Thứ năm, 19/12/2024
   

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi): Thêm cú hích cho ngân hàng chuyển đổi số

Xoay quanh những nội dung về biện pháp tăng cường quản lý trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng như tác động khi đi vào thực tiễn, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Phương Bắc, đoàn Luật sư TP. HCM.

Xoay quanh những nội dung về biện pháp tăng cường quản lý trong Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) cũng như tác động khi đi vào thực tiễn, VietnamFinance đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Phương Bắc, đoàn Luật sư TP. HCM.

>Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tiếp tục góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)

luat giao dich dien tu sua doi them cu hich cho ngan hang chuyen doi so2

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã đem lại “lợi ích kép” cho cả người dân và các ngân hàng thương mại, nhưng chưa thể thực hiện một cách toàn diện do vướng Luật Giao dịch điện tử. Ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Luật sư Trần Phương Bắc: Chuyển đổi số ngành ngân hàng là một xu hướng không thể đảo ngược và đã mang lại nhiều lợi ích cho cả người dân và các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của ngân hàng và hạ tầng kỹ thuật số mà còn phụ thuộc nhiều vào các khuôn khổ pháp lý hiện tại. Hiện nay, Luật Giao dịch điện tử hiện hành chưa đi kịp với quá trình chuyển đổi số của ngân hàng và do vậy bản thân luật này cũng gây ra nhiều khó khăn cho cả người tiêu dùng lẫn ngân hàng.

Một số vấn đề cần được giải quyết trong Luật Giao dịch điện tử bao gồm: quy định về quyền, trách nhiệm trong giao dịch điện tử; quy định về chữ ký điện tử; quy định về bảo mật thông tin và an ninh mạng; quy định về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử. Theo chúng tôi, sửa đổi Luật Giao dịch điện tử là tất yếu và là một bước quan trọng để gỡ bỏ những “nút thắt” cho hoạt động ngân hàng và tạo đà cho chuyển đổi số của ngành ngân hàng đi vào thực chất một cách toàn diện phục vụ người tiêu dùng.

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, giao dịch điện tử ở nước ta cũng bộc lộ nhiều bất cập. Theo ông, những “kẽ hở” của chính sách nào mà các đối tượng tội phạm công nghệ cao đang lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

Hiện nay, kể cả về mặt khuôn khổ pháp lý, thực tiễn và quản lý nhà nước đã có một số “kẽ hở” mà các đối tượng xấu hoặc đối tượng tội phạm công nghệ cao đang lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua ví điện tử, tài khoản ngân hàng điện tử, thanh toán điện tử. Một số vấn đề có thể thấy như: thiếu quy định về chữ ký điện tử và xác thực danh tính của người giao dịch; quy định về bảo mật thông tin và an ninh mạng trong giao dịch điện tử; quy định về giải quyết tranh chấp hiệu quả trong giao dịch điện tử hay quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch điện tử.

Các đối tượng tội phạm thường mạo danh nhân viên chăm sóc khách hàng của các nhà mạng, ngân hàng, ví điện tử để hỗ trợ giải quyết sự cố cho khách hàng và yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân như CMND, email, mật khẩu ví điện tử, OTP…. Sau đó, họ sẽ liên kết tài khoản ví điện tử của nạn nhân với tài khoản của chính họ và thực hiện các giao dịch trái phép. Các đối tượng còn lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người tiêu dùng để gửi tin nhắn, email trúng thưởng hoặc mã QR để yêu cầu người dùng “quét” nhận ưu đãi hấp dẫn. Người dùng nếu làm theo thì sẽ bị mất tiền trong ví điện tử hoặc tài khoản ngân hàng. Tinh vi hơn, một số đối tượng phạm tội công nghệ cao còn là giả các trạm thu phát sóng (BTS) để lừa đảo người tiêu dùng. Do vậy về mặt luật pháp và chính sách, cần tăng cường một cách hữu hiệu các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và thắt chặt quản lý hơn nữa về thương mại, giao dịch điện tử.

Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) giúp các ngành, lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng có cơ sở pháp lý hoàn thiện để đẩy mạnh các hoạt động giao dịch điện tử, chuyển đổi số thành công. Quan điểm của ông như thế nào?

Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) là một bước quan trọng và cấp thiết để thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Dự thảo luật sửa đổi đã tiếp thu nhiều ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, trong đó có Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng, các ngân hàng thương mại, Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, các ý kiến chuyên môn của các chuyên gia và các trường đại học, cơ sở nghiên cứu, giảng dạy.

Một số nội dung chính của dự thảo luật sửa đổi bao gồm: quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, bao gồm các lĩnh vực tài chính – ngân sách, hải quan, kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, giá, chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ kế toán, dịch vụ kiểm toán, kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động liên quan đến kinh doanh bảo hiểm; quy định về chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử trong hoạt động tài chính. Cùng với đó là quy định về quyền, trách nhiệm trong giao dịch điện tử; quy định về chữ ký điện tử; quy định về bảo mật thông tin và an ninh mạng; quy định về giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử.

Theo ý kiến cá nhân của tôi, dự thảo luật sửa đổi đã phản ánh được những thay đổi và yêu cầu của thực tiễn trong lĩnh vực ngân hàng và sẽ giúp các ngành, lĩnh vực có cơ sở pháp lý hoàn thiện để đẩy mạnh các hoạt động giao dịch điện tử, chuyển đổi số thành công. Tuy nhiên, dự thảo luật sửa đổi cũng cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện để có tính khả thi cao khi triển khai. Bên cạnh đó cũng cần xem xét sửa đổi các quy định liên quan của các luật khác như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Thương mại, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Viễn thông….để có thể tạo ra một khuôn khổ pháp lý hoàn thiện hơn cho các giao dịch điện tử, thương mại, ngân hàng nói chung hoạt động trên nền tảng điện tử.

Theo ông, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đi vào thực tiễn sẽ có những tác động như thế nào đến ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung?

luat giao dich dien tu sua doi them cu hich cho ngan hang chuyen doi so

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đi vào thực tiễn sẽ có những tác động đến ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong đó, quan trọng nhất là sẽ tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực tài chính - ngân hàng, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả, an toàn của các giao dịch; qua đó, quy định rõ ràng về quyền, trách nhiệm, chữ ký điện tử, bảo mật thông tin và an ninh mạng, giải quyết tranh chấp trong giao dịch điện tử, giảm thiểu rủi ro pháp lý và công nghệ cho các bên tham gia giao dịch; khuyến khích sự đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0 trong cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin, gia tăng tiện ích, trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng.

Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đi vào thực tiễn cũng sẽ giúp đồng bộ hóa các quy định về giao dịch điện tử với các quy định của pháp luật quốc tế và khu vực, hỗ trợ thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN, góp phần nâng cao uy tín và hội nhập của Việt Nam; qua đó, bảo vệ người tiêu dùng một cách hoàn thiện hơn vì các giao dịch điện tử được thực hiện trên nền tảng điện tử, không phụ thuộc vào không gian, thời hạn hoặc một lãnh thổ địa lý cụ thể nào. Người tiêu dùng ở Việt Nam có thể giam gia vào các giao dịch điện tử ở nước ngoài cũng như người tiêu dùng ở nước ngoài có thể giam gia vào các giao dịch ở Việt Nam.

Nguồn: vietnamfinance.vn

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay