Chủ nhật, 03/11/2024
   

Chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh "rất đặc biệt" như thời gian qua

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh "rất đặc biệt" như thời gian giữa năm 2022 đến nay, nhất là những tháng đầu năm. Chịu tác động rất nhiều từ tình hình nội tại cũng như bối cảnh kinh tế thế giới.

Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh "rất đặc biệt" như thời gian giữa năm 2022 đến nay, nhất là những tháng đầu năm. Chịu tác động rất nhiều từ tình hình nội tại cũng như bối cảnh kinh tế thế giới.

Chua bao gio Ngan hang Nha nuoc dieu hanh chinh sach tien te

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Đây là thông tin được Phó Thống đốc Đào Minh Tú Báo đưa ra tại Hội nghị giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp và hấp thụ vốn của nền kinh tế diễn ra ngày 19/6.

Đồng thời cho biết, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước "quần quật" điều hành trong những tháng vừa qua, "lăn lộn", đồng hành cùng doanh nghiệp, kết hợp hài hòa cả lý luận và thực tiễn để điều hành kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ. Kết quả nổi bật là giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát,…

Ông Tú diễn giải "mộc mạc", vẫn cơ chế điều hành tiền tệ như thời gian qua, vẫn con người, bộ máy làm tín dụng như thế, việc huy động vốn vẫn đặt ra thường xuyên,… các điều kiện về phía chủ quan ngành ngân hàng cơ bản không có thay đổi gây khó khăn cho việc tiếp cận tín dụng. Do đó cần phải nhìn nhận rất rõ các yếu tố chủ quan cả về phía ngân hàng, doanh nghiệp để có giải pháp khắc phục.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận cơ quan này cũng như các ngân hàng thương mại còn hạn chế trong việc tổ chức công tác truyền thông chưa tốt về công tác tín dụng.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã nêu chi tiết về công tác điều hành và các giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân. Trong đó nhấn mạnh, về điều hành cung ứng tiền và thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, điều kiện thanh khoản nhằm ổn định thị trường tiền tệ, sẵn sàng cung ứng vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Về điều hành lãi suất, thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục điều chỉnh giảm 4 lần các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2%/năm, trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao.

Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành của Ngân hàng Nhà nước, đến nay mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, cụ thể: Lãi suất tiền gửi bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các NHTM ở mức 5,7%/năm, giảm khoảng 0,7%/năm, giảm khoảng 0,7% so với năm 2022.

Lãi suất cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới của các NHTM ở mức 8,9%/năm, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022. Với tác động của độ trễ chính sách, dự báo mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Về điều hành tín dụng, Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và đồng lực tăng trưởng; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Về rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện và chuẩn bị Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay dối với khách hàng. Trong đó bổ ung quy định nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng được xem xét, quyết định cho khách hàng vay để trả nợ khoản vay tại tổ chức tín dụng khác phụ vụ nhu cầu đời sống (thay vì chỉ quy định đối với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh trước đây); bổ sung quy định phù hợp với hình thức cho vay bằng phương tiện điện tử (thu nhập, giao kết thỏa thuận cho vay trên môi trường điện tử, nhận biết, xác minh thông tin hận biết khách hàng vay vốn qua phương tiện điện tử,…), qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cũng nêu các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản; ban hành chính sách cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; đẩy mạnh triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; tổ chức hội nghị về các giải pháp tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã; triển khai một số giải pháp tín dụng hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho một số mặt hàng nông nghiệp chủ lực (lúa gạo của Đồng bằng sông Cửu Long, thủy sản, cà phê); triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP;…

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng báo cáo chi tiết về kết quả hoạt động tín dụng trên toàn quốc kết quả tín dụng chung, tín dụng ngành kinh tế (tín dụng theo ngành kinh tế; dư nợ đối với các loại hình kinh tế; tín dụng lĩnh vực ưu tiên; tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng; tín dụng chính cách tại NHCSXH).

Về khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, mặc dù các tổ chức tín dụng có điều kiện để tăng tín dụng trong những tháng đầu năm do thanh khoản dồi dào và chưa bị giới hạn bởi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng; tuy nhiên mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân chủ yếu là do cầu tín dụng giảm mạnh, sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế gặp khó khăn (cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh giảm, dẫn tới tín dụng cho sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp giảm tương ứng; cầu tiêu dùng giảm); một số nhóm khách hàng có nhu cầu nhưng chưa dáp ứng điều kiện vay vốn/hoặc còn vướng mắc về thủ tục pháp lý.

Sau một thời gian dài nền kinh tế gặp khó khăn, mức độ rủi ro của khách hàng bị đánh giá cao hơn, nhất là khi hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả trong bối cảnh hiện nay (chi phí đầu vào, nguyên vật liệu nhập khẩu ở mức cao, trong khi thị trường đầu ra khó khăn, đơn hàng, doanh thu giảm,…); một số khách hàng chưa kịp thời hồi phục sau giai đoạn dịch COVID-19 đã phát sinh nợ xấu/ nợ quá hạn, nên các tổ chức tín dụng phải thận trọng trong quyết định cho vay do không thể hạ chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng; đối với Chính phủ, các bộ ngành, địa phương; đối với khách hàng vay vốn; đối với các hiệp hội doanh nghiệp/VCCI để nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

T.H

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay