chỉ tiêu vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích cực.

Chính vì thế, Ngân hàng Nhà nước cũng đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

pho thong doc dao minh tu2

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Vì sao có những ngân hàng được nới room tín dụng 1,5%, có ngân hàng 2% và có ngân hàng lại không được nới room tín dụng thưa ông?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Việc phân bổ room tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. Trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. Nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.

Một số ngân hàng không hẳn đã hết dư địa tín dụng bởi dư địa tín dụng của năm 2022 đã được phân bố chung cho cả nước là 14% thì một số ngân hàng thương mại vẫn còn (ví dụ như Agribank dư địa tín dụng còn khá dồi dào) nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này hoặc một ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì Ngân hàng Nhà nước thấy rằng, cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…

Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Với mức tăng 1,5%-2% sẽ có khoảng bao nhiều tiền được đưa vào nền kinh tế?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Mức nới room trên tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế, đến thời điểm hiện nay tăng trưởng tín dụng 12,2%. Như vậy, room tín dụng mà theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14% vẫn còn 1,8%, cộng gần 2% tăng thêm, như vậy có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian cuối năm, kể cả qua Tết Nguyên đán.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Có thể nói là dư địa khá lớn cho các ngân hàng thương mại cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, nền kinh tế.

Nhưng điều quan trọng có room tín dụng, nhưng các ngân hàng thương mại cũng phải chủ động tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để tạo nguồn cho vay và Ngân hàng Nhà nước cũng tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng này. Ngân hàng Nhà nước cũng sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại để có điều kiện có nguồn vốn cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước kiểm soát ra sao để tín dụng không đổ vào lĩnh vực không khuyến khích?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đối tượng Ngân hàng Nhà nước muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, phụ tùng thay thế, đặc biệt là lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.

Bên cạnh đó thời gian vừa qua Thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ nhu cầu thực của người dân. Từ trước đến nay, Ngân hàng Nhà nước luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho người dân tiếp cận vốn.

Chúng tôi dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những ngân hàng thương mại có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân đang giảm lãi suất hiện nay. Đây là một trong những chính sách để khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giảm lãi suất cho các doanh nghiệp, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này.

Trong thời gian vừa qua có ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay với mức khá lớn, Ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo như thế nào để việc giảm lãi suất này lan toả nhiều hơn trong hệ thống?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Ngân hàng Nhà nước giao cho Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, tất nhiên tuỳ mức độ khả năng năng lực tài chính của mỗi tổ chức tín dụng, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các ngân hàng thương mại tiếp tục chia sẻ, như trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua, sự chia sẻ của các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp là rất lớn.

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay, các ngân hàng vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của bản thân mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống. Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của Ngân hàng Nhà nước đặt ra xuất phát từ mục tiêu cuối cùng làm thế nào hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Nguồn: SBV

  • Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Tiếp tục tăng cường an ninh an toàn trong hoạt động thanh toán số

    Từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng sử dụng dịch vụ tài khoản thanh toán và thẻ không hoàn thành việc đối chiếu khớp đúng giấy tờ tùy thân và thông tin sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ giao dịch bằng phương thức điện tử.

  • 8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    8 kinh nghiệm từ quốc tế để ngân hàng Việt tiến tới Basel III

    Sáng 10/10, Viện Chiến lược ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) phối hợp cùng nhóm nghiên cứu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ “Nghiên cứu triển khai Basel III tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” tổ chức Hội thảo phổ biến kết quả nghiên cứu của đề tài. Đề tài do TS. Nguyễn Khương, Chuyên viên chính Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính, Ngân hàng Nhà nước làm chủ nhiệm.

  • VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    VRB cho doanh ngiệp vay ưu đãi VND với lãi suất chỉ từ 4,4%/năm

    Ngân hàng TMCP Liên doanh Việt - Nga (VRB) tiếp tục điều chỉnh chương trình ưu đãi lãi suất cho vay VND dành cho khách hàng doanh nghiệp, với lãi suất hấp dẫn hơn chỉ từ 4,4%/năm, đối tượng khách hàng đa dạng hơn, hướng tới hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp trong hành trình tiếp cận nguồn vốn kinh doanh.

  • MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    MB phát hành 3.105 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng đợt 2

    Từ 8/10 đến ngày 30/10/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chính thức phát hành trái phiếu ra công chúng MB TBond, với tổng giá trị chào bán đợt 2 lên đến 3.105 tỷ đồng, cho phép khách hàng đặt mua trái phiếu sơ cấp này trên nền tảng Digi Trading.

  • Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank

    Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Trung tâm RAR - Bộ Công an vừa qua đã chính thức ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ Định danh và xác thực điện tử qua VNeID trên App TPBank.

  • TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    TP. Hồ Chí Minh giải ngân hơn 83,4% gói tín dụng hơn 500 ngàn tỷ đồng

    Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, gói tín dụng ưu đãi do 17 tổ chức tín dụng cam kết thực hiện cho vay mới, giảm lãi vay cũ, gia hạn nợ… cho khách hàng trị giá 509.864 tỷ đồng đến nay đã giải ngân đạt tỷ lệ 83,4% quy mô gói tín dụng.

  • Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Agribank kỳ vọng cùng báo Tuổi Trẻ "Gieo mầm tri thức" lâu dài

    Sáng 8/10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Phú Nhuận (Agribank Phú Nhuận) tại TP. Hồ Chí Minh, đã trao cho đại diện báo Tuổi Trẻ số tiền 1,6 tỉ đồng để cùng làm chương trình “Gieo mầm tri thức” năm 2024.

  • Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Sửa quy định mở và sử dụng tài khoản bằng đồng VND đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam

    Ngân hàng nhà nước đang lấy ý kiến Dự thảo quy định về mở và sử dụng tài khoản bằng đồng Việt Nam (VND) để thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

  • Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Khơi thông mọi nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sau bão

    Tại Thông báo số 445/TB-VPCP ngày 1/10/2024 về kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các NHTMCP về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

  • Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Bảo vệ chủ thẻ giao dịch trực tuyến

    Theo Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, từ 1/10/2024, khi phát hành thẻ bằng phương thức điện tử, bên cạnh việc thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu nhằm nhận biết khách hàng, tổ chức phát hành thẻ còn phải thu thập thông tin sinh trắc học của chủ thẻ đối với khách hàng cá nhân, thông tin sinh trắc học của đại diện hợp pháp đối với khách hàng tổ chức.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay