Chủ nhật, 23/02/2025
   

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mục đích xây dựng Nghị định nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền (PCRT) để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mục đích xây dựng Nghị định nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng Nghị định nhằm hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật PCRT năm 2022, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCRT; xây dựng hệ thống pháp luật về PCRT phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về PCRT mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.

Dự thảo Nghị định được bố cục gồm 3 chương, 13 Điều. Theo đó, Nghị định quy định chi tiết nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch với giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin PCRT với cơ quan có thẩm quyền trong nước, trì hoãn giao dịch.

Về trách nhiệm cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo, dự thảo Nghị định quy định, đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật PCRT cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau: Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các giao dịch được báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Cơ quan công an hoặc Viện kiểm sát nhân dân cấp quận, huyện trở lên nếu giao dịch liên quan tới tội phạm được báo cáo theo Khoản 3 Điều 37 Luật phòng, chống rửa tiền.

Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân các cấp nếu giao dịch liên quan tới vụ việc và khách hàng đã có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can. Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng các cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan an ninh điều tra nếu giao dịch liên quan tới các đối tượng bị nghi ngờ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan này là người ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu nếu giao dịch liên quan tới cá nhân, tổ chức bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan hoặc pháp luật khác liên quan. Yêu cầu cung cấp thông tin phải được Thủ trưởng, Phó Thủ Trưởng cơ quan Thuế, cơ quan có chức năng điều tra ban đầu ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan.

Cơ quan thanh tra nhà nước, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khi thực hiện nhiệm vụ theo các quyết định thanh tra, kiểm tra do cấp có thẩm quyền ban hành ký yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo và thông tin liên quan. 

Mặt khác, theo dự thảo Nghị định, cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin PCRT trong các trường hợp được quy định tại Nghị định.

Cụ thể là trao đổi, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, bao gồm: Cơ quan điều tra; VKSND các cấp; Viện kiểm sát quân sự các cấp; TAND các cấp; Tòa án quân sự các cấp. 

Đồng thời, chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền.

Chi tiết dự thảo Nghị định xem tại đây.

  • PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    PVcomBank nhận hai giải thưởng quốc tế từ International Finance Magazine

    Ngày 21/02/2025, tại Thái Lan, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được vinh danh tại lễ trao giải của Tạp chí International Finance Magazine (IFM) với hai hạng mục quan trọng: Ứng dụng Ngân hàng điện tử mới tốt nhất – PVConnect – Việt Nam 2024; Chiến dịch Marketing hợp kênh hiệu quả nhất Việt Nam 2024.

  • SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    SHB và những dấu ấn trong việc thực thi ESG

    Trên hành trình chinh phục mục tiêu trở thành ngân hàng Top 1 về hiệu quả, SHB kiên tâm với định hướng tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, đồng hành cùng đất nước trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

  • HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    HD SAISON cho khách vay ưu đãi với lãi suất chỉ 2,5%/tháng

    Từ 14/02 đến hết ngày 07/03/2025, Công ty Tài chính TNHH HD SAISON (HD SAISON) chính thức triển khai chương trình tri ân dành riêng cho khách hàng thân thiết được vay ưu đãi đặc biệt, với lãi suất chỉ 2,5%/tháng, nhằm tri ân các khách hàng đã luôn tin tưởng lựa chọn, đồng hành và thanh toán tốt.

  • Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Các ngân hàng hé lộ chỉ tiêu lợi nhuận năm 2025

    Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% và kỳ vọng cầu vốn trở lại, các ngân hàng đã hé lộ chỉ tiêu kinh doanh chuẩn bị trình cổ đông trong kỳ họp thường niên 2025 sắp tới.

  • Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank tính lập công ty bảo hiểm nhân thọ 1.300 tỷ đồng

    Techcombank muốn lập công ty bảo hiểm nhân thọ vốn ít nhất 1.300 tỷ đồng và chi 285 tỷ để tăng sở hữu tại một đơn vị bảo hiểm phi nhân thọ.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay