Thứ bảy, 20/07/2024
   

Ngân hàng Nhà nước tổ chức Hội nghị trực tuyến phổ biến Thông tư 11/2021/TT-NHNN

Sáng 14/9/2021, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro, với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên lĩnh vực liên quan đến từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng

Sáng 14/9/2021, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có và dự phòng rủi ro, với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên viên lĩnh vực liên quan đến từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, Hiệp hội Ngân hàng tại hơn 300 điểm cầu trong toàn hệ thống.

NHNN to chuc Hoi nghi truc tuyen pho bien Thong tu

Tham dự và chỉ đạo hội nghị, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh: Thông tư 11/2021/TT-NHNN được ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/10/2021 thay thế các Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc thực hiện các quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động. Sau 8 năm triển khai, các Thông tư nêu trên đã góp phần đảm bảo an toàn hệ thống và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, từ thực tế khách quan cũng đã nảy sinh một số bất cập cần điều chỉnh. Việc Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 11/2021/TT-NHNN là để khắc phục những vấn đề dang còn tồn tại trong hoạt động của các c tổ chức tín dụng. Đây là lần thứ 2, Thông tư 11 được phổ biến, nhằm cho các quy định về phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quán triệt và tổ chức thực hiện thống nhất.

Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ, chính sách dự phòng rủi ro trong đó có quy định về quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng, tài sản bảo đảm.

Về nguyên tắc, thông tư quy định, toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại nợ theo 5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ như sau: nợ tiêu chuẩn không phải trích lập, nợ cần chú ý trích lập 5%, nợ dưới chuẩn trích lập 20%, nợ nghi ngờ trích lập 50% và nợ có khả năng mất vốn trích lập 100%.

Thông tư cũng nêu rõ, mức trích lập dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Việc thực hiện phân loại nợ phải đáp ứng các yêu cầu sau, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ và có thời gian thử nghiệm tối thiểu 1 năm, có chính sách dự phòng theo quy định;…

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong trường hợp sau: Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản, cá nhân bị chết, mất tích; các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Ngoài ra, sau thời gian tối thiểu 5 năm, từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng.

Thông tư 11/2021/TT-NHNN xem thêm tại đây.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay