Thứ hai, 18/11/2024
   

Hiệp hội Ngân hàng tổ chức Tập huấn kỹ năng soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm

Ngày 1/8/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Tập huấn Kỹ năng soạn thảo Hợp đồng Tín dụng và Hợp đồng Bảo đảm. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA tham dự và có bài phát biểu quan trọng. Bà Lin Huang, đại diện IFC tham dự

Ngày 1/8/2022, tại TP. Hồ Chí Minh, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức Tập huấn Kỹ năng soạn thảo Hợp đồng Tín dụng và Hợp đồng Bảo đảm. TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA tham dự và có bài phát biểu quan trọng. Bà Lin Huang, đại diện IFC tham dự trực tuyến.

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng thăm, làm việc với một số hội viên tại TP Hồ Chí Minh

Tap huan ky nang soan thao hop dong 1

TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phát biểu khai mạc

Buổi tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm cho các TCTD, tập trung vào nội dung của Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm - đặc biệt là các điều khoản để ngăn ngừa rủi ro về tài sản thế chấp, rủi ro tín dụng và xử lý tài sản bảo đảm… Buổi tập huấn diễn ra trong các ngày 1 và 2/8/2022.

Tap huan ky nang soan thao hop dong 2

Bà Lin Huang, Trưởng nhóm Cơ sở Hạ tầng tài chính, Bộ phận Tư vấn các định chế tài chính (IFC) tham dự trực tuyến

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA nhấn mạnh hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) thường tiềm ẩn nhiều rủi ro, để hạn chế rủi ro có thể xảy ra dẫn đến các tranh chấp phát sinh trong quá trình thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, khâu soạn thảo Hợp đồng có vai trò hết sức quan trọng. Nhìn chung, hợp đồng tín dụng giữa TCTD và khách hàng phải lập bằng văn bản và phải có tối thiểu 14 nội dung theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, hợp đồng còn có những nội dung thỏa thuận riêng tùy thuộc vào TCTD và khách hàng.

Theo Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng, Hiệp hội Ngân hàng nhận được nhiều phản ánh của các TCTD về các tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp trong đó những thỏa thuận chung đã tuân thủ 14 nội dung theo quy định nhưng các thỏa thuận riêng chưa phù hợp dẫn đến khi giải quyết tại Tòa án có nguy cơ vô hiệu một phần hoặc vô hiệu toàn phần.

“Do đó, các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng cần hết sức chặt chẽ, có khả năng thực hiện được, không trái với quy định pháp luật nhằm đảm bảo khi ra tòa, hợp đồng tín dụng và hợp đồng tài sản bảo đảm được giải quyết đồng bộ cùng nhau, tránh trường hợp bị tách riêng để giải quyết dẫn đến khó khăn xử lý tài sản bảo đảm” - ông Nguyễn Quốc Hùng nói.

Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng cho rằng soạn thảo Hợp đồng tín dụng và Hợp đồng bảo đảm cần đảm bảo đúng và đủ luôn tạo ra một hành lang bảo vệ và giúp các TCTD hạn chế các rủi ro trong hoạt động, rủi ro thị trường và rủi ro tín dụng.

Tap huan ky nang soan thao hop dong 3

Ông Nguyễn Văn Trình, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng)

Từ thực tiễn, ông Nguyễn Văn Trình, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế ngân hàng (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho biết bộ phận Pháp chế của các ngân hàng thường nhận được rất nhiều “đề bài” khó. Có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc soạn thảo hợp đồng bao gồm quy định pháp lý từ các luật chung, luật chuyên ngành, đến các nghị định, thông tư…; yếu tố kinh doanh (ký ít nhất, ngắn nhất, dễ sử dụng nhất, chi phí thấp nhất) và phải phù hợp với thực tiễn. Theo đó, khi soạn thảo hợp đồng mẫu thì phải đảm bảo yếu tố công khai, giải thích hợp đồng, tuân thủ quy định về bảo vệ người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng tránh trường hợp hợp đồng vô hiệu.

Ông Nguyễn Văn Trình nêu lên một số vấn đề có vướng mắc nhiều nhất xung quanh hợp đồng tín dụng từ vấn đề tên gọi, các điều khoản cần có phải đúng đề mục theo quy định, mục đích sử dụng vốn cần ghi cụ thể. Điều khoản về sự kiện vi phạm và chế tài là phần rất quan trọng để bảo vệ quyền lợi của ngân hàng cũng như những thỏa thuận về trích thu nợ tại chính bên vay và TCTD khác…

Tap huan ky nang soan thao hop dong 4

Ông Jinchang Lai, chuyên gia trưởng Nhóm Phát triển Cơ sở Hạ tầng tài chính (IFC)

Tại buổi tập huấn, ông Jinchang Lai, chuyên gia trưởng Nhóm Phát triển Cơ sở Hạ tầng tài chính của IFC chia sẻ những vấn đề cần lưu ý trong việc tài trợ vốn có bảo đảm là động sản. Ông Jinchang Lai cho rằng tài trợ vốn có bảo đảm là động sản luôn là một hệ thống sản phẩm chính trong tài trợ thương mại, tại các thị trường phát triển lành mạnh, có tới 60-70% các khoản vay được tài trợ bằng động sản. Ở Việt Nam, theo tính toán của IFC, có khoảng 30% các khoản tài trợ thương mại có tài sản thế chấp liên quan đến động sản. Ông Jinchang Lai cho rằng cần phải tăng tỷ trọng này, có thể lên 45% trong vài năm nữa.

Tap huan ky nang soan thao hop dong 5

Đông đảo cán bộ, học viên tham dự tập huấn đến từ các TCTD là hội viên Hiệp hội Ngân hàng

Để có được các bản hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm có chất lượng tốt hơn, ông Jinchang Lai cho rằng ngoài các khóa đào tạo, còn rất nhiều vấn đề cần được tiến hành như việc công bố các quyết định của tòa án trên nền tảng internet, những vụ việc mới thì cần được tổng kết, các hiệp hội ngành nghề cần xây dựng và phát triển những tiêu chuẩn của ngành và các hợp đồng mẫu.

Từ góc nhìn của cơ quan tài phán, bà Nguyễn Thị Thùy Dung, Phó Chánh án, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh cho biết tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm là loại tranh chấp chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong các loại tranh chấp kinh doanh thương mại. Đồng thời cũng là loại án phức tạp, tỷ lệ hủy sửa cao.

“Trong những vụ việc tranh chấp hợp đồng tín dụng mà Tòa án thụ lý, giải quyết, có một bộ phận vụ án, Tòa án chỉ chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện. Các vụ việc không được chấp nhận toàn phần rơi vào các tình huống lãi trong hợp đồng các bên thỏa thuận không đúng, yêu cầu tính lãi chưa phù hợp; TCTD yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm nhưng Tòa án thấy một số hợp đồng bị vô hiệu và vô hiệu toàn bộ…

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung nhấn mạnh có một số nội dung các TCTD cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đó là vấn đề khi thỏa thuận chọn lựa cơ chế Trọng tài không đúng, vấn đề lãi hợp đồng và vấn đề giao dịch bảo đảm đối với bất động sản có thể bị Tòa án tuyên vô hiệu.

Việc lựa chọn Trọng tài kinh tế không đúng sẽ làm mất nhiều thời gian khởi kiện tại Tòa án hoặc Trọng tài kinh tế, có nhiều vụ việc khi Trọng tài giải quyết, Tòa án hủy phán quyết vì thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Do đó, bà Nguyễn Thị Thùy Dung khuyến nghị các TCTD khi xác lập hợp đồng phải lựa chọn tên Trung tâm trọng tài thật chính xác, thỏa thuận trọng tài kinh tế phải rõ ràng, chính xác, thực hiện được và phù hợp pháp luật (cả nội dung và hình thức). Đặc biệt, cần chú ý thẩm quyền đại diện của người đại diện phía bên kia khi xác lập thỏa thuận trọng tài hoặc giao kết hợp đồng.

BBT

Xem thêm: Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng thăm, làm việc với một số hội viên tại TP Hồ Chí Minh

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay