Thứ bảy, 14/09/2024
   

Chống gian lận trên không gian mạng: Xây dựng chiến lược hiệu quả cho ngân hàng trong kỷ nguyên số

Sáng 13/06/2023, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Công ty BPC Banking Technologies - SmartVista tổ chức hội thảo “Bộ mặt thay đổi của Gian lận - Xây dựng chiến lược hiệu quả cho ngân hàng trong kỷ nguyên số”.

Sáng 13/06/2023, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã phối hợp với Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Công ty BPC Banking Technologies - SmartVista tổ chức hội thảo “Bộ mặt thay đổi của Gian lận - Xây dựng chiến lược hiệu quả cho ngân hàng trong kỷ nguyên số”. Hội thảo nhằm cập nhật, chia sẻ cách thức triển khai công nghệ để xây dựng chiến lược hiệu quả về phòng, chống rủi ro thanh toán trong kỷ nguyên số 4.0.

>Thúc đẩy “tài chính xanh” trong ngành dịch vụ tài chính Việt Nam

>Khai giảng khóa học về “An ninh mạng và bảo mật dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây”

Ong Son 1306

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn - Giám đốc Trung tâm đào tạo (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) cho rằng, hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là bước vào giai đoạn bùng nổ. Hệ sinh thái số, thanh toán số đã được thiết lập với việc kết nối dịch vụ ngân hàng số với nhiều dịch vụ số khác trong nền kinh tế mang lại các trải nghiệm liền mạch và lợi ích to lớn cho người sử dụng dịch vụ trên không gian số.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545 phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Tiếp đó, là Quyết định số 1813 ngày 28/10/2021 phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Trên cơ sở Quyết định 1813, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định 2006 về Kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Quyết định 810 về Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; Quyết định 316 về Triển khai thí điểm dùng tài khoản Mobile Money, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; Quyết định 171 ban hành Kế hoạch hành động ngành ngân hàng thực hiện Quyết định 06 về ứng dụng dữ liệu dân cư và định danh, xác thực điện tử phục vụ mở tài khoản, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử và xác thực các giao dịch thanh toán điện tử.

Hiện Ngân hàng Nhà nước cũng đã trình Chính phủ để ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech Regulatory Sandbox), trong đó sẽ quy định về việc cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ, Cho vay ngang hàng, Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API),…

Theo ông Sơn, thời gian qua, các ngân hàng đã triển khai các dịch vụ ngân hàng số nói chung, trong đó có dịch vụ thanh toán điện tử đang có sự phát triển mạnh mẽ, mở rộng cả về quy mô và chất lượng.

Dẫn số liệu báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, ông Sơn cho biết, đến hết tháng 3/2023, đang có khoảng 85 tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ Internet Banking, 52 tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ Mobile Banking, 50 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Giao dịch qua Internet tăng trưởng 98% về số lượng và tăng 50% về giá trị; giao dịch qua kênh Mobile tăng khoảng 139% về số lượng và 106% về giá trị; thanh toán qua kênh QR tăng 225% về số lượng và tăng 243% về giá trị. Đồng thời, nhiều nghiệp vụ ngân hàng như mở tài khoản thanh toán, thanh toán chuyển tiền, gửi tiền/gửi tiết kiệm đã được số hóa toàn diện 100%, cho phép khách hàng thực hiện hoàn toàn trên kênh số. Bên cạnh đó, lĩnh vực Fintech của Việt Nam trong những năm qua cũng đã có những bước tiến đáng chú ý nhờ áp dụng mạnh mẽ các giao thức kỹ thuật số trong kinh doanh, sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử và quyết tâm thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số từ phía Chính phủ.

Toan canh 1306 3

Quang cảnh hội thảo

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển bùng nổ của thanh toán điện tử, rủi ro gian lận trong thanh toán điện tử cũng tăng mạnh với những thủ đoạn ngày càng tinh vi.

Theo số liệu của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), trong 6 tháng đầu năm 2022, Bộ Công an phát hiện và xử lý 840 chuyên án/vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng, tăng 42% so 6 tháng cuối năm 2021; hay thông tin từ Công ty an ninh mạng Viettel cũng cho biết, trong 2021, các vụ tấn công phishing vào Việt Nam tăng gấp 3 lần so 2020 với khoảng 6.000 website giả mạo, lừa đảo.

Về các hình thức gian lận, trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thường gặp phải những gian lận phổ biến như: đánh cắp thông tin bảo mật để chiếm quyền sử dụng thẻ/tài khoản ngân hàng điện tử; lừa đảo khách hàng tự thực hiện giao dịch gian lận (kẻ gian lừa khách hàng tự thực hiện giao dịch như chuyển tiền cho kẻ gian (khách hàng tự thực hiện, thông tin giao dịch không bị lộ); trộm cắp danh tính (kẻ gian sử dụng trái phép/bất hợp pháp thông tin cá nhân của khách hàng để đăng ký mở tài khoản, đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng để chiếm quyền sử dụng, đăng ký vay trực tuyến, hoặc sử dụng vào các mục đích gian lận) bất chấp việc ngân hàng đã áp dụng các giải pháp công nghệ bảo mật mới nhất và thường xuyên cảnh báo tới khách hàng cần bảo mật thông tin trong quá trình giao dịch.

Ngoài ra, các hoạt động của công ty cung ứng giải pháp Fintech, cho vay ngang hàng (P2P lending), mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs)... đều chưa có qui định pháp lý cụ thể để điều chỉnh và đối mặt với nhiều rủi ro, như: rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, rủi ro hoạt động đòi nợ phi pháp…. Hàng loạt các App cho vay tiền trực tuyến xuất hiện công khai với những lời mời chào rất hấp dẫn, kèm theo thủ tục vay tiền rất đơn giản nhằm lôi kéo người vay tham gia và chịu lãi suất lên đến hàng trăm, hàng nghìn%/năm.

Cũng theo ông Sơn, trước tình hình đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động thanh toán điện tử, Ngân hàng Nhà nước đã Ban hành Chỉ thị 02/CTNHNN về đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng; thành lập mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin ngành ngân hàng và tổ chức các hoạt động ứng cứu sự cố; ứng dụng công nghệ mới (AI, BigData…); thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin tại các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, một số ngân hàng đã phối hợp với các đơn vị Bộ Công an triển khai thí điểm: Xác thực thông tin khách hàng thông qua thiết bị đầu đọc thẻ CCCD gắn chip, tại máy ATM, tại quầy giao dịch. Xác thực thông tin khách hàng từ xa thông qua phần mềm của Bộ Công an tích hợp vào ứng dụng ngân hàng: Xác thực từ xa thông qua đọc thẻ CCCD gắn chip trên điện thoại khách hàng…

Ong Dung 1306

Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình bày tại hội thảo.

Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổn thất ngành thương mại điện tử do gian lận thanh toán trực tuyến vượt trên 48 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu vào năm 2023, tăng 16% so với năm 2022 (Juniper Research 2022). Tuy cách thức thực hiện gian lận có thể khác nhau, nhưng đều chung mục đích chiếm đoạt tiền, tài sản hoặc thông tin cá nhân nhạy cảm. Từ đó, gây tác động tiêu cực đến người tiêu dùng, doanh nghiệp bán hàng lẫn các tổ chức tài chính.

Tại Việt Nam kẻ gian thường sử dụng 4 phương thức gian lận phổ biến như: (1) Đánh cắp thông tin và tấn công mạng (Phishing and Cyber Attacks); (2) Sử dụng phần mềm, ứng dụng độc hại (Malware, Randsomware); (3) Tấn công phi kỹ thuật (Social Engineering); (4) Rủi ro gian lận nội bộ (Insider Threats).

Theo thống kê năm 2021, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ lừa đảo qua mạng cao, với hơn 87.000 vụ lừa đảo được ghi nhận (tỷ lệ 0,89 vụ/1.000 dân). Riêng 8 tháng đầu năm 2022, Bộ Công An và các lực lượng chức năng đã phát hiện gần 2.000 vụ việc có liên quan đến thủ đoạn lừa đảo tài khoản ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ các vụ lừa đảo liên quan đến ngân hàng, hệ thống thanh toán và cửa hàng điện tử ở Việt Nam thấp hơn so với các nước khác ở Đông Nam Á, cụ thể như: ở Việt Nam là 26,36%; Indonesia 40,87%; Philippines 64,03%; Singapore 51,6%, Thái Lan 56,35% ...

Theo ông Dũng, từ năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Trong đó, giao một số nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan như: Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định đối với việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, tiên tiến, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; Tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, không đúng quy định pháp luật về hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phòng ngừa đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật…

Thao luan 1306

Các diễn giả tham gia thảo luận 

Tại hội thảo, các diễn giả đã trình bày tham luận về xu hướng thanh toán trong khu vực và tại thị trường Việt Nam cũng như tổng quan về bối cảnh gian lận thanh toán tại Việt Nam. Đại diện các ngân hàng đã tham gia thảo luận, trao đổi cùng các diễn giả về các đánh giá, chia sẻ thêm thông tin để làm rõ hơn trong việc xây dựng chiến lược tốt chống lại gian lận số trên không gian mạng. Đồng thời giúp các ngân hàng bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế, công cụ phần mềm,… liên quan đến an toàn, bảo mật trên cơ sở chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước.

Anh lưu niem 1306

Ban tổ chức cùng các diễn giả chụp ảnh lưu niệm.

Đ.T - VNBA News

  • Ngân hàng - chỗ dựa của người dân, doanh nghiệp sau bão lũ

    Ngân hàng - chỗ dựa của người dân, doanh nghiệp sau bão lũ

    Vừa qua, đoàn công tác của NHNN do Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú dẫn đầu đã trực tiếp xuống làm việc tại Quảng Ninh. Buổi làm việc nhằm nắm bắt tình hình thiệt hại của ngân hàng, khách hàng do cơn bão Yagi (bão số 3) gây ra tại hai tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng.

  • LPBank ra mắt phiên bản ứng dụng ngân hàng số mới

    LPBank ra mắt phiên bản ứng dụng ngân hàng số mới

    Ngày 11/09/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) chính thức ra mắt phiên bản ứng dụng ngân hàng số mới, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số, khẳng định sứ mệnh mang đến cho khách hàng trải nghiệm hệ sinh thái tài chính số hiện đại, tinh gọn và cá nhân hóa vượt trội.

  • Hệ sinh thái Agribank và trường Đại học Khoa học - Đại học Huế ký thỏa thuận hợp tác

    Hệ sinh thái Agribank và trường Đại học Khoa học - Đại học Huế ký thỏa thuận hợp tác

    Chiều ngày 10/9/2024, tại Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung (VPMT), Agribank Chi nhánh Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC) Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Công ty Cổ phần Chứng khoán Agriseco miền Trung và Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế tiến hành Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai các chương trình đào tạo và sử dụng dịch vụ.

  • MSB giảm lãi suất cho vay chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ

    MSB giảm lãi suất cho vay chung tay hỗ trợ khách hàng mùa lũ

    Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa có thông báo giảm 1% lãi suất vay đối với doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng bão lũ, nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão.

  • Ngân hàng chủ động đối thoại với doanh nghiệp

    Ngân hàng chủ động đối thoại với doanh nghiệp

    Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về đẩy mạnh chương trình đối thoại, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, thời gian qua các tỉnh, thành phố trên cả nước đã chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội nghị đối thoại doanh nghiệp.

  • ABBank và Maybank tăng cường hợp tác chiến lược

    ABBank và Maybank tăng cường hợp tác chiến lược

    Vừa qua, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBank.

  • Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giữ chức Chủ tịch ACC nhiệm kỳ 2024 – 2026

    Thống đốc Nguyễn Thị Hồng giữ chức Chủ tịch ACC nhiệm kỳ 2024 – 2026

    Từ ngày 08-09/9/2024, tại thành phố Basel, Thụy Sỹ, Đoàn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Thống đốc định kỳ tháng 9 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).

  • Eximbank thăm và tặng quà 3 trung tâm tiếp nhận trẻ em từ Mái ấm Hoa Hồng

    Eximbank thăm và tặng quà 3 trung tâm tiếp nhận trẻ em từ Mái ấm Hoa Hồng

    Ngày 8/9/2024, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã phối hợp cùng báo Thanh Niên tổ chức chuyến thăm và tặng quà tại 3 Trung tâm Bảo trợ xã hội công lập tại TP. Hồ Chí Minh.

  • LOTTE Finance hoàn tiền cho khách đăng ký vay tiêu dùng

    LOTTE Finance hoàn tiền cho khách đăng ký vay tiêu dùng

    Từ 9/9 - 31/10/2024, Công ty Tài chính TNHH MTV LOTTE Việt Nam (LOTTE Finance) chính thức triển khai chương trình khuyến mại “Vay thần tốc k Hoàn tiền cực sốc” dành cho khách hàng đăng ký vay tiêu dùng với cơ hội được hoàn tới hơn 5 triệu đồng.

  • Bac A Bank chung tay nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp SME

    Bac A Bank chung tay nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp SME

    Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) vừa chính thức ra mắt sản phẩm “Cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - doanh nghiệp SME”, với nhiều ưu đãi về lãi suất, tỷ lệ cấp tín dụng và quy trình được giản lược tối ưu.

Tính lãi tiền gửi
VNĐ
%/year
month
Tính lãi tiền gửi

Tính toán khoản vay
VNĐ
%/year
month
Tính toán khoản vay