Thứ hai, 19/08/2024
   

Nâng cao nhận thức công chúng về bảo hiểm tiền gửi: vấn đề và giải pháp triển khai trong thời gian tới

Trong bối cảnh kiên trì mục tiêu kép: triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi và phòng chống, thích ứng với diễn biến dịch bệnh Covid - 19, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã đặt ra một số giải pháp trọng tâm để nâng cao nhận thức công chúng trong năm 2022.

Trong bối cảnh kiên trì mục tiêu kép: triển khai có hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi và phòng chống, thích ứng với diễn biến dịch bệnh Covid - 19, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã đặt ra một số giải pháp trọng tâm để nâng cao nhận thức công chúng trong năm 2022.

Khuyến nghị của IADI đối với việc nâng cao nhận thức công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi

Trong giai đoạn thông thường, khi các TCTD hoạt động ổn định, sự giám sát và điều tiết của ngân hàng trung ương, hệ thống bảo hiểm tiền gửi, việc sử dụng các thông lệ về tài chính và kinh doanh ổn định, cũng như cơ chế xử lý ngân hàng hiệu quả giúp giảm thiểu hậu quả của các cuộc khủng hoảng do đổ vỡ ngân hàng. Trong trường hợp xảy ra đổ vỡ TCTD, việc duy trì và ổn định niềm tin của người gửi tiền góp phần hạn chế rủi ro có tính lan truyền trong hệ thống ngân hàng.

Truyền thông nhằm nâng cao nhận thức công chúng về bảo hiểm tiền gửi là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi vững mạnh, góp phần đảm bảo niềm tin của người gửi tiền và sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng. Đó là một quá trình lâu dài, cần sự phối hợp của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và các cơ quan chức năng, đoàn thể, các tổ chức chính trị khác.

Theo khuyến nghị của Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi quốc tế (IADI), cần đảm bảo được mục tiêu của việc nâng cao nhận thức công chúng về bảo hiểm tiền gửi: đó là tăng cường mức độ nhận thức và xây dựng niềm tin vào hệ thống bảo hiểm tiền gửi và ngân hàng của người gửi tiền, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của tổ chứcbảo hiểm tiền gửi, ổn định hệ thống tài chính - ngân hàng.

IADI cũng khuyến nghị, cần xây dựng một Chiến lược truyền thông tổng thể cho từng giai đoạn phù hợp với Chiến lược phát triển DIV và Chiến lược phát triển ngành ngân hàng. Từ đó, tổ chức được các chiến dịch truyền thông hiệu quả. Ngoài ra, cần định kỳ đánh giá chiến lược truyền thông và thực hiện khảo sát về mức độ nhận thức của người gửi tiền nhằm cập nhật, bổ sung các giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn. Tổ chức đánh giá định kỳ hiệu quả của hoạt động tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tại từng khu vực thông qua nhiều hình thức như khảo sát, phỏng vấn, v.v nhằm sửa đổi, bổ sung các giải pháp cho hoạt động truyền thông về bảo hiểm tiền gửi.

Cùng với đó, cần đa dạng hóa và cụ thể hóa các đối tượng truyền thông mục tiêu và các công cụ, giải pháp tương ứng. Ứng dụng công nghệ thông tin, các công cụ số hóa và hệ thống thông tin của dự án FSMIMS vào việc tuyên truyền đến công chúng, tiến tới xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến cho người gửi tiền, sử dụng các công cụ trực tuyến như thư điện tử, tư vấn về bảo hiểm tiền gửi trực tuyến, mạng xã hội v.v. một cách hợp lý, có kiểm soát.

Khi xảy ra các sự kiện như hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửichuyển từ bảo hiểm toàn bộ sang bảo hiểm có hạn mức, rút tiền hàng loạt, đổ vỡ tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, các vấn đề xuyên biên giới, các trường hợp bất khả kháng khác, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần thận trọng trong hoạt động truyền thông để đảm bảo duy trì được uy tín và niềm tin của người gửi tiền, cn xây dựng phương án dự phòng, mô phỏng các tình huống này để đảm bảo công chúng nắm bắt được thông tin kịp thời, tránh các thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận.

Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tiền gửi và tài chính toàn diện phối hợp với các cơ quan trong ngành tài chính - ngân hàng và đề xuất tham gia vào kế hoạch hành động triển khai Chiến lược tài chính toàn diện ngành ngân hàng trong thời gian tới. 

Chú trọng vào việc công bố thông tin minh bạch, rộng rãi - nhất là thông tin về việc bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, trong những trường hợp đặc biệt như thay đổi về hạn mức, trong giai đoạn có TCTD yếu kém, đổ vỡ và phải tái cơ cấu. Đồng thời, DIV cần chủ động, tích cực phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền đưa ra những kịch bản truyền thông cần thiết trong giai đoạn này nhằm tạo niềm tin, trấn an người gửi tiền.

Về phối hợp và chia sẻ thông tin, cần có một cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp thực hiện rõ ràng giữa các thành viên trong Mạng an toàn tài chính (NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban Giám sát tài chính, tổ chức bảo hiểm tiền gửi). Tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần xây dựng một hệ thống thông tin người gửi tiền thống nhất, cũng như có điều kiện cụ thể đối với việc lưu trữ hồ sơ khách hàng của các ngân hàng nhằm đảm bảo chất lượng thông tin khi cần thiết.

Nang cao nhan thuc cong chung ve bao hiem tien gui 2

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid - 19, tổ chức bảo hiểm tiền gửi cần tập trung truyền thông chính sách hiệu quả, để người gửi tiền nắm được thông tin về an toàn tiền gửi, hoạt động của các ngân hàng, chính sách bảo hiểm tiền gửi v.v trước những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra. Nhiều tổ chức bảo hiểm tiền gửi quốc tế đã tập trung nâng cao nhận thức của công chúng về những lợi ích mà chính sách bảo hiểm tiền gửi mang lại thông qua nhiều phương tiện truyền thông mới, trong đó có mạng xã hội như Facebook và Twitter, điển hình là ở các nước Colombia, Indonesia, Hong Kong, Kenya  và Mexico.

Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới

Năm 2020, DIV đã triển khai thí điểm khảo sát về mức độ nhận thức của hơn 1000 người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô trên cả nước. Khảo sát đã đánh giá cơ bản nhận thức của người gửi tiền trên cơ sở hiểu biết một số thành tố cơ bản của chính sách bảo hiểm tiền gửi liên quan trực tiếp tới quyền lợi của họ, bao gồm: đơn vị tiền tệ của tiền gửi được bảo hiểm; trách nhiệm nộp phí bảo hiểm tiền gửi; tổ chức chịu trách nhiệm trả tiền bảo hiểm; hạn mức trả tiền bảo hiểm; cách thức xử lý đối với số tiền vượt hạn mức.

Theo đó, trong số 1069 người tham gia khảo sát, có 34,6% cùng lúc nắm được tất cả các thông tin cốt lõi về chính sách bảo hiểm tiền gửi. Đây là một tỷ lệ trung bình thấp, trên cơ sở so sánh với tỷ lệ nhận thức mục tiêu cần đạt được là 55% vào năm 2030 theo Dự thảo Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để đạt tỷ lệ mục tiêu này, cần đẩy mạnh tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi trong các năm tới để gia tăng mức độ nhận thức của người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi thêm tối thiểu 20,5% trong 10 năm tới. Đồng thời, đa số người gửi tiền đã nhận biết được một phần (ít nhất 1 thành tố chính sách cốt lõi) nhưng không hiểu biết đầy đủ về các nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi, chiếm tỷ lệ 61,6%.Đáng chú ý, có 3,8% người gửi tiền tham gia khảo sát hoàn toàn không nhận biết bất cứ thành tố chính sách nào nêu trên.

Trong khi đó, tỷ lệ nhận thức cụ thể đối với từng chỉ tiêu lại đạt rất cao. 77% người tham gia khảo sát biết về đơn vị tiền tệ của tiền gửi được bảo hiểm; 75,3% biết về trách nhiệm đóng phí bảo hiểm tiền gửi thuộc về phía TCTD nhận tiền gửi; 60,8% biết về hạn mức trả tiền bảo hiểm hiện hành; 81,1% biết rằng DIV là tổ chức sẽ đứng ra trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền nếu tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị mất khả năng chi trả hoặc phá sản; 64% biết rằng sau khi được chi trả tiền bảo hiểm, khoản tiền gửi vượt hạn mức sẽ được chi trả sau khi thực hiện thanh lý tài sản của TCTD. Hai nội dung ít được người gửi tiền nhận biết so với các thông tin cốt lõi còn lại là hạn mức trả tiền bảo hiểm và tiền gửi vượt hạn mức sẽ được chi trả sau khi thanh lý tài sản của TCTD.

Nang cao nhan thuc cong chung ve bao hiem tien gui 3

Tỷ lệ người gửi tiền có nhận biết về từng thành tố chính sách bảo hiểm tiền gửi

Sự chênh lệch giữa tỷ lệ nhận biết đối với từng thành tố cơ bản của chính sách bảo hiểm tiền gửi và tỷ lệ nhận thức đối với bộ các thông tin cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi cho thấy thực tế rằng người gửi tiền đã nhận biết được một hoặc một số thông tin chính sách, song hiểu biết không đầy đủ. Xét trên tham chiếu 84,7% người gửi tiền cho rằng biết khoản tiền gửi của mình được bảo hiểm và có 85,3% khẳng định có biết tới DIV; sự chênh lệch tương đối lớn này cần có sự nghiên cứu, khảo sát sâu hơn nhằm đánh giá hiệu quả tuyên truyền của từng chương trình tuyên truyền, xác định mức độ và tiến trình thay đổi nhận thức về chính sách bảo hiểm tiền gửi để thiết kế chương trình tuyên truyền phù hợp, bù đắp những thiếu hụt về nhận thức hiện tại. Đặc biệt, việc tuyên truyền tới người gửi tiền cho rằng mình đã biết về chính sách bảo hiểm tiền gửi, song nắm một cách chưa đầy đủ, chưa thấu đáo sẽ càng trở nên khó khăn do rào cản về mặt nhận thức.

Đầu năm 2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022 về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ngành Ngân hàng trong năm 2022. Theo đó, Thống đốc chỉ đạo: Nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật bảo hiểm tiền gửi; và Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi đến năm 2025, định hướng đến 2030.

DIV xác định năm 2022 là năm quan trọng về công tác tuyên truyền nhằm tham gia xây dựng đồng thuận chung về chính sách bảo hiểm tiền gửi, đẩy mạnh việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi tới nhiều nhóm đối tượng công chúng khác nhau với thông điệp truyền thông đa dạng. Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN, tham khảo từ các kinh nghiệm quốc tế và căn cứ vào tình hình thực tiễn hoạt động, DIV  tập trung vào trọng tâm nội dung và phạm vi tuyên truyền như: Nâng cao nhận thức công chúng về chính sách bảo hiểm tiền gửi, hoạt động triển khai chính sách, các nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi; Tổ chức, hoạt động và vai trò của DIV; Các nội dung quan trọng của Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là các định hướng lớn, có tính chất dài hạn, cũng như kế hoạch của DIV nhằm triển khai Chiến lược sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Các nội dung trọng tâm nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi. Bên cạnh đó, DIV truyền tải các chủ trương, chính sách, chỉ đạo trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm cung cấp cho người gửi tiền những thông tin hữu ích, góp phần phổ biến kiến thức tài chính - ngân hàng nói chung tới các đối tượng công chúng.

Trong thời gian tới, để chính sách bảo hiểm tiền gửi phát huy hiệu quả, yêu cầu đặt ra cho DIV là triển khai được những giải pháp phù hợp để nâng cao nhận thức cho người gửi tiền, tạo niềm tin công chúng vào chính sách bảo hiểm tiền gửi và hệ thống ngân hàng.

Thứ nhất, về khuôn khổ pháp lý và định hướng chung: Đề xuất các cơ quan chức năng có quy định cụ thể trách nhiệm của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tham gia tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi theo yêu cầu của DIV. Theo đó, các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ngoài việc niêm yết Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi còn phải niêm yết công khai thông tin về chính sách bảo hiểm tiền gửi tại quầy giao dịch, đặt các tờ thông tin giới thiệu về chính sách bảo hiểm tiền gửi tại những địa điểm có thực hiện giao dịch về tiền gửi. Thực hiện các chương trình truyền thông do DIV yêu cầu. Trong trường hợp cần thiết, có thể quy định cụ thể tiêu chuẩn hiểu biết về chính sách bảo hiểm tiền gửi đối với giao dịch viên của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Thứ hai, hiện nay, Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi đang trong quá trình hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nhằm kịp thời triển khai các nội dung đã đề ra trong Chiến lược, DIV cần chủ động xây dựng dự thảo, ban hành Chiến lược truyền thông của tổ chức bảo hiểm tiền gửi ngay sau khi Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi được ban hành, gắn với định hướng, mục tiêu, giải pháp của tổ chức trong thời gian tới, qua đó nêu rõ các giải pháp tuyên truyền cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu tuyên truyền. Qua đó đảm bảo cơ chế tuyên truyền thông suốt, có định hướng rõ ràng với tầm nhìn dài hạn, làm nền tảng để bảo hiểm tiền gửi triển khai và phối hợp với các bên có liên quan thực hiện một cách thống nhất.

Thứ ba, tiếp tục triển khai các hình thức tuyên truyền như hiện nay, đồng thời cập nhật, đa dạng hóa các hình thức truyền thông mới để phổ biến chính sách bảo hiểm tiền gửi có hiệu quả hơn. DIV có thể xem xét, thí điểm thực hiện chương trình truyền thông thúc đẩy lan truyền (viral) và đánh giá hiệu quả để tận dụng kênh truyền thông có tầm bao phủ rộng, song lại rất tiết kiệm chi phí này. Ngoài ra, đối với kênh truyền thông mạng xã hội, cần chủ động có biện pháp nhằm giám sát, qua đó kịp thời nắm bắt những thông tin tiêu cực để đính chính, tuyên truyền, giải thích, để tổ chức bảo hiểm tiền gửi chính thức hiện diện trên mạng xã hội, đưa ra tiếng nói chính thức nhằm gìn giữ niềm tin của người gửi tiền.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn tiếp tục diễn biến phức tạp, nhằm tránh các nguy cơ bùng phát dịch do tụ tập đông người, đề xuất thí điểm các biện pháp tuyên truyền thông qua hệ thống mạng viễn thông. Cụ thể, sử dụng tin nhắn (SMS hoặc tin nhắn đa phương tiện OTT) để truyền tải nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi tới các đối tượng công chúng được phân chia theo độ tuổi, giới tính, địa bàn hoặc theo cơ sở dữ liệu người gửi tiền, qua đó đưa chính sách trực tiếp tới đối tượng mục tiêu.

Thứ tư, để làm cơ sở cho việc hoạch định Chiến lược truyền thông của DIV và làm căn cứ cho kế hoạch công tác về thông tin tuyên truyền hàng năm, đề xuất thực hiện đánh giá mức độ nhận thức của người gửi tiền về chính sách bảo hiểm tiền gửi theo nguyên tắc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, đánh giá tổng thể nhận thức và hành vi của người gửi tiền trên phạm vi toàn quốc với kích cỡ mẫu lớn, do đơn vị khảo sát, nghiên cứu thị trường độc lập thực hiện. Đặc biệt, trước và sau khi DIV tổ chức các chương trình truyền thông quy mô lớn, cần thực hiện một số hoạt động đánh giá nhanh ở quy mô nhỏ đối với đối tượng công chúng mục tiêu cụ thể để xác định hiệu quả, mức độ tác động đến nhận thức của người gửi tiền.

Thứ năm, cần tăng cường công tác phối hợp giữa DIV và các bên có liên quan để tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi đến công chúng, cụ thể: phối hợp với NHNN, chi nhánh tỉnh, thành phố với tư cách cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng; đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp đưa nội dung về chính sách bảo hiểm tiền gửi lồng ghép vào chương trình học của các cấp học từ cấp trung học cơ sở tới cấp Đại học; đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp ứng phó toàn diện trong trường hợp xảy ra khủng hoảng trong hoạt động ngân hàng với sự phân chia trách nhiệm rõ ràng; phối hợp với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi với tư cách một đối tượng của chính sách bảo hiểm tiền gửi đồng thời là đối tượng được hưởng lợi trong quá trình truyền thông chính sách BHTG…

TS. Vũ Văn Long - Phó Tổng giám đốc DIV

  • Nghiêm túc thực hiện các quy định mở tài khoản thanh toán

    Nghiêm túc thực hiện các quy định mở tài khoản thanh toán

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản số 6768/NHNN-TT yêu cầu các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khẩn trương, nghiêm túc thực hiện một số nội dung liên quan đến việc mở tài khoản thanh toán cho khách hàng là tổ chức.

  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ký thỏa thuận hợp tác

    Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 19/8/2024, tại Thủ đô Bắc Kinh, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã diễn ra Lễ ký kết văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam – Trung Quốc trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các thành viên đoàn cấp cao hai nước.

  • Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú tiếp, làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Lào

    Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú tiếp, làm việc với Quyền Thống đốc Ngân hàng Lào

    Trong khuôn khổ chương trình giao lưu thể thao, văn hóa và trao đổi nghiệp vụ giữa ngành ngân hàng Việt Nam và Lào năm 2024 tại Viêng Chăn, Lào, chiều ngày 16 và 17/8/2024, Quyền Thống đốc Ngân hàng CHDCND Lào đã có buổi làm việc với Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú để chào xã giao, đồng thời trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường ngoại hối, nhằm kiềm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

  • Cách ngân hàng Việt mở lỗi một ngân hàng chuẩn Open Banking

    Cách ngân hàng Việt mở lỗi một ngân hàng chuẩn Open Banking

    Là xu hướng tất yếu trong thời đại cộng nghệ, ngân hàng mở (Open Banking) đang hiện diện ngày càng mạnh mẽ trong hàng loạt giao dịch tài chính/ phi tài chính của đông đảo người dân và tổ chức, chứng minh vai trò cầu nối quan trọng trong hệ thống tài chính tại Việt Nam

  • Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 03 tuần qua

    Cập nhật lãi suất tiền gửi cá nhân 03 tuần qua

    Trong 3 tuần qua (từ 29/7 đến 16/8/2024), có 15/36 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi cá nhân; 04 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất.

  • PVcomBank triển khai thành công dịch vụ liên kết tài khoản nhận an sinh xã hội trên VNeID

    PVcomBank triển khai thành công dịch vụ liên kết tài khoản nhận an sinh xã hội trên VNeID

    Đây là tính năng được phối hợp thực hiện bởi PVcomBank, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR).

  • Sacombank tổ chức chương trình hiến máu lần thứ 12

    Sacombank tổ chức chương trình hiến máu lần thứ 12

    Sáng 16/8, tại Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã diễn ra lễ phát động chương trình hiến máu “Sacombank - Chia sẻ từ trái tim” lần thứ 12, với hơn 550 cán bộ nhân viên ngân hàng làm việc trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tham gia.

  • SHB Mobile cập nhật tính năng dành riêng cho khách hàng cao cấp

    SHB Mobile cập nhật tính năng dành riêng cho khách hàng cao cấp

    Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo khách hàng cao cấp luôn nhận được các chính sách ưu đãi mới nhất, SHB chính thức cập nhật tính năng định danh khách hàng cao cấp trên ứng dụng SHB Mobile. Tính năng này sẽ hỗ trợ khách hàng cao cấp nhận thông tin đặc quyền và tìm kiếm các chương trình, chính sách nhanh chóng.

  • Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Agribank chốt ngày trả lãi trái phiếu có mã VBA12209

    Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả lãi trái phiếu, có mã chứng khoán VBA12209, phát hành ra công chúng của tổ chức phát hành.

  • Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Có nên trả góp bằng thẻ tín dụng?

    Trả góp bằng thẻ tín dụng đặc biệt hữu ích trong nhiều trường hợp chủ thẻ chi tiêu, mua sắm vật dụng giá trị lớn nhưng cần sử dụng một cách có chọn lọc.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay