Thứ tư, 22/01/2025
   

Nghìn tỷ đầu tư vào đồng ruộng, vuông tôm

Từ chủ trương của Chính phủ, ngân hàng nhà nước về hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất, nhất là cho lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và chế biến

Từ chủ trương của Chính phủ, ngân hàng nhà nước về hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi lãi suất, nhất là cho lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hoá xuất khẩu.

Nghin ty dau tu vao dong ruong vuong tom

Diện mạo nông nghiệp nông thôn đã được đổi thay nhờ đồng vốn ngân hàng

Không thiếu vốn cho tam nông

Hưởng ứng chỉ đạo của Chính phủ và ngân hàng nhà nước về tập trung nguồn vốn tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng đã khá tích cực trong việc đưa ra các gói tín dụng ưu đãi đặc thù.

Ông Phạm Toàn Vượng, Tổng giám đốc Agribank cho biết, hiện nay tổng nguồn vốn của ngân hàng này đầu tư cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm khoảng 30% tổng nguồn vốn đầu tư tín dụng trong lĩnh vực này của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng.

Ngoài các dự án lớn mà Agribank phối hợp với Bộ NN&PTNT (liên quan đến hỗ trợ chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải, cho vay theo chuỗi giá trị…) có giá trị đầu tư trên 2.700 tỷ đồng, Agribank cũng đang triển khai gói tín dụng ưu đãi quy mô 100.000 tỷ đồng và 500 triệu USD (áp dụng đến hết tháng 6/2023) để cho vay đối với các doanh nghiệp lĩnh vực tam nông với lãi suất thấp hơn từ 1-1,5%/năm so với các khoản vay thương mại khác.

Không chỉ Agribank, nhiều NHTM khác cũng đang tập trung nguồn vốn để triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, đồng thời hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp trong hoạt động thanh toán xuất, nhập khẩu. Đơn cử, BIDV hiện đang triển khai gói vay 20.000 tỷ đồng phục vụ khách hàng sản xuất kinh doanh thuộc “lĩnh vực xanh”. Theo đó, các doanh nghiệp có chứng chỉ tiêu chuẩn thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tốt (như VietGAP, GlobalGAP…) hoặc có các chứng chỉ chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chế biến thuỷ sản an toàn, tiêu chuẩn hữu cơ về trồng trọt, chăn nuôi… từ nay đến cuối năm đều có thể tiếp cận gói vay với lãi suất 7%/năm (với các khoản vay dưới 6 tháng) và 8%/năm (với các khoản vay từ 6-12 tháng).

Tương tự, đại diện VietinBank cho biết, trong tháng 6/2023 hệ thống các chi nhánh của ngân hàng này sẽ tập trung giải ngân mạnh gói vay 20.000 tỷ đồng, ưu đãi 2% lãi suất so với cho vay thông thường của ngân hàng này. Ưu đãi dành cho các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn như lúa, gạo, thủy sản, nông nghiệp.

Các NHTMCP khác như: NamABank, HDBank, KienlongBank… hiện cũng đều chủ động triển khai các gói tín dụng với lãi suất giảm 1%-2% cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay vốn sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi quy mô trang trại. Đại diện NamABank cho biết, gói tín dụng 1.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân, hợp tác xã liên kết sản xuất nông nghiệp xanh, nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (hạn mức vay 3 tỷ đồng/khách hàng, lãi suất từ 8,99%/năm) vẫn đang được ngân hàng giải ngân khá hiệu quả vào các mô hình nuôi tôm trang trại. Đại diện MB cho biết, từ nay đến cuối năm 2024, ngân hàng này sẽ tiếp tục “bơm” nguồn vốn lớn theo thỏa thuận về gói tín dụng 12.000 tỷ đồng ký giữa ngân hàng này với các doanh nghiệp ngành lúa gạo tại ĐBSCL để xây dựng vùng nguyên liệu chế biến xuất khẩu.

Tỷ trọng cho vay tam nông ngày càng tăng

Theo ngân hàng nhà nước, đến giữa tháng 5 vừa qua tín dụng hệ thống ngân hàng cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt trên 3 triệu tỷ đồng, chiếm gần 25% so với dư nợ toàn nền kinh tế. Trong đó, cho vay thủy sản đạt trên 211.600 tỷ đồng, cho vay lâm nghiệp đạt 189.000 tỷ đồng.

Riêng khu vực Đông Nam bộ, trong quý đầu năm thống kê cho thấy các doanh nghiệp lĩnh vực nông, lâm thủy sản đã hấp thụ khoảng trên 135.000 tỷ đồng vốn tín dụng từ các NHTM với lãi suất ưu đãi theo các chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn (Nghị định 55/2016/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP) và các Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp tại các địa phương.

Trong khi đó, tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, theo thống kê của NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố, như: Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang… cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn hầu hết đều chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các ngành nghề lĩnh vực.

Chẳng hạn, tại Đồng Tháp, thống kê cho thấy, kết thúc 5 tháng đầu năm dư nợ cho vay của hệ thống tổ chức tín dụng đạt khoảng trên 98.300 tỷ đồng. Trong đó, cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt 66.150 tỷ đồng. Các lĩnh vực như nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản, lúa gạo đều có dư nợ chiếm áp đảo (lần lượt 12.300 tỷ đồng và 13.450 tỷ đồng).

Tương tự, tại An Giang cũng tính đến tháng 5/2023, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt khoảng trên 107.000 tỷ đồng. Trong đó, các ngân hàng tập trung khoảng 66.500 tỷ đồng cho vay vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo và thủy sản cũng đều lần lượt tiếp cận được khoảng 15.150 tỷ đồng và 13.300 tỷ đồng vốn vay ưu đãi theo các quy định của Nghị định 55/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài việc chủ động tạo ra các gói vay ưu đãi lãi suất phù hợp đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, các NHTM đã lồng ghép khá tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo các chương trình miễn, giảm lãi suất; giãn thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, từ đó, tạo điều kiện để hỗ trợ cho vay mới, tạo vòng quay dòng tiền cho các doanh nghiệp. Song song đó, hiện nay hầu như tất cả các NHTM đều đã triển khai các ưu đãi về phí giao dịch liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu. Một số ngân hàng cũng đã mở rộng các sản phẩm cho vay tín chấp, cấp thêm hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp dựa trên quản lý dòng tiền, hoạt động cho vay đối với các mô hình liên kết chuỗi giá trị nông sản cũng được nhiều địa phương đẩy mạnh.

Vì vậy, có thể nói nguồn tín dụng dành cho lĩnh vực nông, lâm, thủy sản đang rất dồi dào, hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu vay của các doanh nghiệp trong bối cảnh xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản có sự tăng trưởng khá trong những tháng giữa năm nay.

(Nguồn: Agriank)

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay